Người phụ nữ có xuất thân bình dân làm được điều phi thường và hành trình trở thành chủ nhân Nobel Y học khiến cả thế giới khâm phục
Là vị cứu tinh thầm lặng của hàng triệu người trên thế giới trong suốt mấy thập kỷ qua, ở tuổi 85, bà Đồ vẫn miệt mài nghiên cứu y học với mong muốn công trình của mình có thể phát triển và cứu được thêm nhiều người nữa.
Người phụ nữ có xuất thân bình dân và niềm đam mê với Y học cổ truyền khiến ai cũng nể phục
Bà Đồ U U lúc nhỏ. (Ảnh: Internet)
Bà Đồ U U, sinh năm 1930 tại Ninh Ba, Chiết Giang, Trung Quốc trong một gia đình bình thường có 5 người con, mẹ là nội trợ, bố là viên chức bình thường và bà Đồ là người con gái duy nhất. Từ nhỏ, bà là một cô bé thông minh, lanh lợi và được mọi người hết mực yêu thương. Năm 16 tuổi, bà Đồ không may bị mắc bệnh lao nên buộc phải thôi học để trị bệnh. Hai năm sau, khi sức khỏe dần ổn định, bà đã tiếp tục con đường học hành của mình.
Năm 1951, bà Đồ thi vào trường Y Bắc Kinh, nay là Trung tâm Y khoa đại học Bắc Kinh và tốt nghiệp cử nhân vào năm 1955. Khi đó, bà Đồ học thêm 2 năm chuyên ngành Đông y rồi được phân công về công tác ở Viện nghiên cứu Đông y Trung Quốc. Bà từ giáo viên hướng dẫn nghiên cứu sinh Thạc sĩ, đến giáo viên hướng dẫn nghiên cứu sinh Tiến sĩ. Hiện tại bà là nhà khoa học hàng đầu của Viện và trở thành đại diện cho ngành Đông y Trung Quốc.
Bà Đồ U U, hình chụp năm 1962. (Ảnh: Internet)
Bà Đồ có niềm đam mê với nghiên cứu Đông Y từ lúc còn ngồi ở ghế nhà trường và quyết tâm theo đuổi. (Ảnh: Internet)
Nói về niềm đam mê với ngành Đông y cổ truyền, bà Đồ cho biết, từ nhỏ đã có hứng thú với những cách chữa bệnh dân gian của người dân xung quanh và phát hiện có những bài thuốc từ thiên nhiên rất hiệu quả. Bên cạnh đó, bố bà cũng là người am hiểu lĩnh vực này nên bà cũng muốn dùng kiến thức của mình để nghiên cứu thêm về cơ chế của các bài thuốc cổ truyền. Trong suốt thời gian ở Viện, bà đã học hỏi được rất nhiều điều quý giá từ việc nghiên cứu tìm ra thuốc điều trị các bệnh như nhiễm trùng, gan, thận, tiêu hóa… Ngày qua ngày, bà nhận thấy đây chính là đam mê của mình và quyết tâm theo đuổi sự nghiệp y học cổ truyền với hy vọng sẽ chữa được bệnh cho nhiều người.
Video đang HOT
Hành trình trở thành chủ nhân Nobel Y học và những tranh cãi lùm xùm sau giải thưởng
Vào những năm 1960 – 1970, cả Châu Á phải đối mặt với căn bệnh sốt rét đang hoành hành khắp nơi khiến hơn 500 ngàn người tử vong mỗi năm. Lúc này, bà Đồ cùng 3 đồng nghiệp trong nhóm nghiên cứu bắt đầu tìm hiểu và học cách đọc y văn cổ. Họ thu thập được khoảng 2000 bài thuốc và cuối cùng tập trung vào khoảng 640 loại dược thảo, trong đó chỉ có một số loại dược thảo là có triển vọng. Và một trong những hợp chất có triển vọng nhất chính là Artemisia annua (hay còn gọi là cây ngải). Theo y văn cổ của Trung Quốc có nêu đích danh cây ngải có thể điều trị cơn sốt.
Bà Đồ và nhóm nghiên cứu đã tìm ra được thuốc trị bệnh sốt rét đầu tiên và công bố kết quả năm 1977. (Ảnh: Internet)
Trong suốt những năm đó, nhóm của bà liên tục chiết xuất và thí nghiệm nhưng đều thất bại. Sau cùng, nhóm bà dùng ethanol để chiết xuất hoạt chất từ cây ngải và khi thí nghiệm trên chuột thì thấy có khả năng ức chế tốt. Tuy nhiên, khi tiếp tục thí nghiệm trên khỉ và nhóm chuột khác thì ra kết quả không khả quan. Lúc này, cả nhóm đều hoang mang, không biết vấn đề xuất phát từ đâu. Sau đó, bà Đồ đã tìm lại y văn cổ để nghiên cứu kỹ hơn thì phát hiện rằng, trong quá trình chiết xuất, nếu dùng nhiệt độ cao thì sẽ làm tan biến hết hoạt chất và dùng nhiệt độ thấp thì có thể giữ được hoạt chất. Bước tiếp theo, bà thiết kế lại thí nghiệm và cẩn thận hơn trong quá trình chiết xuất, thử nghiệm lại trên khỉ và nhóm chuột khác thì lần này khả năng ức chế là 100%.
