Người phụ nữ chỉ mặc váy cưới trong suốt 10 năm
Một phụ nữ 47 tuổi đã quá hạnh phúc với việc tìm kiếm được tình yêu đích thực của mình nên đã quyết định mặc chiếc áo cưới của mình hàng ngày trong suốt 10 năm qua.
Người phụ nữ này đã có một quá khứ đau thương
Xiang Junfeng, 47 tuổi, hiện đang sống ở tỉnh Sơn Đông (Trung Quốc). Cô được người dân địa phương gọi với cái tên thân thương là “Chị Áo Cưới” vì cô thích mặc áo cưới quanh năm suốt tháng.
Cách đây gần 20 năm, ở tuổi 18, Xiang Jungfeng bị bắt cóc khỏi quê nhà ở tỉnh Sơn Đông và bị bán cho một người đàn ông lớn tuổi ở thành phố Lâm Nghi lân cận và bị buộc phải làm vợ ông. Xiang đã sống 15 trong điều kiện bị cầm tù, hành hạ và bị đối xử như một nô lệ cho đến khi Xiang tìm được cách chạy trốn khỏi người đàn ông này với sự giúp đỡ của một người phụ nữ sống ở gần đó.
Không chỉ giúp Jungfeng chạy trốn khỏi người chồng già của mình, người phụ nữ này sau đó còn giới thiệu Xiang với em trai của mình là Zhu Zhengliang. Cả 2 sau đó đã kết hôn vào năm 2004.
Xiang gây chú ý với người dân địa phương khi mặc luôn mặc áo cưới trên người
Cuộc hôn nhân này đã khiến cô gái nghèo Xiang hết mực hạnh phúc vì đã tìm được một tình yêu đích thức sau nhiều năm chịu cực khổ. Để thể hiện sự hạnh phúc của mình, từ đó cho đến nay, Xiang không mặc đồ gì khác ngoài bộ áo cưới mà cô đã mặc khi tổ chức hôn lễ.
Mặc dù ban đầu cô chỉ mua một bộ áo cưới để tổ chức hôn lễ, nhưng sau đó cô đã tự may thêm cho mình 3 bộ khác nhau, mỗi bộ cho một mùa.
Video đang HOT
Cô có tất cả 4 chiếc váy cưới, trong đó cô mua một cái và tự tay may 3 cái
“Ngày tổ chức đám cưới là ngày hạnh phúc nhất cuộc đời tôi và tôi không bao giờ muốn nó kết thúc”, Xiang chia sẻ. “Do đó tôi đã quyết định sẽ mặc áo cưới suốt những ngày còn lại của đời mình. Tuy nhiên không chỉ một bộ mà tôi đã tự may thêm cho mình 3 bộ khác nhau để thay đổi”.
“Tôi đã từng sống với một người đàn ông bạo lực và chịu lạm dụng, và cho đến khi tôi gặp được anh ấy, người đã mang tôi ra khỏi lớp vỏ của mình và đối xử rất tốt với tôi. Tôi không tin được anh ấy đã đồng ý kết hôn với mình”, Xiang cho biết thêm.
Xiang cho biết kể từ ngày cưới cho đến nay, chồng cô đã rất quan tâm, chăm sóc và giúp cô trở lại cuộc sống hàng ngày sau 15 năm bị giam cầm và hành hạ.
Xiang và những bộ váy cưới của mình
Nhiều người dân tại địa phương xem hành động của Xiang là bất bình thường và xem cô như một người điên, đặc biệt khi cô đi làm trên đồng nhưng vẫn mặc một chiếc áo cưới lớn và luộm thuộm. Nhiều người còn đặt biệt danh cho Xiao là “bà chị áo cưới”, tuy nhiên Xiang cho biết mình không chút bận tâm về những gì mà người dân địa phương nghĩ về cô.
Mặc dù mọi người nhìn cô với ánh mắt lạ lùng nhưng cô không quan tâm vì cô đang hạnh phúc
“Tôi thậm chí không có bất kỳ bộ áo quần nào khác. Tôi không quan tâm những gì mà mọi người nói về mình. Bộ váy cưới là một phần trong cuộc sống của tôi và tôi sẽ tiếp tục mặc chúng bất kể điều gì xảy ra”, Xiang khẳng định.
Xiang cũng cho biết chồng cô không cảm thấy phiền lòng vì thói quen ăn mặc của vợ mình vì anh biết điều này làm cho cô được hạnh phúc.
