Người phụ nữ bỏng rộp da sau tắm biển
Khi đến bệnh viện khám, vùng mặt, cổ, cánh tay bệnh nhân bị bỏng rát, phồng rộp. Có bệnh nhân đến khám trong tình trạng chân đi dép lỗ “lỗ chỗ” những điểm cháy nắng đen sạm.
BS Hoàng Văn Tâm, Phó Trưởng Khoa Điều trị nội trú ban ngày, Bệnh viện Da liễu Trung ương cho biết vừa tiếp nhận trường hợp đến khám bệnh nhân bị bỏng nắng nghiêm trọng sau tắm biển.
Bệnh nhân đến viện khám trong tình trạng da tấy đỏ, phồng rộp, bỏng rát, ngứa ngáy khó chịu các vùng da hở sau chuyến đi tắm biển. Tình trạng này khiến bệnh nhân bị bỏng rát, khó chịu đến viện khám.
Bác sĩ đã phải kê đơn thuốc uống, kết hợp bôi để điều trị tình trạng bỏng rát sau tắm biển.
Một trường hợp khác, một bệnh nhân bạch biến cũng bị bỏng nắng sau mấy ngày Hà Nội bước vào mùa hè nắng đổ lửa. BS Tâm lưu ý, các trường hợp bệnh bạch biến dễ bị bỏng nắng hơn người thường nên phải chú ý chống nắng tốt hơn, chủ quan dễ bị bỏng rát sau tiếp xúc ánh nắng mặt trời.
Bệnh nhân cho biết, chị đã bôi kem chống nắng, nhưng khi tắm dưới nước không cảm nhận tình trạng bỏng rát, chỉ khi lên bờ, qua ngày hôm sau các vùng da hở mới rát, phồng rộp nghiêm trọng.
Video đang HOT
BS Tâm cho biết, tình trạng bỏng rộp da rất phổ biến trong ngày hè, thường gặp nhiều ở nam giới hơn là nữ giới vì chị em thường che chắn kĩ hơn trước ánh nắng.
Có trường hợp bệnh nhân đi dép lỗ, những vùng hở bị đỏ rực và nổi bọng nước ngứa ngáy rất khó chịu.
Bác sĩ Tâm cho biết, trong mùa hè nắng nóng, việc chống nắng rất cần thiết để bảo vệ da khỏi cháy nắng, phồng rộp. Các tia UV có mức năng lượng khác nhau sẽ gây mức độ tác hại khác nhau đến sức khỏe và môi trường sống của con người.
Tia UVA là nguyên nhân gây lão hóa da, các vết nhăn và nám trên da; còn tia UVB làm đen da, cháy nắng, ung thư da. Người bị bỏng nắng chủ yếu do tia này.
Vì thế, cần chủ động bảo vệ cơ thể khỏi tác hại của UV như hạn chế ra nắng giờ cao điểm. Khi ra nắng cần sử dụng kem chống nắng có chỉ số SPF ít nhất ở mức 30 và phải bôi kem 30 phút trước khi ra ngoài. 2 tiếng bôi lại một lần.
Ngoài ra, cần có biện pháp bảo vệ vật lý gồm mũ, kính râm, ô, khẩu trang, găng tay, tất, quần áo sậm màu và trú dưới bóng râm.
Trong những ngày mùa hè nắng nóng, không chỉ đi ngoài đường, mà ngồi trong nhà cũng nên bôi kem chống nắng, mặc quần, áo dài, che chắn vùng da hở để giảm tác hại của tia UV cho làn da.
Xử trí bị cháy nắng sau tắm biển
Bạn đọc Ngọc Diễm (Đồng Nai) hỏi: "Vừa rồi, tôi đi chơi biển ở Vũng Tàu về thì da bị rát, đỏ, sưng tấy, thậm chí bong tróc. Tôi cũng thường đi tắm biển vào mùa nắng nhưng trước nay chưa có tình trạng này. Xin bác sĩ tư vấn giúp?".
Ảnh minh họa
TS-BS Lê Thái Vân Thanh, Trưởng Khoa Da liễu - Thẩm mỹ da Bệnh viện ĐH Y Dược TP HCM, trả lời: Khi da bị cháy nắng, bạn cần ngưng ngay việc tiếp xúc với ánh nắng mặt trời, làm dịu da bằng cách đắp mát, thoa các loại sữa dưỡng thể hoặc kem dưỡng ẩm làm dịu da, bù bằng đường uống nếu có mất nước nhẹ.
Nếu đỏ da, đau rát nhiều, bạn có thể sử dụng một số thuốc kháng viêm và giảm đau đường uống theo chỉ định của bác sĩ. Nếu tình trạng nghiêm trọng hơn, như có dấu hiệu của bỏng nặng, da rộp nước nhiều hay có mất nước nhiều, bạn nên nhanh chóng đến các cơ sở y tế có chuyên khoa da liễu để được thăm khám và tư vấn phương pháp điều trị phù hợp.
Chúng ta có thể chủ động phòng ngừa bị cháy nắng cụ thể như sau: tránh tiếp xúc trực tiếp ánh nắng mặt trời trong khoảng từ 10 giờ đến 16 giờ. Khi tham gia các hoạt động ngoài trời, nên sử dụng áo dài tay, quần dài, nón rộng vành và đeo kính mát để hạn chế tiếp xúc với ánh nắng mặt trời.
Thoa kem chống nắng đúng cách: chọn kem chống nắng có chỉ số SPF 30 trở lên, thoa lượng đủ dày, thoa kem chống nắng ít nhất 20 phút trước khi ra ngoài, thoa lại sau mỗi 2 giờ hoặc sau khi tắm hay ra mồ hôi nhiều. Thoa kem chống nắng cả khi thấy trời râm mát. Kết hợp thoa kem chống nắng và sử dụng viên uống chống nắng theo chỉ định của bác sĩ.
Ng.Thạnh ghi
Theo Người lao động
Virus SARS-CoV-2 có thể sống trong nước và lây nhiễm qua nước không? Virus SARS-CoV-2 có thể sống trong nước bao lâu và liệu có khả năng lây nhiễm cho con người trong môi trường này hay không? Dường như virus SARS-CoV-2 có thể sống trong nước một vài ngày, và thậm chí một vài tuần. Tuy nhiên, điều đó không có nghĩa là lượng virus này đủ lớn để khiến chúng ta mắc bệnh. Liệu...