Thời điểm này, nhóm bà không có ý định công bố kết quả. Vấn đề mà họ đều quan tâm chính là liệu thuốc có hiệu quả trên người hay không? Sau đó, bà với những người trong nhóm quyết định tự thí nghiệm bằng cách tự gây sốt rét và uống thử thuốc. Cuối cùng, kết quả mỹ mãn ngoài mong đợi. Để việc nghiên cứu trọn vẹn hơn, nhóm bà quyết định đi đến những nơi có nhiều bệnh nhân sốt rét như Hải Nam, Vân Nam, Quảng Tây, Quảng Đông để thử nghiệm. Kết quả là thuốc đã trị bệnh thành công cho 21 người và tất cả họ đều hết bệnh chỉ sau 2 tuần.
Cuối những năm 1970, thành quả của nhóm bà Đồ được tập đoàn dược Roche ở Thụy Sĩ chú ý. Khi đó một chuyên gia của Trung tâm thí nghiệm tên là Keith Arnold đã tiến hành thực hiện nghiên cứu lâm sàng đối chứng ngẫu nhiên có quy mô lớn và đạt kết quả tốt. Năm 1982, tập đoàn dược đã công bố kết quả nghiên cứu về hiệu quả của Artemisinin trên tạp chí Y khoa nổi tiếng – Lancet. Bài báo được nhiều chuyên gia đón đọc và từ đó Artemisinin được thế giới quan tâm nhiều hơn.
Bà Đồ nhận giải thưởng Albert Lasker cho Nghiên cứu Y học Lâm sàng vào năm 2011. (Ảnh: Internet)
Năm 2005, trong hội nghị quốc tế về bệnh sốt rét ở Thượng Hải, một chuyên gia người Mỹ – Louis Miller đã tò mò ai là người phát hiện ra Artemisinin đầu tiên và cực kỳ ngạc nhiên khi chẳng ai biết người đó là ai? Sau đó, ông Louis đã nhờ bạn bè tìm hiểu và cuối cùng phát hiện ra đó là bà Đồ U U. Họ còn phát hiện năm 1977, nhóm nghiên cứu của bà Đồ đã công bố kết quả lần đầu tiên trên tạp san Y học của Trung Quốc và bài báo cũng không để tên bà Đồ mà là tên của tập thể. Lúc này, các nhà khoa học Mỹ đã tìm thông tin của bà Đồ và giúp bà làm hồ sơ để nhận giải thưởng Albert Lasker cho Nghiên cứu Y học Lâm sàng vào năm 2011. Đến ngày 5/10/2015, Ủy ban giải thưởng Nobel của Viện Karolinska ở Stockholm (Thụy Điển) trao giải Nobel sinh lý học hay Y học cho bà Đồ U U. Đây được coi là thành tựu to lớn trong suốt sự nghiệp nghiên cứu của bà, tuy nhiên sau đó bà đã phải đối mặt với những tranh cãi và thị phi xung quanh.
Đầu tiên là việc một số học giả danh tiếng của Trung Quốc không công nhận thành tựu của bà. Bà Đồ U U được xem là “nhà khoa học 3 không” đầu tiên nhận giải Nobel danh giá (không có học vị tiến sĩ, không du học hay làm việc ở nước ngoài, không phải là thành viên của bất cứ viện hàn lâm nào). Có nhiều ý kiến cho rằng, đây là thành tựu tập thể của cả ngành Đông Y Trung Quốc chứ không phải riêng của bà Đồ U U.
Một số tài liệu thông tin ghi lại đã phản bác điều này và nói rõ, năm xưa có hơn 500 nhân viên nghiên cứu thuộc hàng chục đơn vị khác nhau cùng bắt tay tìm kiếm thuốc trị bệnh sốt rét. Cuối cùng có 3 nhóm tìm ra được Artemisinin, nhóm Bắc Kinh của bà Đồ tìm ra cuối năm 1972, nhóm Vân Nam tìm ra vào tháng 3/1973, nhóm Sơn Đông tìm ra vào tháng 12/1973. Căn cứ theo thời gian này thì nhóm của bà Đồ tìm ra Artemisinin sớm nhất.
