Người phụ nữ da màu đầu tiên được tôn vinh là vĩ nhân làm rạng danh nước Pháp
Cuối tháng này, tên tuổi của cố nghệ sĩ người Pháp gốc Mỹ Josephine Baker sẽ được khắc lên bia tưởng niệm ở Điện Pantheon, nơi tôn vinh những vĩ nhân đã làm rạng danh nước Pháp.
Bà là người phụ nữ da màu đầu tiên và là người phụ nữ thứ sáu trong danh sách 80 vĩ nhân quốc gia trong lịch sử Pháp được lưu danh tại Điện Pantheon.
Nghệ sĩ Josephine Baker biểu diễn tại Cung điện Versailles, Pháp, ngày 27/11/1973. Ảnh tư liệu: AFP/TTXVN
Bà Baker là nghệ sĩ nổi tiếng đã tham gia phong trào kháng chiến của Pháp trong Chiến tranh Thế giới thứ Hai và sau đó luôn đấu tranh chống nạn phân biệt chủng tộc.
Jennifer Guesdon, một thành viên của nhóm vận động tôn vinh cố nghệ sĩ Baker cho biết nhóm này đã diện kiến Tổng thống Emmanuel Macron vào ngày 21/7, nêu đề xuất và nhận được sự chấp thuận của Tổng thống. Sau cuộc họp của Chính phủ Pháp cũng trong tháng 7, đề xuất này đã chính thức được thông qua.
Video đang HOT
Gia đình bà Baker đã kiến nghị tôn vinh bà từ năm 2013 và thu thập được khoảng 38.000 chữ ký ủng hộ. Bản kiến nghị nêu rõ: “Bà là một nghệ sĩ, ngôi sao da màu quốc tế đầu tiên, một nàng thơ của trường phái lập thể, một chiến sĩ kiên trung của quân đội Pháp trong Chiến tranh Thế giới thứ Hai…”.
Bà Josephine Baker sinh năm 1906 tại Missouri (Mỹ). Sau khi qua đời vào năm 1975, bà được chôn cất ở Monaco.
Bà xuất thân trong một gia đình nghèo khó và đã kết hôn tới 2 lần khi mới 15 tuổi. Sau khi xa nhà để tham gia một đoàn tạp kỹ, bà nhanh chóng lọt vào mắt xanh của một nhà sản xuất và được gửi đến Paris năm 19 tuổi. Khi vừa tròn 20 tuổi, bà đã tham gia biểu diễn trong chương trình tạp kỹ “Revue Negre” nổi tiếng thế giới ở Paris, Madrid và Berlin. Nữ vũ công lừng danh này trở thành nghệ sĩ được trả lương cao nhất của sân khấu âm nhạc Paris ở độ tuổi 20.
Chiến tranh Thế giới thứ Hai bùng nổ năm 1939 và việc Đức Quốc xã chiếm đóng Pháp về cơ bản đã thay đổi cuộc đời của bà Baker mãi mãi. Lúc đầu, bà làm việc cho Hội Chữ thập đỏ và sau đó hoạt động tình báo cho phong trào kháng chiến của Pháp. Trong hành lý du lịch và lưu diễn của mình, bà đã mang theo thư từ và các tài liệu bí mật qua biên giới. Khi chiến tranh kết thúc, Tướng Charles De Gaulle – người sau này trở thành Tổng thống Pháp – đã trao tặng bà Josephine Baker Huân chương Bắc đẩu Bội tinh.
Điện Patheon là công trình lịch sử xây dựng vào thế kỷ thứ 18 nằm trên đồi Sainte-Geneviève ở thủ đô Paris. Ban đầu, Điện được dựng lên với mục đích bảo quản thánh tích của thánh Geneviève. Nhưng về sau, Patheon trở thành nơi chôn cất thi hài và tôn vinh những vĩ nhân của nước Pháp.
Bước đi thận trọng trong phòng chống dịch COVID-19
"Vaccine cứu sống mọi người và tiêu diệt virus. Đơn giản vậy thôi !", Tổng thống Pháp Emmanuel Macron khẳng định điều này vào trung tuần tháng 9, sau khi thông báo nước Pháp đã cán mốc 50 triệu người tiêm mũi vaccine đầu tiên.
Như vậy là sau ba tháng đẩy mạnh chiến dịch tiêm chủng, tính đến đầu tháng 10, gần 50,5 triệu người Pháp đã được tiêm ít nhất một mũi vaccine phòng COVID-19 (tương đương với 75% tổng dân số). Khoảng 88% trong số gần 58 triệu người từ 12 tuổi trở lên hiện đã được tiêm một mũi. Còn số người đã tiêm chủng đầy đủ là 48,5 triệu người, chiếm 72% tổng dân số.
