Người phụ nữ gắn đời mình với các nghiên cứu về Miễn dịch- Di truyền huyết học
PGS.TS Bạch Khánh Hòa (SN 1955 tại Hà Nội)- nguyên Trưởng khoa Xét nghiệm sàng lọc, Viện Huyết học- truyền máu Trung ương được biết đến là một nhà nữ khoa học xuất sắc; đặc biệt là trong lĩnh vực Miễn dịch- di truyền huyết học. Ít ai biết rằng, trước khi đến và say mê với ngành y, thiếu chút nữa, người phụ nữ đó đã bén duyên với ngành… chế tạo máy.
Sinh ra trong gia đình có truyền thống về y khoa, chuyên ngành huyết học – truyền máu nhưng với cá tính mạnh mẽ của mình, sau khi tốt nghiệp THPT, nữ sinh Bạch Khánh Hòa đã thi vào ĐH Bách khoa, chuyên ngành chế tạo máy. Và rồi, như một cơ duyên với người cha- GS Bạch Quốc Tuyên, Viện trưởng đầu tiên của Viện Huyết học- truyền máu Trung ương- chuyên gia hàng đầu trong lĩnh vực huyết học, chị đã bất ngờ rẽ hướng theo học trường ĐH Y Hà Nội.
Tốt nghiệp năm 1978, chị được phân công về khoa Huyết học- truyền máu Trung ương và hàng ngày nghe sự chỉ dạy trực tiếp từ cha. Với sự thông minh vốn có, tinh thần cầu thị, ham học hỏi cộng yếu tố “con nhà nòi”, từng tiếp xúc với phòng thí nghiệp từ nhỏ nên ngay từ những ngày đầu nhận công tác, chị đã có những bước đi vững chắc.
PGS.TS Bạch Khánh Hòa tại phòng thí nghiệm. Ảnh: T.S
Bên cạnh việc thực hiện một số xét nghiệm phục vụ cho chẩn đoán, với tư cách là một bác sĩ trẻ luôn suy nghĩ, day dứt về nỗi đau chiến tranh, chị cùng đồng nghiệp đã tiến hành nghiên cứu trong lĩnh vực chuyên khoa sâu Miễn dịch- di truyền huyết học, đó là: Rối loạn di truyền tế bào ở cựu chiến binh chiến trường B và con cái họ; nghiên cứu về dị tật và những hậu quả do chiến tranh hóa học để lại sau chiến tranh chống Mỹ ở những cựu chiến binh có thời gian chiến đấu ở chiến trường B.
Tiếp đó chị còn nghiên cứu bộ thẩm định lượng anpha phetoprotein để phát hiện rất sớm hiện tượng bất thường ở thai nhi. Liên quan đến vấn đề này, năm 2001, chị tiếp tục tham gia đề tài cấp Nhà nước về “Nghiên cứu các biến đổi di truyền, miễn dịch, sinh hóa, huyết học và tồn lưu Dioxin trên các đối tượng bị phơi nhiễm có nguy cơ cao”. Kết quả nghiên cứu đã góp phần chứng minh hậu quả của chất Dioxin của Mỹ gây ra cho người Việt Nam.
PGS.TS Bạch Khánh Hòa thừa nhận rằng, nghiên cứu khoa học có sức lôi cuốn đặc biệt đối với chị. Nghiên cứu và ứng dụng đã trở thành một vòng tròn khép kín trong chu trình của một người làm khoa học. Chẳng thế mà, năm 1990, chị bảo vệ thành công luận án Phó Tiến sỹ với đề tài “Góp phần tìm hiểu hệ kháng nguyên bạch cầu ở Việt Nam, kỹ thuật phát hiện và ứng dụng”; thì năm 1991, chị tham gia lựa chọn người cho và nhận thận để tiến hành thành công ca ghép thận đầu tiên ở Việt Nam.
