Người phụ nữ dệt lụa từ tơ sen đầu tiên ở Hà Nội
Mất gần hai năm nghiên cứu, tìm tòi, nghệ nhân Phan Thị Thuận (Phùng Xá, Mỹ Đức, Hà Nội) đã trở thành người đầu tiên ở Việt Nam sản xuất thành công vải lụa từ tơ sen.
Sinh ra ở một làng quê nổi tiếng với nghề dệt lụa tơ tằm, nghệ nhân Phan Thị Thuận luôn đau đáu trong lòng việc tìm hướng đi mới cho bản thân cũng như những người dân ở làm nghề truyền thống ở Phùng xá (Mỹ Đức, Hà Nội).
Ý tưởng sản xuất vải lụa từ tơ sen được nghệ nhân Thuận ấp ủ từ lâu, sau hai năm vừa nghiên cứu vừa thử nghiệm, nghệ nhân Thuận đã cho ra lò những chiếc khăn quàng cổ đầu tiên được sản xuất từ sợi tơ của sen.
Nghệ nhân Thuận cho biết tất cả các cuống sen phải được xử lý trong vòng 24 tiếng đồng hồ, bởi cuống bị khô lại, tơ sẽ hỏng hoàn toàn, phải mất 1.200 cuống sen mới dệt ra được 10.000 m sợi.
Video đang HOT
Sợi sen thu được bông, nhẹ và có mùi thơm tự nhiên. Sợi sen được tạo ra do nghệ nhân Thuận rất mảnh, săn, hình thức đẹp. Thử nghiệm cho thấy mô hình sản xuất rút sợi từ cọng sen thành công với kết quả đã rút được 350g sợi từ 4970 cọng sen.
Tất cả các công đoạn tạo ra sợi tơ sen đều được làm hoàn toàn thủ công rất cầu kỳ. Vì vậy, trong quá trình nghiên cứu, bà Thuận gặp không ít khó khăn.
Để lấy được tơ sen, nghệ nhân Thuận phải dùng dao khứa xung quanh cuống sen, sau đó dùng tay vặn và kéo tơ, đồng thời vê cho sợi tơ sen tròn lại.
Công việc này đỏi hỏi tính kiên nhẫn cực cao.
Ngoài việc lấy tơ sen khác hẳn cách lấy tơ tằm, những công đoạn còn lại nghệ nhân Thuận đều dùng những dụng khá thô sơ để dệt vải.
Trên thế giới, Myanmar là nước đầu tiên có nghề dệt vải lụa từ tơ cong la va cong hoa sen, từ khoảng năm 1910. Nghề dệt vải lụa thủ công từ tơ sen của Myanmar được hình thành một cách tự phát, khởi nguồn từ ngôi làng KyaingKan (Chaing Kham) – cực nam của hồ Inlay với sản phẩm ban đầu là tấm áo cà sa dâng lên các nhà sư trụ trì trong vùng.
Nghệ nhân Thuận kỳ vọng viêc san xuât sơi sen tư cong la va cong hoa sen sẽ mơ ra triên vong nâng cao gia tri kinh tê cua nghê trồng sen ơ nươc ta, lam nây sinh môt nghê mơi cho nông dân cac vung co đât ngâp nươc, đông thơi tao ra môt nguôn sơi đăc san vơi nhưng san phâm co gia tri cao.
Trọng Trinh
Theo Dantri
Triển khai dịch vụ công trực tuyến mức độ 4 về hộ tịch: Thuận lợi cho công dân
Từ ngày 1/8, dịch vụ công (DVC) trực tuyến mức độ 4 - Cấp bản sao trích lục hộ tịch (khai sinh, khai tử, kết hôn) được triển khai vận hành tại 12 quận và 5 huyện: Gia Lâm, Quốc Oai, Ứng Hòa, Mỹ Đức, Phú Xuyên. Sau một tuần triển khai, một số đơn vị đã tiếp nhận hồ sơ công dân.
Tiện ích, thuận lợi
Theo bà Nguyễn Minh Hương - Cán bộ tư pháp phường Láng Thượng (quận Đống Đa), trung bình mỗi tháng, bộ phận một cửa (BPMC) phường Láng Thượng tiếp nhận khoảng 10 trường hợp trích lục hộ tịch ở mức độ 3. Với các trường hợp nộp hồ sơ mức độ 4, thêm bước chuyển phát qua bưu điện, công dân được nhận kết quả tại nhà. "Trước khi triển khai, vận hành DVC trực tuyến mức độ 4, cán bộ chúng tôi đã được tập huấn bài bản, đã triển khai chạy thử phần mềm. Nếu công dân nộp hồ sơ, chúng tôi sẽ tiếp nhận, xử lý ngay" - bà Hương chia sẻ.
