Người phụ nữ dựng kịch ôm 3 con nhảy cầu có thể bị phạt nhiều hành vi
Theo luật sư, người phụ nữ dựng kịch để lại xe ô tô và thư tuyệt mệnh ôm con nhảy cầu vì giận chồng có thể bị xử phạt hành chính với 2 hành vi.
Nêu quan điểm về vụ việc người phụ nữ dựng hiện trường giả tự tử cùng 3 con vì giận dỗi chồng, luật sư Nguyễn Anh Thơm, Trưởng văn phòng luật sư Nguyễn Anh thuộc Đoàn luật sư TP.Hà Nội, cho rằng người phụ nữ này có thể bị xử phạt hành chính về 2 hành vi.
Xe ô tô và 4 đôi dép để trên cầu Đông Trù. Ảnh MXH
Thứ nhất, hành vi để xe trên cầu, để lại thư tuyệt mệnh cũng như 4 đôi dép trên cầu Đông Trù (Hà Nội) nhằm tạo ra những thông tin giả. Hành vi này đã vi phạm điểm c khoản 3 điều 7 Nghị định 144/2021/NĐ-CP quy định xử phạt hành chính trong lĩnh vực an ninh, trật tự, an toàn xã hội, phòng chống tệ nạn xã hội, phòng cháy chữa cháy, cứu nạn cứu hộ, phòng chống bạo lực gia đình.
Người phụ nữ dựng chuyện ôm 3 con nhảy cầu có thể bị phạt nhiều hành vi
Theo đó, người phụ nữ có thể bị phạt tiền từ 2 – 3 triệu đồng đối với hành vi báo thông tin giả, không đúng sự thật đến các cơ quan, tổ chức có thẩm quyền.
Ngoài ra, người này còn có thể bị xử phạt từ 2 – 3 triệu đồng về hành vi dừng đỗ xe ô tô trên cầu, quy định tại điểm d khoản 4 điều 5 Nghị định 100/2019/NĐ-CP; bị phạt bổ sung tước quyền sử dụng giấy phép lái xe từ 1 – 3 tháng.
Lá thư người phụ nữ để lại. Ảnh MXH
Theo luật sư Thơm, xuất phát từ việc giận dỗi chồng, người vợ đã lên kế hoạch tạo màn kịch kể trên nhằm gây áp lực để giải quyết mâu thuẫn là không khéo léo. Nhẽ ra mâu thuẫn nội bộ thì vợ chồng cùng nhau giải quyết, hoặc nhờ chính quyền địa phương hòa giải. Người vợ tạo màn kịch như vậy đã gây ảnh hưởng đến an ninh trật tự, hoạt động tìm kiếm cứu nạn cứu hộ của các cơ quan chức năng và người dân.
Trước đó, sáng 1.3, mạng xã hội chia sẻ hình ảnh, thông tin về việc phát hiện xe ô tô mang biển số 88A – 178.XX đỗ trên cầu Đông Trù, bên cạnh là 4 đôi dép của một người lớn và 3 trẻ em.
Người dân còn tìm thấy lá thư với nội dung: “Anh à, em mệt mỏi lắm rồi. Anh nói anh áp lực trong cuộc sống, vậy 4 mẹ con em sẽ giải thoát cho anh hết áp lực. Nếu có duyên, kiếp sau chúng ta vẫn sẽ là gia đình. Tạm biệt anh! Mẹ xin lỗi các con đã khổ khi theo mẹ”. Cuối thư người viết ký tên Hằng.
Theo hình ảnh chia sẻ, bên trong xe có nhiều quần áo, đồ chơi trẻ em. Người đi đường nghi 4 mẹ con nhảy xuống sông tự tử, đã trình báo lực lượng chức năng.
Nhận thông tin, Đội CSGT đường thủy số 2 (Phòng CSGT Công an TP.Hà Nội) đã phối hợp với Phòng Cảnh sát phòng cháy chữa cháy và cứu hộ cứu nạn (PC07) Công an TP.Hà Nội huy động hàng chục cán bộ cùng phương tiện đến hiện trường tìm kiếm dưới thời tiết lạnh.