Từ đó đến sau này, chị thường xuyên tham gia hỗ trợ một số BV như BV Việt Đức, BV Bạch Mai, BV Nhi Trung ương, BV 19-8 để triển khai công tác ghép thận, gan và đặc biệt là ghép tủy đồng loại ở những ca đầu tiên và phương pháp điều trị này đã mang lại kết quả rất tốt cho bệnh nhân.
Thêm nữa, chị còn tiến hành nghiên cưu về kháng nguyên khác như kháng nguyên hồng cầu, tiểu cầu, bạch cầu đoạn trung tính nhằm hỗ trợ cho công tác điều trị ngày càng hiệu quả cao hơn. Chị nghiên cứu và ứng dụng những kỹ thuật mới trong sàng lọc các bệnh lây qua đường truyền máu (HIV, HCV, HBV, giang mai, sốt rét) nhằm mục đích có máu sạch để phục vụ cho điều trị. Tham gia các hoạt động của công tác truyền máu, chị cùng anh chị em trong viện hoàn thành tốt các nhiệm vụ thu gom và đảm bảo chất lượng máu sạch để cung cấp cho viện và các BV khu vực.
Công tác phòng chống HIV là một trong những lĩnh vực rất quan trọng trong công tác truyền máu. Vì ý nghĩa đó, chị đã liên tục tham gia hoạt động phòng chống HIV/AIDS từ năm 1987. Nhiệm vụ chính của chị là đào tạo, hướng dẫn cho các tỉnh về nhân sự, phương tiện, khả năng thực hiện kỹ thuật, tham gia nghiên cứu và viết tài liệu kỹ thuật về HIV.
Bận rộn với công tác nghiên cứu khoa học là vậy, PGS.TS Bạch Khánh Hòa còn dành nhiều tâm sức cho công tác đào tạo và các hoạt động xã hội thiện nguyện. Cùng với việc hỗ trợ chuyên môn cho các đồng nghiệp, chị luôn quan tâm đặc biệt và tích cực cổ vũ các bạn trẻ mạnh dạn nghiên cứu bởi theo chị, người trẻ luôn có thế mạnh riêng, nhất là trong việc bắt nhịp với công nghệ, đem kỹ thuật mới áp dụng vào nghiên cứu, học hỏi tiến bộ kỹ thuật mới phụ vụ công tác chẩn đoán, điều trị cho bệnh nhân.
Video đang HOT
Với những nỗ lực không ngừng trong 34 năm công tác, nghiên cứu khoa học, ứng dụng thực tiễn và đào tạo cán bộ khoa học, PGS.TS Bạch Khánh Hòa đã nhận được nhiều danh hiệu cao quý như: Thầy thuốc ưu tú, Bằng khen Thủ tướng Chính phủ, Bằng Lao động sáng tạo của Tổng LĐLĐ Việt Nam, Bằng khen của Bộ trưởng Bộ Y tế trong nhiều năm liền; Bằng khen của Trung ương Hội Chữ thập đỏ Việt Nam… Và đặc biệt nhất, năm 2012, chị vinh dự được nhận giải thưởng Kovalevskaia- phần thưởng danh giá dành cho những nhà khoa học nữ do Trung ương Hội PNVN trao tặng.
“Làm nghiên cứu bằng niềm đam mê, sự vô tư và cái tâm trong sáng, không vì mục đích cá nhân thì dù khó khăn đến mấy cũng có đủ sức mạnh và nội lực để vượt qua…”, PGS. TS Bạch Khánh Hòa bộc bạch.
Linh Anh
Theo PL&XH
Nỗ lực "khuất phục" Covid-19
Hôm nay (21-2), bệnh nhân nhiễm Covid-19 là Việt kiều Mỹ tại TP HCM sẽ được xuất viện. Việt Nam chỉ còn 1 ca nhiễm Covid-19 đang điều trị tại tỉnh Vĩnh Phúc
15/16 bệnh nhân đã được chữa khỏi dịch Covid-19, trong đó có những trường hợp mang sẵn bệnh mạn tính và bệnh nhi chỉ mới 3 tháng tuổi. Kết quả này một lần nữa khẳng định nỗ lực của ngành y tế Việt Nam trong "cuộc chiến" chống dịch Covid-19.
