Người phụ nữ được chẩn đoán ung thư phổi do không mang vật dụng này theo khi ra đường, bác sĩ nhắc nhở việc mà ai cũng nên làm
Tôi vốn không muốn đến bệnh viện kiểm tra, nhưng con trai cứ khăng khăng muốn tôi khám sức khỏe. Không ngờ kết quả chẩn đoán là bệnh ung thư phổi.
Cô Trần (55 tuổi) sống tại Đài Loan, có thói quen sinh hoạt lành mạnh. Cô Trần không hút thuốc, không uống rượu, mỗi tối đều ngủ trước 12 giờ. Cô Trần kinh doanh tiệm thức ăn, cô nhận đơn đặt hàng qua điện thoại và giao hàng đến thực khách. 10 năm gần đây, mỗi lần giao hàng cô Trần đều có thói quen không mang khẩu trang khi ra đường.
Năm nay, vào ngày sinh nhật con trai sắp xếp cho cô Trần đến bệnh viện khám sức khỏe. Không ngờ, kết quả kiểm tra cho thấy cô Trần mắc bệnh ung thư phổi. Cô Trần bật khóc cho biết: “Món quà sinh nhật con trai tặng tôi, khiến tôi vừa hoảng sợ vừa cảm động. Tôi vốn không muốn đến bệnh viện kiểm tra, nhưng con trai cứ khăng khăng muốn tôi khám sức khỏe. Không ngờ kết quả chẩn đoán là bệnh ung thư phổi”.
BS Thái Thông Thông, bệnh viện Taipei Beitou Health Management Hospital cho biết, có nhiều nguyên nhân gây ra bệnh ung thư phổi, ví dụ hút thuốc, tiền sử gia đình, khói dầu nhà bếp, không khí ô nhiễm.
Video đang HOT
Những năm gần đây, nhiều trường hợp không hút thuốc, không có tiền sử mắc bệnh gia đình vẫn được chẩn đoán mắc bệnh ung thư phổi. BS Thông cảnh báo, mọi người cần lưu ý tình trạng không khí ô nhiễm khi nồng độ bụi mịn pm2.5, đặc biệt là lưu lượng giao thông ngày càng tăng.
Khi tiến hành chụp CT scan liều thấp (LDCT), cô Trần được phát hiện 0,8cm bụi mịn thủy tinh trong phổi. Sau nửa năm, cô Trần tái khám phát hiện bụi mịn thủy tinh đã tăng lên 1,2cm trong phổi, được chẩn đoán mắc bệnh ung thư phổi giai đoạn đầu. Do tế bào ung thư vẫn chưa di căn, cô Trần được phát hiện và điều trị sớm nên tránh được quá trình hóa trị vất vả.
Bệnh ung thư phổi giai đoạn đầu, khả năng sống sót sau điều trị là 70 – 90%. BS Thông nhấn mạnh, bệnh ung thư phổi gia tăng ở nhóm phụ nữ trên 40 tuổi, trong đó nhiều trường hợp không hút thuốc, không uống rượu, được phát hiện bệnh khi tiến hành kiểm tra sức khỏe.
Bệnh ung thư phổi giai đoạn đầu không có biểu hiện rõ ràng, nhiều người trước khi khám nghĩ rằng cơ thể vẫn khỏe mạnh do tuân theo lối sống lành mạnh, không có tiền sử gia đình nhưng bỏ qua vấn đề ô nhiễm môi trường nên vẫn có khả năng dẫn đến bệnh ung thư phổi.
BS Thông nhắc nhở, những người tiếp xúc với không khí ô nhiễm trong khoảng thời gian dài đều có khả năng mắc bệnh ung thư phổi. Trường hợp hút thuốc hoặc gia đình có tiền sử mắc bệnh là nhóm đối tượng có nguy cơ mắc bệnh cao nhất. Mọi người nên đến bệnh viện tầm soát ung thư phổi định kỳ để kịp thời phát hiện và điều trị bệnh.
Theo Ettoday/Helino
4 điều không nên làm trước khi khám sức khỏe
Nhiều thói quen thường ngày bạn có thể làm nhưng không nên làm trước khi đi khám sức khỏe vì nó có thể ảnh hưởng đến kết quả khám, theo Reader.
Uống cà phê trước khi đo huyết áp ảnh hưởng huyết áp thực - Ảnh: Shutterstock
Uống cà phê trước khi kiểm tra huyết áp
Uống cà phê trước khi đo huyết áp có thể ảnh hưởng đến kết quả. James Dewar, phó chủ tịch y học gia đình tại Trung tâm y tế Đại học Pittsburgh (UPMC, Mỹ) cho biết sử dụng cà phê hoặc các chất caffeine khác như nước tăng lực hoặc cola trước một giờ đo huyết áp thì không ảnh hưởng đến huyết áp thực của bạn, theo Reader.
Ăn nhiều chất béo trước khi lấy máu
Nếu thường ăn bữa ăn nhiều chất béo, thì đừng ăn trước khi lấy máu xét nghiệm, Deepa Iyengar, phó giáo sư về y học gia đình và cộng đồng tại Trường McG Medical và là bác sĩ tại Trung tâm Y tế Memorial Hermann-Texas (Mỹ), nói. Bữa ăn lớn bất thường có thể làm sai lệch kết quả xét nghiệm.
Không uống nước trước khi xét nghiệm máu hoặc nước tiểu
Nếu xét nghiệm máu hoặc xét nghiệm nước tiểu lúc bị mất nước nhẹ có thể gây ra những bất thường trong xét nghiệm, có thể cho kết quả sai.
Uống thuốc giảm đau trước khi đi khám
Khi bạn bị bệnh, bác sĩ có thể muốn đánh giá các triệu chứng của bạn mà không có tác dụng của bất kỳ loại thuốc không kê đơn nào. Nếu bạn đang dùng thuốc để điều trị bệnh cấp tính, phải cho bác sĩ biết nếu chúng có thể gây ra tác dụng phụ, và ảnh hưởng quyết định các bước tiếp theo trong điều trị, theo Reader.
Theo Thanh niên
Bà bầu tiếp xúc nhiều với không khí ô nhiễm có thể bị sảy thai Theo nghiên cứu của các nhà khoa học ở Bắc Kinh, những ảnh hưởng tiêu cực không khí ô nhiễm có thể làm tăng nguy cơ sảy thai lên 50%. Theo ước tính gần đây của Tổ chức Y tế Thế giới, việc tiếp xúc với không khí ô nhiễm là một yếu tố rủi ro đối với vài căn bệnh nguy hiểm...