Người phụ nữ đan áo cho đàn chim sắt, biến chúng thành biểu tượng du lịch của Nhật Bản
Sau mười mấy năm, Ishikawa đã may hàng nghìn bộ áo len cho 4 chú chim sẻ trước nhà ga. Tàu điện Enoshima là tuyến giao thông nổi tiếng ở Nhật Bản, được biết đến với những cảnh kinh điển trong bộ anime về bóng rổ “Slam Dunk”.
Song, ít ai biết rằng nhiều người ngồi tàu điện Enoshima đến tận trạm cuối chỉ để xem 4 con chim nhỏ trước nhà ga hôm nay mặc quần áo gì.
Lặng lẽ mặc áo len cho chim sắt vì sợ chúng bị lạnh
4 chú chim sẻ đậu ở thanh chắn bảo vệ trước ga Enoshima. Trên thực tế, những chú chim này được đúc từ kim loại, là tác phẩm được thiết kế bởi công ty thiết kế Nhật Bản – Sunpole, với mục đích chủ yếu là để ngăn chặn trẻ em trèo lên thanh chắn. Tác phẩm chim này có tên độc quyền là “Picolino”, có nguồn gốc từ “piccola” trong tiếng Ý, có nghĩa là “những thứ nhỏ nhặt”.
Có rất nhiều biện pháp khác để ngăn cản sự “hiếu động và nghịch ngợm” của trẻ em, nhưng công ty thiết kế đã sáng tạo nên những chú chim sẻ kim loại để kích thích trí tưởng tượng trong đầu trẻ nhỏ.
Nhìn hình ảnh bạn sẽ phát hiện, 1 trong 4 con chim nhỏ cách xa 3 con còn lại. Sự khác biệt khoảng cách này giúp trẻ em tự sáng tạo ra những câu chuyện cho riêng mình.
Từ năm 1999, 4 con chim sẻ trước ga Enoshima bắt đầu “trình diễn thay đổi trang phục” mỗi tháng 1 lần. Ban đầu, những bộ quần áo này được thay đổi bởi nhân viên cửa hàng bên cạnh nhà ga – Ishikawa Katsuko.
Ishikawa thay trang phục cho chim.
Mỗi ngày Ishikawa có thể quan sát những chú chim này khi đứng trong cửa hàng. 4 con chim nhỏ bất kể nắng mưa, chúng vẫn đậu ở đó. Ishikawa cảm thấy “chim sẻ sẽ bị lạnh trong mưa nên may cho chúng những bộ áo len”.
Những chú chim sẻ vẫn đậu tại chỗ đó bất kể nắng mưa.
Áo len nhỏ do Ishikawa tự tay mặc cho những con chim sẻ được cố định bằng keo hai mặt. Thay đổi trang phục phải mất một khoảng thời gian nhất định. Do đó, Ishikawa sẽ làm điều này trước khi chuyến xe đầu tiên trong ngày đến ga cuối. Vì vậy suốt một thời gian dài, không người nào biết ai đã may và thay đổi trang phục cho 4 chú chim sẻ.
Mỗi tháng, Ishikawa sẽ thay áo cho 4 chú chim sẻ một lần. Mùa hè đảo Enoshima vô cùng oi bức, cũng thường xuyên mưa tầm tã, Ishikawa lo lắng áo len bị biến dạng và phai màu, nên thay đổi “thời gian thay đồ” thành nửa tháng một lần trong mùa hè.
Có giai đoạn, Ishikawa dán tờ giấy “Xin vui lòng không chạm vào” nhưng sau đó đã gỡ bỏ.
Video đang HOT
Ngoài việc thay đổi trang phục thông thường, Ishikawa cũng dành tâm huyết may trang phục cho 4 chú chim theo lễ hội và mùa.
Tháng 9 hàng năm là tháng kỉ niệm mở cửa hoạt động của nhà ga Enoshima, chim sẻ được mặc áo len màu xanh lá cây và vàng. Đó là màu sắc của đoàn tàu biểu tượng của Enoshima.
Trong mùa hoa anh đào, chim nhỏ mặc áo len màu hồng phấn để chào đón du khách.
Trang phục của chim sẻ trong mùa Giáng sinh.
Ishikawa là một fan hâm mộ bóng đá cuồng nhiệt. Trong mùa World Cup, bà thay đổi trang phục cho những chú chim nhỏ với màu cờ của nhiều quốc gia khác nhau.
Được tiếp thêm động lực, kiên trì đan áo cho chim
Trong 22 năm liền, việc đan áo của chim đã bị gián đoạn nhiều lần.
Lần đầu tiên là vào năm 2006, Ishikawa nghỉ hưu, bà cũng quyết định ngừng đan áo len cho chim. Đến 1 năm sau, một du khách đã đi ngang qua ga Enoshima và để lại những bức ảnh chụp chim với những bộ áo khác nhau. Hành động này đã giúp Ishikawa có thêm động lực để tiếp tục việc làm trước đó của mình.
Ngày 2/4/2010, tại lễ kỷ niệm 100 năm thành lập ga Enoshima, ông Fukaya, Giám đốc ga Enoshima, đã đích thân trao giấy cảm ơn cho bà Ishikawa vì những bộ áo len mặc cho chim đã mang lại sự ấm áp trong tim của người dân địa phương và du khách.
Sau mười mấy năm, Ishikawa đã may hàng nghìn bộ áo len cho chim, nhưng thật không may, Ishikawa đã không giữ lại những chiếc áo nhỏ trừ khi có yêu cầu đặc biệt.
Là một sinh viên tốt nghiệp khoa kinh tế gia đình, Ishikawa rất giỏi trong những công việc thủ công này, chỉ cần khoảng 30 phút bà đã đan xong một chiếc áo len nhỏ.