Vì sao mẹ bệnh nhi không bị nhiễm?
Sáng 20-2, bệnh nhi đầu tiên mắc Covid-19 tại Việt Nam được điều trị ở Bệnh viện (BV) Nhi trung ương đã xuất viện. Đó là bé N.G.L (trú tại xã Quất Lưu, huyện Bình Xuyên, tỉnh Vĩnh Phúc), lây Covid-19 từ bà ngoại. Trước đó, bà ngoại cháu L. bị lây bệnh từ người hàng xóm - nữ công nhân 23 tuổi trở về từ Vũ Hán (Trung Quốc).
GS-TS Lê Thanh Hải, Giám đốc BV Nhi trung ương, cho biết bé L. vào viện trong trạng thái ho, sốt nhẹ, chảy nước mũi, khò khè nhưng không bỏ bú, không khó thở. Xét nghiệm cho thấy phổi của bệnh nhi bị tổn thương nhẹ còn các chức năng khác hầu như bình thường.
"Tuy nhiên, nhận định đây là ca bệnh nhi đầu tiên, đối tượng lại nhỏ, sức đề kháng yếu nên chúng tôi đã rất thận trọng trong việc chăm sóc và theo dõi sức khỏe của cháu. Trong quá trình cách ly, không chỉ bảo đảm bệnh nhi không lây bệnh sang người khác mà phải hạn chế thấp nhất nguy cơ bệnh nhi nhiễm chéo các bệnh khác từ bên ngoài. Đây là điều kiện để sức đề kháng không bị giảm sút" - GS-TS Hải nói.
Giải thích về hiện tượng cháu bé nhiễm bệnh từ bà ngoại nhưng mẹ bé lại không mắc bệnh trong suốt thời gian chăm sóc con, bác sĩ Nguyễn Văn Lâm, Giám đốc Trung tâm Y học lâm sàng các bệnh nhiệt đới trẻ em (BV Nhi trung ương), cho biết virus corona Covid-19 lây qua đường hô hấp, nếu chẳng may dính vào giọt bắn đường hô hấp của bé mà không đưa lên miệng, mũi thì nguy cơ lây bệnh cũng rất thấp. Khi tiếp nhận bệnh nhi, bệnh viện cũng đã cách ly ngay mẹ của bé, chỉ cho tiếp xúc khi có phương tiện bảo hộ chặt chẽ. Vì thế, sau 2 lần xét nghiệm, mẹ bệnh nhi vẫn âm tính với virus corona.
Lý giải thêm, GS-TS Lê Thanh Hải cho biết việc lây nhiễm bệnh liên quan nhiều đến đề kháng miễn dịch của cơ thể. Một cơ thể khỏe mạnh, miễn dịch cao thì nguy cơ mắc bệnh sẽ giảm đi. Với trường hợp 2 mẹ con bệnh nhi nói trên, sau khi 2 mẹ con xuất viện sẽ tiếp tục được cách ly, theo dõi tại Trung tâm Y tế huyện Bình Xuyên (tỉnh Vĩnh Phúc) trong vòng 14 ngày.
Cũng trong chiều 20-2, 2 mẹ con nhiễm Covid-19 được điều trị tại Phòng khám Đa khoa khu vực Quang Hà (huyện Bình Xuyên, tỉnh Vĩnh Phúc) đã xuất viện. Trong số 4 thành viên gia đình này nhiễm Covid-19, hiện 3 người đã khỏi bệnh, chỉ còn người bố (ca bệnh thứ 16) đang được theo dõi, điều trị tại Vĩnh Phúc.
