Người phụ nữ cao tuổi nhất thế giới
Ở độ tuổi 116, bà Filomena Taipe Mendoza vẫn khỏe mạnh, minh mẫn.
Bà Filomena Taipe Mendoz vẫn tự mình nấu ăn
Bà Filomena Taipe Mendoza sống ở vùng xa xôi hẻo lánh tại dãy núi Andes, Peru hiện được xem là người phụ nữ cao tuổi nhất thế giới. Bộ Phát triển và Hòa nhập xã hội Peru cho biết theo chứng minh thư, bà Filomena sinh ngày 20/12/1897. Như vậy, bà Filomena có số tuổi lớn hơn bà Misao Okawa (người phụ nữ cao tuổi nhất theo sách kỷ lục Guinness) là 3 tháng.
Video đang HOT
Chứng minh thư cho thấy bà đã 116 tuổi
Ở độ tuổi 116, bà Filomena Taipe Mendoza vẫn khỏe mạnh, minh mẫn. Bà Filomena cho biết bí quyết sống lâu của mình là ăn những thực phẩm có nguồn gốc tự nhiên. Bà chia sẻ: “Tôi luôn ăn thịt dê, sữa cừu, pho mát, khoai tây và đậu. Tất cả thực phẩm đều do tôi trồng, chăn nuôi tại vườn. Tôi chưa bao giờ uống nước giải khát đóng hộp. Cuộc sống của tôi rất khó khăn. Chồng mất sớm khiến tôi phải làm việc chăm chỉ để nuôi 9 đứa con”.
Hiện tại, bà Filomena được hưởng chăm sóc y tế miễn phí. Mỗi tháng, nhà nước trợ cấp cho bà 90 đô la (khoảng 1,9 triệu đồng).
Theo aFamily
Ngón tay trong ly kem
Sự việc bắt đầu vào ngày 3/5, khi một thực khách tên là Clarence Stowers mua một hộp kem sữa chocolate từ cửa hàng Kohl's Frozen Custard ở Wilmington, North Carolina về nhà ăn và phát hiện một ngón tay của ai đó trong miệng.
Dư luận bắt đầu bàn tán sau khi Stowers biết rằng đây là ngón tay của anh Brandon Fizer, 23 tuổi nhân viên cửa hàng Kohl's. Anh đã bị đứt ngón tay khi làm việc với máy đánh kem.
Fizer đã giữ ngón tay bị đứt trong hộp kem và đặt nó vào tủ lạnh để sau đó nhờ bác sĩ nối lại. Tuy nhiên, khi anh chưa kịp gặp bác sĩ thì ly kem đã được đem ra bán cho vị thực khách nọ.
Biết được sự nhầm lẫn này, ông chủ cửa hàng Kohl's đã tìm mọi cách xin lại ngón tay cho nhân viên của mình. Thế nhưng, Stowers chẳng những không trả lại cho khổ chủ mà còn mướn luật sư kiện Kohl's với hy vọng kiếm được một khoản tiền lớn.
Trong khi Stowers ngoan cố giữ lại ngón tay để làm bằng chứng cho vụ kiện và muốn được kiểm tra ngón tay xem nó có mắc bệnh gì không, thì thời gian cần để nối lại ngón tay cho Fizer cũng đã hết.
Thế là Fizer phải chấp nhận mất một ngón tay. P.Lombardo, giáo sư khoa Luật của ĐH Virginia nói rằng ngón tay vẫn có giá trị làm bằng chứng trong trường hợp Stowers trả lại cho Fizer.
Stowers có thể yêu cầu nhận được một bản khai chi tiết từ các bác sĩ giải phẫu cho Fizer và có thể lưu lại hình ảnh của nó mà không cần cất giữ như Stowers đã làm vì dù sao ngón tay này cũng thuộc quyền sở hữu của Fizer.
Giờ đây, dân chúng Mỹ đang chờ một lời giải thích thỏa đáng từ Stowers, mọi người không thể chấp nhận rằng Stowers chỉ nghĩ đến tiền mà không màng tới số phận người khác. Tại Mỹ, tai nạn cụt ngón tay ở các cửa hàng kem là chuyện không hiếm. Năm 2003, 5.620 người đã bị đứt ngón tay khi đang làm việc, trong đó có 300 trường hợp xảy ra trong ngành ăn uống.
Theo Datviet
Người Nhật ngáp khắp mọi nơi! Chính phủ Nhật Bản đang rất lo ngại trước tình trạng khoảng 40% số người lao động ngủ ít hơn 6 tiếng một ngày. Điều này dẫn đến hiện tượng họ mệt mỏi, thiếu tỉnh táo và ngáp khắp mọi nơi, trên đường phố, trong tàu điện ngầm, trên các giảng đường, trong hội nghị ... Ảnh minh họa Ngoài việc gây các...