Thỉnh thoảng, áo của chim nhỏ cũng “đụng hàng” với công nhân làm việc gần đó.
Song, tuổi cao khiến việc đan len ngày càng trở nên khó khăn hơn. Nghĩ rằng sau này 4 chú chim có thể “bị đóng băng” trong trời lạnh, bà dành thời gian để đan len nhiều hơn, đan càng nhiều càng tốt.
Về sau, Ishikawa bị bệnh nhập viện và phải dừng việc đan áo cho chim.
Cũng vào lúc này, người bạn già Koike của Ishikawa đã đến bệnh viện cùng bà tiếp tục đan áo cho chim.
Sau khi Ishikawa qua đời vào năm 2016, bà Koike tiếp tục công việc của bạn thân, để những chú chim luôn có áo mới.
Câu chuyện đan áo cho chim của Ishikawa và Koike được chuyển thể thành truyện tranh dành cho cư dân và trẻ em địa phương.
4 chú chim “bay” từ đảo nhỏ đến khắp mọi miền Nhật Bản
Không chỉ có bà Koike tiếp nối nhiệt huyết của bà Ishikawa, nhiều người cũng chủ động thay áo cho những chú chim bằng sắt ở trạm tàu điện gần nhà.
4 chú chim sẻ ở thành phố Yokohama được thay áo để chào đón trận đấu đội bóng đá Yokohama F. Marinos.
Mùa hè mặc áo choàng tắm xem pháo hoa.
Picolino trước đền Anazawaten ở thành phố Inagi ngoại ô Tokyo đã được ai đó thay sang đồ Giáng sinh.
Vì chim sẻ Picolino quá dễ thương nên nhiều người đã mua về trưng bày, cũng không quên tiếp tục thay đổi áo mới cho chim.
Picolino tại nhà.
Picolino tại văn phòng làm việc và đeo khẩu trang trong mùa dịch.
“Mỗi lần chạy bộ buổi sáng đi qua đây đều rất tối, nhưng vì hôm nay là Giáng sinh, một số quan tâm đến quần áo của những con chim nhỏ như tôi sẽ dừng lại trước nhà ga để nhìn ngắm chúng! Những con chim nhỏ đã thay đồ Giáng sinh. Cô Koike, cảm ơn tất cả trong thời gian qua”.
Nhìn thấy những chú chim mặc áo len, nhiều người bất giác cảm thán: “ Thế giới này thật dịu dàng!”.
Công ty Nhật Bản dùng giun tròn để phát hiện sớm ung thư
Một công ty Nhật Bản đã phát triển phương pháp xét nghiệm mới trong đó sử dụng giun tròn để nhận diện dấu hiệu sớm của ung thư tụy từ nước tiểu con người.
Loài giun tròn "C. elegans" có phản ứng rất chính xác với mùi. Ảnh: AFP
Hãng thông tấn AFP (Pháp) đưa tin các nhà khoa học từ lâu đã nắm được rằng dịch trong cơ thể bệnh nhân ung thư thường có mùi khác biệt với người khỏe mạnh. Do vậy, đã có nhiều nơi huấn luyện chó để phát hiện bệnh trong các mẫu hơi thở hoặc nước tiểu của người.
Nhưng công ty Nhật Bản Hirotsu Bio Science đã chỉnh sửa gien của một loại giun tròn có tên "C. elegans" thường chỉ có kích cỡ 1 millimet. Loại giun tròn này có phản ứng về mùi rất chính xác. Do vậy có thể sử dụng "C. elegans" để phát hiện ung thư tụy ở người, vốn là loại ung thư khó xác định sớm.
CEO của Hirotsu Bio Science-ông Takaaki Hirotsu ngày 16/11 nói: "Đây là tiến bộ công nghệ chính".
Thử nghiệm với giun tròn "C. elegans" không đồng nghĩa với chẩn đoán ung thư tụy nhưng có thể đẩy mạnh tầm soát thường xuyên bởi mẫu nước tiểu thường dễ thu thập được tại nhà thay vì phải đến bệnh viện.
Dịch COVID-19 khiến nhiều người không muốn đến các cơ sở y tế. Ngay cả trước khi đại dịch bùng phát, các bệnh nhân Nhật Bản cũng ít tầm soát ung thư hơn người dân ở các nước phát triển khác.
Người đứng đầu trung tâm nghiên cứu của Hirotsu Bio Science, ông Eric di Luccio nói: "Đây là sự đột phá... Mọi người cần thay đổi cách họ suy nghĩ về tầm soát ung thư".
Hirotsu Bio Science cùng Đại học Osaka đã nêu chi tiết về việc phát hiện sớm ung thư tụy nhờ giun tròn "C. elegans" qua một bài đăng trên tạp chí Oncotarget trong năm nay.
Giảng viên Tim Edwards tại Đại học Waikato (New Zealand) từng nghiên cứu về khả năng phát hiện ung thư phổi của loài chó, nhận định việc tận dụng giun tròn để phát hiện ung thư là "có tiềm năng".
Ông Edwards nhấn mạnh rằng không giống loài chó, giun không cần phải đào tạo để có thể ngửi được mầm mống của ung thư ở bệnh nhân.
Chiếc cần câu bất ngờ rung động mạnh và cuộc vật lộn với sinh vật 28kg: Kết cục ra sao? Người câu cá nhanh chóng chạy đến cần câu và cuộc chiến đối đầu giữa người câu và con cá đã diễn ra vô cùng kịch tính. Tại một bờ biển thuộc Yakushima - một đảo thuộc Quần đảo Ōsumi, Nhật Bản, một người đàn ông đã thả câu và ngồi chờ đợi trên bờ. Không lâu sau thì chiếc cần câu bắt...