Bệnh nhi 3 tháng tuổi nhiễm Covid-19 được các bác sĩ thăm khám trước thời điểm xuất viện. Ảnh: HẢI ANH
Liên tục cập nhật phác đồ điều trị
PGS-TS Lương Ngọc Khuê - Cục trưởng Cục Quản lý khám chữa bệnh, Bộ Y tế - cho biết ngày 21-2, bệnh nhân là Việt kiều Mỹ điều trị tại BV Bệnh nhiệt đới TP HCM sẽ được xuất viện. Trong 16 bệnh nhân mắc Covid-19 đã có 15 ca khỏi bệnh. Từ ngày 13-2 đến nay, Việt Nam chưa phát hiện thêm ca mắc Covid-19 mới. Đây là một thành tựu, công sức rất lớn của tập thể, cán bộ nhân viên y tế trong công tác dự phòng và điều trị.
Theo ông Khuê, ngay từ khi Trung Quốc có ca bệnh, Việt Nam đã họp bàn và đưa ra phương án điều trị cho bệnh nhân mắc Covid-19 và đưa ra phác đồ điều trị rất sớm. "Với căn bệnh do Covid-19, chúng tôi thấy có những đặc thù với căn bệnh SARS trước kia và bệnh dịch mới nổi hiện nay nên Việt Nam có hướng dẫn điều trị cập nhật ngay từ những ngày trước Tết để tập huấn cho cán bộ y tế. Sau khi điều trị thành công các ca bệnh, tiểu ban điều trị và tiểu ban chuyên môn của các BV đều họp, bổ sung phác đồ. Trong tuần tới, chúng tôi sẽ họp, chia sẻ kinh nghiệm sau quá trình điều trị bệnh nhi 3 tháng tuổi, nếu có điểm nào mới sẽ tiếp tục cập nhật phác đồ điều trị" - ông Khuê thông tin.
Là người trực tiếp điều trị cho 5 bệnh nhân mắc Covid-19, bác sĩ Nguyễn Trung Cấp, Trưởng Khoa Cấp cứu BV Nhiệt đới trung ương, cho biết phác đồ điều trị của Việt Nam được xây dựng dựa trên việc lựa chọn, áp dụng kinh nghiệm điều trị cho bệnh nhân từ nhiều quốc gia, trong đó có cả Trung Quốc. Kết quả điều trị cho bệnh nhân giai đoạn vừa qua cho thấy có hiệu quả tốt. Cho đến nay, trên thế giới chưa có thuốc điều trị đặc hiệu căn bệnh do virus corona mới gây ra nên phác đồ hiện nay là điều trị triệu chứng (ho, sốt, mệt mỏi, hắt hơi, viêm phổi, suy tạng...). Các thuốc điều trị này đều là thuốc điều trị cơ bản, sẵn có, không hiếm.
"Sở dĩ các ca bệnh Covid-19 tại Việt Nam điều trị thành công, sớm xuất viện là do chúng ta có ít ca bệnh, không bị "vỡ trận" như Vũ Hán, bệnh nhân được chăm sóc tốt, giám sát chặt chẽ về mặt sức khỏe, nếu bệnh nhân nào có biến chứng khó thở đều được điều trị tích cực ngay để sớm khỏi triệu chứng. Do đó, việc giám sát, phát hiện sớm ca bệnh, hạn chế số ca mắc ít nhất là rất quan trọng. Chỉ có khoanh vùng, dập dịch sớm thì mới hạn chế được ca bệnh, điều trị thành công" - bác sĩ Cấp lý giải.
Không thể chủ quan
Với bối cảnh chung của thế giới, trong đó dịch Covid-19 ở Trung Quốc vẫn rất căng thẳng, PGS-TS Lương Ngọc Khuê cho rằng Việt Nam không thể chủ quan. "Virus corona vẫn là một virus mới, chưa thể biết hết cơ chế tiếp tục lây lan như thế nào. Hiện ngành y tế vẫn luôn trong tình trạng sẵn sàng ứng phó dịch bệnh như chỉ đạo của Ban Chỉ đạo quốc gia là "đáp ứng trên mức cảnh báo của Tổ chức Y tế thế giới (WHO)" - ông Khuê nhấn mạnh.