Hiện Xiang đang rất hạnh phúc bên chồng
Hiện Xiang đang rất hạnh phúc với cuộc sống của mình, nhưng điều cô tiếc nuối nhất là không thể chính thức đăng ký kết hôn với chồng mình vì giấy tờ cá nhân của cô đã bị thất lạc từ khi bị bắt cóc, để làm các thủ tục đăng ký. Tuy nhiên hiện tại cảnh sát ở địa phương đang xem xét một ngoại lệ cho trường hợp của Xiang.
Nhiều người đã xem câu chuyện tình của Xiang và chồng như một câu chuyện cổ tích thời hiện đại, với một kết thúc có hậu.
Theo Dantri
Nàng dâu "chết dở" vì cái tiếng "chuột sa chĩnh gạo"
Nhiều nàng dâu, lấy được chồng giàu ngỡ cuộc đời sẽ sung sướng nhưng nào ngờ phải nuốt ngược nước mắt vào trong để sống.
Đã là phụ nữ, ai cũng mong muốn mình sẽ lấy được người chồng giàu có, gia cảnh tốt... để có được cuộc sống sung túc, thoải mái. Và cũng vì thế mà việc lấy chồng giàu có đã trở thành mục tiêu của nhiều chị em trong đời sống hiện đại. Song thực tế, không phải chị em nào cũng có được diễm phúc lấy chồng giàu sẽ sung sướng, đủ đầy. Mà nhiều khi chính việc lấy chồng giàu lại khiến cho kẻ ngoài cuộc nhìn vào thì thèm thuồng nhưng người đang trải qua thì phải chịu ấm ức, cực khổ. Thậm chí với nhiều chị em, việc lấy được chồng giàu đã khiến họ phải nuốt nước mắt ngược vào trong để sống.
N.T.L (Từ Liêm - Hà Nội) là một trường hợp như vậy. Cô yêu và kết hôn năm 25 tuổi với một chàng công tử nhà giàu. Với nhiều người, đặc biệt là với những cô gái trẻ thì việc N.T.L trở thành nàng dâu trong gia đình giàu chẳng khác nào "chuột sa chĩnh gạo". Bởi thực tế: "Gia đình tôi bố mẹ chỉ làm công chức hưởng lương theo tháng. Nếu có xếp hạng thì cũng chỉ thuộc hàng đủ ăn. Vì thế khi tôi yêu và kết hôn với ông xã thì nhiều người đã nhỏ to tôi là con chuột nhắt may mắn vớ được chĩnh gạo ngon. Đặc biệt là bố mẹ chồng tôi, khi chúng tôi yêu nhau, hai ông bà không đồng ý vì cho rằng chúng tôi khác đẳng cấp. Bởi thế khi tôi về làm dâu, họ luôn đối xử và nhìn nhận, đánh giá tôi bằng nửa con mắt" - N.T.L chia sẻ.
Trong khi cuộc sống của N.T.L luôn là niềm khao khát, ngưỡng mộ của vô khối phụ nữ thì bản thân cô lại thấy chán nản và thất vọng ngày một chồng chất. N.T.L tâm sự: "Đáng ra trở thành dâu con nhà giàu, người ta sẽ mặt hoa da phấn, sung sướng ngẩng mặt với thiên hạ vì được gia đình nhà chồng hậu thuẫn. Đằng này, tôi lấy chồng giàu, đi tới đâu cũng mang cái tiếng vớ bở. Tôi vốn dĩ chưa bao giờ nghĩ rằng lấy chồng giàu để được hưởng của cải từ nhà chồng, mà chỉ hi vọng kinh tế của gia đình chồng khá thì cuộc sống tinh thần sẽ thoải mái, vui vẻ. Nhưng... bố mẹ chồng tôi đi đến đâu cũng một câu &'Ôi dào, nó tốt số nên rơi vào núi vàng'. Hễ có việc gì không vừa ý là hai ông bà lại cạnh khóe việc tôi là con gái nhà nghèo nên cách nhìn nhận, cách làm thấp kém...".
Ảnh minh họa
Cuộc sống càng trở nên mệt mỏi, ngột ngạt với N.T.L sau khi cô mang thai và sinh đứa con gái đầu lòng. "Ngày tôi bụng bầu vượt mặt, chồng thương vợ đi làm xa định đưa đón bằng ô tô thì bố mẹ chồng tôi thẳng thừng nói &'Lọ Lem giờ chán ngồi xe bí rồi nên phải đón đưa'. Chồng tôi thấy bố mẹ không bằng lòng thì cũng không dám nữa. Tôi đòi chồng ra ở riêng thì anh ấy không ra vì vốn dĩ đã quen sống trong sự bao bọc của bố mẹ. Giờ đây lúc nào đi làm còn được thoải mái, về đến nhà là tôi lại thấy cuộc sống của mình sao giống ngục tù. Sống trong nhà chồng, lúc nào tôi cũng thấy mình đơn độc. Giống như một kẻ lạc loài vậy" - N.T.L thở dài cho hay.