Giải thường Nobel của bà Đồ gây ra nhiều tranh cãi trong giới Y học. (Ảnh: Internet)
Thứ hai, trong quá trình xét thưởng giải thưởng Nobel, tiến sĩ Keith Arnold, người từng là chuyên gia của Trung tâm thí nghiệm, thực hiện nghiên cứu lâm sàng đối chứng ngẫu nhiên và cũng là người dịch nghiên cứu của bà Đồ sang tiếng Anh đã viết thư phản đối việc trao giải thưởng Nobel cho bà. Theo ông, đây là thành tựu của cả nhóm chứ không riêng gì của bà Đồ, tuy nhiên, Ủy ban giải Nobel cho rằng không có tiền lệ trao giải cho hơn 3 người.
Giải thưởng không quan trọng, quan trọng nhất là cứu được bao nhiêu người
Bà Đồ cho rằng việc nghiên cứu không mang mục đích được giải thưởng mà là để cứu người. (Ảnh: Internet)
Sau 3 năm nhận giải thưởng Nobel, thành tựu của bà Đồ vẫn còn vấp phải nhiều tranh cãi, tuy nhiên bà không mảy may quan tâm. Bà Đồ cho rằng, mục đích nghiên cứu không phải để hướng đến giải thưởng mà là để cứu người. Ở tuổi 85, bà Đồ vẫn miệt mài nghiên cứu Y học và cảm thấy công việc mình chưa hoàn thành. Một số phóng viên đã hỏi rằng bà cảm thấy cuộc sống thay đổi như thế nào khi nhận được giải thưởng này, bà thẳng thắn đáp: “Tôi không hứng thú cho lắm. Điều tôi quan ngại là về những vấn đề liên quan đến Artemisinin”.
Dù có xuất thân bình dân nhưng cuối cùng bà Đồ đã làm được những việc phi thường và trở thành vị cứu tinh của hàng triệu người trên thế giới. Bất chấp những tranh cãi trong giới y học, mọi người đều hiểu rõ rằng công trình vĩ đại của bà đã cứu sống nhiều người và ở tuổi gần đất xa trời, bà đã được đền đáp xứng đáng.
(Nguồn: Xinhuanet, QQ, ifeng)
Theo Trí Thức Trẻ
Phát hiện mới về stress
Trong thế giới hiện đại mà chúng ta đang sống, nhiều người mong muốn bảo vệ cơ thể khỏi những tác động có hại mà stress có thể tạo ra.
Một nghiên cứu mới gợi ý rằng một chế độ ăn nhiều chất xơ có thể mang lại lợi ích này, theo Medical News Today.
Theo đó, nghiên cứu mới nhìn sâu hơn về mối liên hệ giữa vi khuẩn đường ruột và stress. Vi khuẩn sống trong ruột của chúng ta cũng giống như các tế bào trong cơ thể chúng ta.
Khi nghiên cứu y học tiến triển, ảnh hưởng của hàng tỉ sinh vật nhỏ bé này đến sức khỏe của chúng ta ngày càng trở nên rõ ràng hơn. Không có gì ngạc nhiên khi chúng có thể đóng vai trò quan trọng trong các vấn đề về tiêu hóa, mà ảnh hưởng của vi sinh vật này còn nhiều hơn thế nữa với sức khỏe tổng thể.
Gần đây nhất, y học đã làm sáng tỏ rằng có mối quan hệ đáng kể giữa vi khuẩn đường ruột và các vấn đề sức khỏe tâm thần, chẳng hạn như trầm cảm và lo âu.
Căng thẳng, mặc dù là một trạng thái tinh thần, có thể ảnh hưởng đến hệ tiêu hóa của chúng ta và các cư dân vi khuẩn trong ruột. Nghiên cứu cho thấy mức độ căng thẳng cao có thể ảnh hưởng đến vi khuẩn đường ruột ở mức độ tương tự như chế độ ăn nhiều chất béo; trong khi các nghiên cứu khác đã chỉ ra rằng việc giảm số lượng vi khuẩn trong ruột có thể tạo ra các hoạt động gây stress ở chuột.
Vì vậy, có vẻ như con đường nhanh nhất để giảm stress là: tăng lợi khuẩn đường ruột.
Nghiên cứu được công bố trên Tạp chí Sinh lý học, có một cái nhìn mới về cách vi khuẩn đường ruột liên quan đến các vấn đề sức khỏe đường ruột gây ra bởi sự căng thẳng.
Nghiên cứu được thực hiện tại Đại học Cork và Trung tâm Nghiên cứu Thực phẩm Teagasc ở Ireland.
Theo xaluan.com
Có thể bạn chưa biết: 10 từ có liên quan mật thiết với ung thư mà ai cũng phải thuộc lòng Hãy ghi nhớ 10 từ liên quan mật thiết với ung thư để cải thiện thói quen xấu, phòng ngừa bệnh tật kịp thời. Trả lời phỏng vấn trên tờ "Thời báo cuộc sống" của Trung Quốc, giáo sư tiến sĩ Hà Cốc Dân (trường đại học Đông Y dược Thượng Hải) và chủ nhiệm ngoại khoa Thạch Hán Bình (trung tâm y...