Công dân thực hiện thủ tục tại bộ phận một cửa phường Khương Mai (quận Thanh Xuân) ngày 7/8. Ảnh: Hồng Thái
Bà Nguyễn Thị Lụa - Phó Chủ tịch UBND phường Trung Văn (quận Nam Từ Liêm) cho hay, trước khi triển khai vận hành DVC trực tuyến mức độ 4, quận Nam Từ Liêm đã họp với các phường triển khai, tháo gỡ các vướng mắc. Phường đã gửi thông báo đến các tổ trưởng dân phố, tuyên truyền để người dân biết thêm tiện ích này. Việc kết nối với bưu điện đã xong xuôi, thuận lợi. Đồng quan điểm, ông Vi Anh Đức - Cán bộ BPMC xã Đa Tốn, huyện Gia Lâm cho biết: Chúng tôi đã mở phần mềm trước khi triển khai để kiểm tra. Thủ tục cấp bản sao trích lục hộ tịch mức 4 đã có trên phần mềm, đã có nút kích hồ sơ. Do đó, khi công dân nộp hồ sơ, chúng tôi xử lý bình thường.
Theo bà Mai Thị Kim Hồng - Phó Chánh văn phòng UBND quận Hà Đông, DVC trực tuyến mức độ 4 có liên quan thêm chi phí công dân phải trả cho phía bưu điện. Đối với những trường hợp ở xa, sẽ rất tiện lợi cho công dân.
Đã tiếp nhận hồ sơ công dân
Sau một tuần triển khai, do người dân chưa quen nên có ít hồ sơ yêu cầu thực hiện DVC trực tuyến mức độ 4. Tại phường Khương Mai (quận Thanh Xuân), từ ngày 1/8 triển khai vận hành DVC trực tuyến mức độ 4 trả kết quả tại nhà đối với các thủ tục hành chính (TTHC) trong lĩnh vực tư pháp (Khai sinh, cấp bản sao trích lục hộ tịch, đăng ký khai tử). Phó Chủ tịch UBND phường Khương Mai Phạm Hồng Thái cho biết, phường đã niêm yết số điện thoại đường dây nóng để trả lời các thông tin vướng mắc liên quan đến giải quyết TTHC, hỗ trợ người dân thực hiện DVC trực tuyến mức độ 3, 4. Sau 1 tuần triển khai, phường đã nhận được 4 hồ sơ của công dân thực hiện DVC trực tuyến mức độ 4. Trong khi đó, bà Mai Thị Kim Hồng - Phó Chánh văn phòng UBND quận Hà Đông cho biết, tại BPMC quận Hà Đông, đường truyền ổn định, phần mềm đã được khớp nối. Sau 1 tuần triển khai, tại BPMC quận Hà Đông đã tiếp nhận 1 trường hợp đề nghị cấp bản sao trích lục khai sinh vào ngày 2/8.
Để việc triển khai thực hiện DVC mức độ 4 tại 17 quận, huyện có hiệu quả, tiến tới triển khai trên địa bàn toàn TP, lãnh đạo Sở Tư pháp cho biết, đã đề nghị các đơn vị phối hợp với phía bưu chính công ích để ký kết và thực hiện thỏa thuận hợp tác. Phối hợp chặt chẽ với đơn vị bưu chính để hướng dẫn, kiểm tra, giám sát việc bàn giao hồ sơ, phí, lệ phí giữa công chức bộ phận tiếp nhận và trả kết quả TTHC với nhân viên bưu điện, giữa nhân viên bưu điện và người dân.
Theo kinhtedothi
Hàng trăm ngàn tàu thuyền nhỏ trốn đăng kiểm Theo quy định của Luật Giao thông Đường thủy nội địa (ĐTNĐ), các phương tiện thủy loại nhỏ phải đăng ký, đăng kiểm mới được tham gia giao thông... Phương tiện thủy loại nhỏ hoạt động tại khu vực Đồng bằng sông Cửu Long Thế nhưng, sau 17 năm triển khai luật, đa phần các phương tiện loại này chưa chấp hành đăng...