Người phụ nữ chết vì nhiễm trùng máu sau khi bị chó cưng cắn
Chỉ vì chủ quan với vết cắn của chú chó cưng, một người phụ nữ đã trả giá bằng mạng sống của mình.
Sharron Larson (58 tuổi) người Milwaukee, đã bị chú chó cưng của mình cắn, mặc dù chỉ là một vết xước nhỏ trên da nhưng lại khiến cô phải nhập viện.
Sự việc xảy ra vào tháng 6 vừa qua. Ban đầu, Larson phát hiện những triệu chứng như cảm cúm, thế nhưng triệu chứng này vẫn không khỏi sau thời gian dài nên cô đã được đưa đến bệnh viện để xét nghiệm. Kết quả cô bị dương tính với vi khuẩn Canimorsus và chết sau 2 ngày điều trị tại bệnh viện.
Các bác sĩ tin rằng, vi khuẩn này cũng đã làm hoại tử tất cả các chi của người đàn ông Wiscosin tên là Gred Manteufel (48 tuổi) sau khi bị chú chó của mình liếm vào người. Ông đã được đưa đến cấp cứu sau khi những vết bầm tím xuất hiện trên cả cánh tay và chân của mình. Các bác sĩ nói rằng ông bị nhiễm trùng máu, hiện nay vi khuẩn đã lan ra tất cả các chi, gây tổn thương nặng nên buộc phải phẫu thuật cắt bỏ.
Video đang HOT
Các triệu chứng của ông giống như nhiễm trùng huyết, ngộ độc máu, mũi, 2 tay, chân đều chuyển thành màu đen. Các bác sĩ buộc phải cắt cụt chân, tay và làm phẫu thuật mũi thì mới giữ được tính mạng cho Gred.
Theo Viện y tế quốc gia (NIH), vi khuẩn Canimorsus được tìm thấy trong nước bọt của chó và mèo. Trong một nghiên cứu năm 2014, các nhà khoa học tại Nhật Bản đã tìm thấy loại vi khuẩn này có mặt ở 69% ở chó và 54% ở mèo.
Vi khuẩn có thể lan truyền sang người thông qua vết cắn, liếm hoặc thậm chí nếu ở gần cũng có nguy cơ bị xâm nhiễm, dù không có vết xướt ngoài da nào.
Theo một nghiên cứu năm 2003 của Pháp, khi cơ thể người bệnh không có triệu chứng nào bị nhiễm bệnh, điều này có nghĩa là hệ miễn địch đã bị tổn hại hoàn toàn. Đây là dấu hiệu của giai đoạn cuối, khó có thể cứu được.
Theo Danviet
Chẩn đoán chó cắn mình chết vì viêm đường hô hấp, nữ bác sĩ thú y tử vong vì bệnh dại
Sau khi bị chó cắn, một nữ bác sĩ thú y (24 tuổi, Phú Xuyên, Hà Nội) chỉ sát trùng, rửa vết thương mà không tiêm phòng dại. Thậm chí, con chó tử vong bệnh nhân lại chẩn đoán chó chết vì "viêm đường hô hấp".
Ngày 4.6, theo thông tin từ Khoa Truyền nhiễm, bệnh viện Bạch Mai, vừa có thêm một bệnh nhân tử vong do bệnh dại. Như vậy, theo ghi nhận tại Khoa Truyền nhiễm, trong vòng 3 tuần đã có 2 bệnh nhân tử vong do bệnh dại.
Bệnh nhân là chị Phan Thị C. (24 tuổi, Phú Xuyên, Hà Nội) - là bác sĩ thú y đang làm việc tại một phòng khám thú y tư nhân tại Phú Thọ. Trước đó, 1,5 tháng, trong lúc đang làm việc, bệnh nhân bị chó ốm cắn vào tay, vết cắn ở vị trí bàn tay phải. Sau khi bị cắn, bệnh nhân đã sơ cứu, rửa vết thương, sát trùng và băng lại. Sau 4 ngày con chó chết, tuy nhiên bệnh nhân vẫn không tiêm phòng vắc xin dại vì chị chẩn đoán chó chết do bị viêm đường hô hấp trên (!?).