Lãnh đạo PC07 Công an TP.Hà Nội cho hay, trong lúc tìm kiếm, Công an TP.Hà Nội nhận thông báo từ Công an tỉnh Vĩnh Phúc về việc đã thấy 4 mẹ con kể trên tại địa bàn. Người phụ nữ đã tạo hiện trường giả ôm con nhảy cầu vì nhiều ngày nay không liên lạc được với chồng.
Qua sự việc, lãnh đạo PC07 Công an TP.Hà Nội khuyến cáo người dân cần suy nghĩ trước khi hành động, không vì một chuyện riêng tư nhỏ mà ảnh hưởng đến nhiều người.
Luật sư nói gì về vụ người mẫu buông hai tay khi lái xe mô tô?
Vụ việc người mẫu đi xe mô tô phân khối lớn điều khiển xe buông 2 tay đang được nhiều người quan tâm có thể bị xử lý như thế nào?
Mới đây, một clip lan truyền trên mạng xã hội ghi lại cảnh một phụ nữ điều khiển mô tô phân khối lớn buông hai tay, đứng thẳng trên xe, có đoạn để hai chân sang một bên và quỳ gối trên yên xe, chạy xe bằng một tay. Người trong clip được xác định là người mẫu nổi tiếng.
Công an đã gửi giấy mời người mẫu này để làm việc. Ảnh: PLO
Vấn đề pháp lý được đặt ra ở đây là người điều khiển xe này có thể bị xử phạt ra sao?
Trao đổi với PLO, Luật sư Võ Đan Mạch, Đoàn luật sư TP.HCM cho hay, theo thông tin vụ việc, đoạn đường nơi người mẫu này điều khiển xe mô tô nằm trong khu đô thị mới Thủ Thiêm - do chủ đầu tư là Công ty Đại Quang Minh quản lý, chưa bàn giao cho Nhà nước.
"Nói cách khác, đoạn đường này nằm trong khu vực nội bộ, không phải là tuyến đường giao thông công cộng, chưa kết nối với các tuyến đường giao thông. Do đó không có căn cứ để áp dụng, xử phạt theo quy định của Luật Giao thông đường bộ"- luật sư Mạch nói.
Cũng theo luật sư, hiện nay, Công an Thành phố Thủ Đức đang phối hợp cùng các cơ quan chức năng để điều tra, xác minh vụ việc. Trong trường hợp chứng minh được hành vi của người này làm ảnh hưởng đến trật tự, an toàn, an ninh xã hội thì tuỳ thuộc vào hành vi có thể xem xét, xử lý về việc gây rối trật tự công cộng.
"Về chế tài xử lý: Theo điểm a khoản 1 Điều 7 Nghị định 144/2021, người có hành vi gây mất trật tự công cộng ở khu dân cư thì sẽ bị phạt cảnh cáo hoặc phạt tiền từ 300.000 đồng đến 500.000 đồng"- luật sư Mạch cho hay.
Cũng theo luật sư, ngoài ra, nếu người này gây rối trật tự công cộng gây ảnh hưởng xấu đến an ninh, trật tự, an toàn xã hội hoặc đã bị xử phạt vi phạm hành chính về hành vi này hoặc đã bị kết án về tội này, chưa được xóa án tích mà còn vi phạm, thì bị xử lý về Tội gây rối trật tự công cộng tại Điều 318 Bộ luật Hình sự năm 2015 (sửa đổi, bổ sung năm 2017), với mức phạt tiền từ 5.000.000 đồng đến 50.000.000 đồng, phạt cải tạo không giam giữ đến 2 năm hoặc phạt tù từ 03 tháng đến cao nhất là 7 năm.
Đi khám bệnh về, người đàn ông nhảy sông cứu người tự tử lại phải nhập viện cấp cứu Vừa được vợ đưa đi khám bệnh về tới cầu bắc qua sông Sêrêpốk trên quốc lộ 14 (đoạn giáp ranh giữa 2 tỉnh Đắk Lắk và Đắk Nông), hay tin có người phụ nữ vừa nhảy cầu, anh Trần Kiêm Hiếu (32 tuổi) liền vội vàng chạy đi cứu. Người đàn ông dũng cảm lao ra dòng nước xiết của sông Sêrêpốk...