Nhân viên y tế tiêm vaccine phòng COVID-19 cho người dân tại Paris, Pháp. Ảnh: THX/TTXVN
Cho đến nay, chương trình tiêm chủng đang có xu hướng chững lại do hầu hết những đối tượng trong diện phải tiêm đã thực hiện nghĩa vụ này, thậm chí một số những người dễ bị tổn thương nhất do COVID-19 đã bắt đầu tiêm mũi tăng cường. Theo dữ liệu của Bảo hiểm Y tế Pháp, hiện chỉ còn 10% những người trên 75 tuổi chưa tiêm bất kỳ mũi nào và 14% người có những bệnh lý không thể tiêm được. Những nỗ lực đẩy mạnh chiến dịch vaccine phòng COVID-19 trong mùa Hè vừa qua đã mang lại kết quả khả quan, số ca nhiễm mới tiếp tục giảm từng ngày ở Pháp. Tỷ lệ cho kết quả dương tính trong các xét nghiệm PCR chỉ còn 1,2% và đa số không có triệu chứng, hoặc chỉ có biểu hiện nhẹ do họ đã tiêm chủng. Nếu so với tỷ lệ 10% trường hợp mắc COVID-19 ở giai đoạn đỉnh điểm của dịch hồi tháng 3/2021 (50.000 ca/ngày), thì tỷ lệ trên quả là đáng khích lệ. Mỗi ngày chỉ còn hơn 7.000 bệnh nhân phải nhập viện, chủ yếu là ở các tỉnh hải ngoại, vốn chậm trễ trong việc triển khai tiêm chủng. Số bệnh nhân nguy kịch đang được điều trị cũng tiếp tục giảm, chỉ còn hơn 1.400 người, và số người tử vong cũng giảm, hiện khoảng 30 - 40 người mỗi ngày. Về cơ bản, làn sóng dịch thứ tư ở Pháp đã được kiểm soát.
Nhờ hiệu quả của chương trình tiêm chủng cùng các biện pháp phòng chống COVID-19 như kiểm tra giấy chứng nhận sức khỏe, thường xuyên sử dụng khẩu trang và nước sát khuẩn, thực hiện giãn cách khi đến nơi đông người..., nước Pháp đã có thể nhanh chóng quay trở lại nhịp sống bình thường, các hoạt động kinh tế - xã hội được khôi phục và kinh tế phục hồi mạnh mẽ.
Tuy kết quả phòng chống dịch đã có nhiều khả quan, các biện pháp đã được nới lỏng dần, nhưng chính phủ vẫn khuyến cáo người dân phải đề cao cảnh giác với dịch bệnh. Một số biện pháp phòng ngừa tối thiểu vẫn được duy trì, vừa để tạo điều kiện cho các hoạt động kinh tế - xã hội trở lại bình thường, vừa hạn chế được sự lây lan của dịch bệnh.
Cụ thể là việc mang khẩu trang không còn bắt buộc khi ra ngoài đường, nhưng ở nhiều khu vực khép kín, quy định này vẫn được khuyến cáo tuân thủ. Việc kiểm tra giấy chứng nhận sức khỏe vẫn được duy trì, mặc dù nhiều trung tâm thương mại đã không còn đặt chốt kiểm tra do nằm trong khu vực an toàn của bệnh dịch.
Khu vực bệnh viện vẫn là nơi bắt buộc mọi người đeo khẩu trang và có giấy chứng nhận sức khỏe. Đặc biệt kể từ tháng 10 này, các đối tượng thanh thiếu niên từ 12 đến 17 tuổi cũng sẽ phải có chứng nhận sức khỏe nếu muốn đến các địa điểm như quán bar, nhà hàng, câu lạc bộ, hội chợ, sở thú, tham gia các lễ hội, phòng thể thao, bể bơi, bảo tàng, rạp chiếu phim và sử dụng các phương tiện giao thông đường dài.
Thậm chí chính phủ dự kiến duy trì việc kiểm soát bằng giấy chứng nhận sức khỏe cho đến tận mùa Hè 2022. Người phát ngôn của chính phủ, ông Gabriel Attal cho biết một dự luật theo hướng trên sẽ được đệ trình vào ngày 13/10 tới trong cuộc họp của Hội đồng Bộ trưởng. Theo ông, trong bối cảnh thời hạn kiểm soát dich bệnh bằng chứng nhận sức khỏe sắp đến gần (ngày 15/11), mà những nguy cơ tiềm ẩn của biến chủng Delta vẫn đe dọa, việc phải duy trì các biện pháp cần thiết trong vài tháng nữa là điều nên làm để có thể bảo vệ người dân. Trên tinh thần này, ông cho biết chính phủ sẽ đề xuất với quốc hội duy trì sử dụng chứng nhận sức khỏe trong vài tháng nữa, ít nhất cho đến mùa Hè sang năm. Đây là bước đi thận trọng, chắc chắn để nước Pháp có thể giữ vững được thành quả chống dịch.
Căng thẳng giữa Anh, Pháp liên quan đến hoạt động đánh bắt cá Ngày 29/9, Pháp cáo buộc Anh chơi "trò chính trị" với quyền đánh bắt cá trong thỏa thuận thương mại hậu Brexit (chỉ việc Anh rời khỏi Liên minh châu Âu) sau khi London từ chối 3/4 đơn xin cấp phép đánh bắt của các tàu cá nhỏ nước Pháp muốn tiếp cận vùng biển Anh. Ngư dân đánh cá ngoài khơi bờ...