Ngày 2.6, bệnh nhân xuất hiện đau nhức chỗ cắn và vùng vai phải, tê bì chân tay, sau đó lan ra toàn thân, kèm cảm giác khó thở, sợ gió, sợ nước.
Vết chó cắn trên bàn tay bệnh nhân sau 1,5 tháng. Ảnh BSCC
PGS.TS. BS Đỗ Duy Cường - Trưởng Khoa Truyền nhiễm, bệnh viện Bạch Mai cho biết, bệnh nhân được chuyển đến khoa Truyền nhiễm lúc 20h ngày 3.66 trong tình trạng điển hình của bệnh dại: "tỉnh táo, tiếp xúc được nhưng hốt hoảng, vật vã, sợ gió, sợ nước, có tiếng thít thanh quản khi uống nước, rối loạn thần kinh thực vật, nhịp tim nhanh 140 lần/ phút".
"Bệnh nhân Phan Thị C. này khi vào viện các triệu chứng tiến triển rất nhanh của bệnh dại thể hung dữ, chỉ chưa đến 1 ngày nhập viện bệnh nhân đã tử vong. Điều đáng đau xót là bệnh nhân mặc dù làm bác sĩ thú y, khi thấy chó có biểu hiện ốm, chết lẽ ra chị phải hiểu được việc cần thiết của việc đi tiêm phòng dại nhưng bệnh nhân quá chủ quan không đi tiêm" - PGS. Cường chia sẻ.Bệnh tiến triển rất nhanh, đến sáng 4.6 bệnh nhân ngừng tim, ngừng tuần hoàn. Sau khi được cấp cứu, nhịp tim của bệnh nhân đã đập trở lại nhưng tình trạng nặng nên gia đình đã xin cho bệnh nhân về nhà và tử vong lúc 10h sáng ngày 4.6. Theo người nhà kể, 2 người khác cũng bị con chó này đã cắn nhưng đã đi tiêm phòng và thoát chết.
PGS. Cường cho biết, bệnh dại là bệnh gây bởi vi-rút dại lây truyền từ các loại động vật như chó, mèo,... sang người chủ yếu qua vết cắn hoặc vết trầy xước trên cơ thể. Hầu hết các trường hợp gây bệnh dại ở người tại Đông Nam Á là do chó cắn. Tuy nhiên cũng có một số báo cáo về bệnh dại ở người là do vết cắn của mèo, cầy, chó rừng, cáo, chó sói và các loại động vật ăn thịt khác.
Thời gian ủ bệnh sau khi bị cắn thường vài tuần, có thể lâu hơn vài tháng thậm chí hàng năm tùy thuộc vào số lượng và mức độ tổn thương và vị trí của vết cắn có gần thần kinh trung ương hay không. Người bệnh phải đi tiêm phòng bệnh dại ngay khi bị động vật cắn. Còn nếu đợi đến lên cơn dại (với các triệu chứng điển hình của bệnh dại thường là thể hung dữ với bệnh cảnh sợ nước, sợ gió, kích thích, rối loạn thần kinh thực vật, tăng tiết nước bọt) thì 100% bệnh nhân tử vong.
Bác sĩ khuyến cáo, nếu một người bị động vật cắn thì cần thực hiện như sau: Vết thương cần được rửa ngay với xà phòng và dưới vòi nước chảy liên tục trong thời gian khoảng 10-15 phút. Sau đó vết thương cần được rửa kỹ với cồn 70% hoặc cồn iod và đưa ngay bệnh nhân đến cơ sở y tế để được tư vấn tiêm phòng vắc-xin và huyết thanh kháng dại càng sớm càng tốt.
Theo Danviet
Cô dâu Mỹ cụt tứ chi tự bước vào lễ đường làm đám cưới Amanda Flores mặc chiếc váy cưới trắng, trao lời thề ước và nhảy cùng bạn đời của cô bằng tứ chi giả. Amanda Flores bước vào lễ đường trước mặt hai con trai trong đám cưới diễn ra hôm 11/8. Ảnh: New York Times Đám cưới của Amanda Flores và Frank Bordoy diễn ra hôm 11/8 tại nhà thờ ở bang Washington trước...