T.D (Thanh Trì - Hà Nội) cũng là một nàng dâu phải thở dài ái ngại khi nói về cuộc sống sau hôn nhân của mình. Gạt nước mắt kể về nỗi ấm ức mình đang phải trải qua, T.D cho biết: "Vốn dĩ trước đây khi hai chúng tôi còn yêu nhau, bố mẹ tôi đã cho rằng việc hai gia đình không môn đăng hộ đối sẽ khiến tôi chịu thiệt thòi khi sống chung. Bố mẹ tôi cũng khuyên tôi nên suy nghĩ kĩ trước khi kết hôn. Thế nhưng lúc đó vì yêu quá rồi, nên mọi lời cha mẹ nói đều bị quy thành cấm cản, dọa nạt... Nhưng đúng là khi về làm dâu nhà chồng rồi tôi mới thấy thấm thía cảnh cô đơn, lạc lõng khi sống trong khi sống với cái tiếng "chuột sa chĩnh gạo".
Cuộc sống hôn nhân của T.D đầy nước mắt, tủi hờn khi cô trở thành kẻ tham giàu sang trong mắt bố mẹ chồng. Còn chồng cô, vì quen được bố mẹ cung cúc phục vụ, nâng như nâng trứng nên mỗi lần vợ bị bố mẹ quở nạt, anh không những không bênh vực mà còn hùa vào mắng mỏ.
T.D chia sẻ rằng ngay từ khi còn độc thân, vóc dáng của cô vốn dĩ mập mạp. Thế nhưng khi về nhà chồng, mẹ chồng lúc nào cũng lườm nguýt bảo rằng vì rơi vào "chĩnh vàng" sống vương giả, sung sướng nên cứ tròn quay, béo trắng ra. Từ họ hàng đến những người không thân quen ai ai cũng cho rằng: "Dâu sướng, mẹ chồng chăm tốt nên béo tròn". Những lúc như vậy T.D cũng chỉ đáp "vâng" cho qua chuyện. Song kì thực không ai biết từng ngày T.D phải gồng mình, "chết dở" khi sống trong gia đình nhà chồng giàu có nhưng giáo điều, trưởng giả. "Sống giữa nhà chồng nhưng tôi thấy mình không khác một kẻ nô bộc. Mẹ chồng vốn quen thẳng tay chi tiêu nên thực phẩm mua trong nhà thì thừa mứa. Thế nhưng khi đồ ăn nấu ra dư quá nhiều, phải bỏ đi thì bố chồng tôi lại đổ trách nhiệm hoang phí sang tôi. Ông còn cho rằng tôi giờ được sung sướng, ăn trắng mặc trơn, không phải của mình làm ra nên phá cũng không tiếc" - T.D nói.
Hơn thế, T.D còn kể rằng bố mẹ chồng cô rất cổ hủ, "Giữa thời đại này mà bố mẹ tôi áp đặt, bắt bẻ con dâu còn hơn bá hộ, lý trưởng thời phong kiến. Sáng ra dc on dâu phải thức dậy từ 5h sáng để lo nấu nướng. Sau đó phải lễ phép "Con mời bố mẹ ra mời bữa sáng" chứ không có chuyện gọi với, nói bâng quơ. Còn nhớ lần đầu tiên, nấu xong tôi đứng trong bếp gọi "bố mẹ ơi. Con đã nấu bữa sáng xong rồi" thì bị bố chồng tôi mắng là "không có người dạy". Thực sự giờ đây tôi chỉ muốn thoát khỏi sự kìm kẹp, chì chiết của bố mẹ chồng, thoát khỏi cái tiếng chuột sa chĩnh gạo - T.D ê chề nói.
Theo VNE
Thương bạn gái làm công nhân cực khổ, rủ nhau đi... cướp Thấy người yêu mình đi làm công nhân cực khổ, hai tên Minh, Thiện bàn nhau đi... cướp, sau đó sa lưới. Theo cáo trạng của Viện KSND huyện Đức Hòa (Long An), Nguyễn Thanh Minh (SN 1984, huyện Đồng Phú, tỉnh Bình Phước) cùng Vũ Minh Thiện (SN 1985, huyện Bình Chánh, TP.HCM) là bạn thân và có người yêu ở nhà...