Trong công tác điều trị, Việt Nam đang thực hiện chiến lược "4 tại chỗ" và thành lập các đội phản ứng nhanh giúp cho tuyến dưới. Bệnh nhân mắc bệnh ở địa phương nào thì giữ lại ở địa phương đó điều trị để tránh lây nhiễm chéo trên đường vận chuyển.
Theo ông Khuê, trong "cuộc chiến" chống dịch Covid-19, Trung Quốc có hơn 3.000 nhân viên y tế đã nhiễm bệnh. Việt Nam luôn nỗ lực điều trị khỏi cho người bệnh nhưng vẫn phải giữ gìn sức khỏe của thầy thuốc.
Sở Y tế TP HCM khuyến cáo các cơ sở lao động hạn chế sử dụng máy lạnh hoặc quạt hơi nước làm mát tại nơi làm việc.
TP HCM lên phương án xử lý chuyến bay có khách từng đi trên tàu Westerdam
Chiều 20-2, Trung tâm Kiểm soát bệnh tật TP cho biết đã chuẩn bị các phương án xử lý những chuyến bay có hành khách từng đi trên tàu Westerdam để hạn chế tối đa nguy cơ lây nhiễm dịch bệnh Covid-19.
Sau khi cập cảng Sihanoukville của Campuchia ngày 13-2, hành khách trên tàu Westerdam sẽ di chuyển để về nhà. Trên đường về nhà sẽ có những hành khách quá cảnh tại TP HCM. Hiện tại, đường bay Phnom Penh - Tân Sơn Nhất có các hãng bay đang khai thác là Vietnam Airlines, Qatar và K6. Những chuyến bay có khách từng đi trên tàu Westerdam sẽ được sắp xếp chỗ ngồi phù hợp để tiện cho việc theo dõi sức khỏe và hạn chế lây nhiễm. TP cũng chuẩn bị phương án cách ly nếu phát hiện hành khách có triệu chứng nghi ngờ.
Nguyễn Thạnh
Sẵn sàng bảo hộ công dân
Ngày 20-2, tại cuộc họp báo thường kỳ của Bộ Ngoại giao, Phó phát ngôn Bộ Ngoại giao Việt Nam Đoàn Khắc Việt đánh giá cao những nỗ lực của Chính phủ và nhân dân Trung Quốc trong việc ngăn chặn, phòng chống dịch bệnh Covid-19 thời gian qua. "Việt Nam sẵn sàng và sẽ tiếp tục phối hợp chặt chẽ với Trung Quốc và các nước trong ngăn chặn sự lây lan của dịch bệnh, chia sẻ kinh nghiệm điều trị" - ông Việt nói.
Về các biện pháp bảo hộ công dân Việt Nam trong bối cảnh dịch Covid-19 đang diễn biến phức tạp tại nhiều quốc gia, ông Đoàn Khắc Việt cho biết các cơ quan đại diện Việt Nam ở nước ngoài thường xuyên theo dõi, cập nhật diễn biến dịch tại địa bàn; công bố đường dây nóng, giữ liên lạc với công dân Việt Nam, sẵn sàng tiến hành các biện pháp hỗ trợ và bảo hộ công dân trong trường hợp cần thiết.
Theo báo cáo của các cơ quan đại diện, hiện chỉ có 1 người Việt bị nhiễm Covid-19 (đang điều trị tại tỉnh Giang Tây - Trung Quốc), tình hình sức khỏe diễn biến tốt.
D.Ngọc
Ngọc Dung
Theo Người lao động
Bên trong "công xưởng" xử lý máu lớn nhất miền Bắc Những ngày này, gần 100 Dược sỹ của Trung tâm Máu Quốc gia, Viện Huyết học truyền máu Trung ương phải tập trung cao độ hơn 12 tiếng mỗi ngày để kịp thời xử lý hàng nghìn đơn vị máu tiếp nhận sau cuộc "khủng hoảng máu" đầu năm. Sau lời kêu gọi của Viện Huyết học Truyền máu Trung ương về việc...