Người phụ nữ bị tiêu chảy 1200 lần trong 2 tháng, bác sĩ sốc khi tiến hành nội soi đại tràng
Trở về từ bệnh viện, tình trạng của bà Mai vẫn không có dấu hiệu thuyên giảm, mỗi ngày bà vẫn bị tiêu chảy và xuất hiện tình trạng mất nước.
Bác sĩ Lâm Phong Niên, khoa Tiêu hóa – Gan mật, bệnh viện Lotung Pohai Hospital, chia sẻ về trường hợp bà Mai (54 tuổi) sống tại huyện Nghi Lan, Đài Loan.
Dạo gần đây, bà Mai bị tiêu chảy khoảng 20 lần/ngày trong suốt 2 tháng. Sau khi đến khám tại một bệnh viện địa phương, bác sĩ không phát hiện dấu hiệu bất thường nên bệnh nhân được chẩn đoán ban đầu là viêm đại tràng co thắt.
Ảnh minh họa
Trở về từ bệnh viện, tình trạng của bà Mai vẫn không có dấu hiệu thuyên giảm, mỗi ngày bà vẫn bị tiêu chảy và xuất hiện tình trạng mất nước. Sau đó, bà Mai đã đến khám tại bệnh viện Lotung Pohai Hospital và được nhập viện để theo dõi và điều trị.
Khi tiến hành kiểm tra nội soi đại tràng, bác sĩ Lâm cảm thấy sốc khi thấy một số lượng lớn ký sinh trùng trong ruột của bệnh nhân. Sau đó, nhân viên y tế tại phòng thí nghiệm của bệnh viện lần nữa xác nhận ký sinh trùng trong ruột của bệnh nhân là giun móc và số lượng lên đến hàng trăm con.
Video đang HOT
Bác sĩ Lâm cho biết, theo kinh nghiệm lâm sàng, giun móc trưởng thành chủ yếu sống ký sinh ở ruột non, rất hiếm khi được tìm thấy qua nội soi đại tràng (ruột già). Tuy nhiên, không loại trừ trường hợp do bệnh nhân bị tiêu chảy trong thời gian dài dẫn đến trứng giun tống ra theo chất thải và sót lại trong ruột già.
Ảnh minh họa
Thông qua tìm hiểu thói quen sinh hoạt của bệnh nhân, bác sĩ được biết bà Mai có lối sống đơn giản, không tiếp xúc với động vật, môi trường tự nhiên hay bệnh viện, là người chú trọng vệ sinh cá nhân, do đó nguyên nhân khiến bà Mai mắc bệnh giun móc đến nay vẫn là ẩn số và bác sĩ không thể lý giải.
Bác sĩ Lâm cảnh báo ký sinh trùng giun móc chủ yếu liên quan đến tiếp xúc da, bác sĩ khuyến cáo mọi người không chỉ rửa tay thường xuyên mà còn phải đi giày khi tham gia các hoạt động ngoài trời. Nếu bạn đang làm vườn tại nhà, hãy nhớ đeo găng tay để bảo vệ bản thân tránh trứng giun lây lan qua việc tiếp xúc da.
Khi ký sinh tại tá tràng, giun móc hút khoảng 0,2 – 0,34ml máu/ngày, gây viêm hành tá tràng và tiết ra chất chống đông, chất ức chế sản sinh hồng cầu, gây mất máu mạn tính.
Triệu chứng khi mắc bệnh giun móc
Khi bị giun móc, bệnh nhân không có biểu hiện đặc hiệu, chỉ có đau vùng thượng vị (tùy mức độ nhiễm giun) và các triệu chứng của thiếu máu như da xanh, niêm mạc nhợt.
Triệu chứng đau của bệnh nhân cũng không đặc hiệu, đau bất kì lúc nào, lúc đói đau nhiều hơn, ăn uống kém, đầy bụng khó tiêu.
Ngoài ra khi ấu trùng giun móc/giun mỏ xuyên qua da sẽ gây viêm da tại chỗ với biểu hiện ngứa, có các nốt đỏ kéo dài 1 – 2 ngày (nhiễm giun mỏ hay bị viêm da hơn giun móc).
Để xác định có mắc bệnh hay không, bệnh nhân cần tới thăm khám tại các cơ sở y tế và làm xét nghiệm phân tìm trứng giun.
Cách ngăn ngừa các bệnh đường ruột do bão, lụt
Liên tiếp bão và áp thấp nhiệt đới đổ bộ vào miền Trung đã làm nhiều người chết, mất tích, nhiều nhà cửa bị phá hủy.
Sau bão, tình trạng môi trường sống, nguồn nước sinh hoạt thay đổi nhanh chóng bởi sự tàn phá của bão kèm theo mưa, lũ lụt làm hư hỏng các công trình vệ sinh, từ đó các chất bẩn hoà trộn vào nước làm lây lan nhiều mầm bệnh, đặc biệt nguy hiểm là các bệnh về đường ruột.
Bão lụt có thể sẽ làm cho các công trình vệ sinh bị ảnh hưởng nặng, thậm chí làm hư hỏng kèm theo mưa sẽ đưa các chất bẩn, rác thải trôi dạt đến nhiều nơi. Trong các chất bẩn đó có vô vàn các loại vi sinh vật gây bệnh gồm vi khuẩn, virus và ký sinh trùng.
Cán bộ y tế hướng dẫn người dân cách bảo vệ nguồn nước khi mưa lũ xảy ra.
Vi khuẩn gây bệnh đường ruột, nhất là gây bệnh tiêu chảy chủ yếu do các loại vi khuẩn đường ruột như vi khuẩn thương hàn, E.Coli, lỵ trực khuẩn, campylobacter, proteus, enterobacter và không thể không kể đến vi khuẩn tả. Đối với ký sinh trùng thì phải kể đến lỵ amíp, các loại trứng giun như trứng giun đũa, trứng giun móc. Hầu hết các vi sinh vật gây bệnh này có rất nhiều trong phân, đất, nước, không khí.
Lũ lụt sẽ kéo theo mầm bệnh rải đi khắp nơi. Đồng thời, bão, lụt cũng làm cho người dân sẽ rất thiếu thốn về nguồn nước sử dụng trong sinh hoạt, vậy nên khi dùng nước đã bị nhiễm bẩn thì nguy cơ cao mắc bệnh đường ruột, nhất là bệnh tiêu chảy rất khó tránh khỏi.
Trước hết, cần lưu tâm đến giải quyết vệ sinh nguồn nước sinh hoạt. Đây là một việc làm hết sức cần thiết bởi vì giải quyết nguồn nước hợp vệ sinh để cho dân sử dụng là một việc làm không dễ dàng gì trong điều kiện vừa xảy ra bão, mưa, lũ lụt. Các vùng, miền chưa có nước máy thì cần thau, rửa, vệ sinh sạch sẽ giếng khơi. Nếu dùng nước ao, hồ, sông, suối thì cần được làm trong và khử khuẩn trước khi sử dụng.
Để làm trong nước, cần 1 cục phèn chua bằng nửa đốt ngón tay cho vào 1 gáo nước làm tan phèn rồi đổ gáo nước đó vào xô nước khoảng 25 lít, khuấy thật đều, chờ khoảng 30 phút để lắng cặn, gạn lấy phần nước trong ở phía trên, sau đó cho vào 1 viên cloraminB có hàm lượng 0,25g (viên cloramin này sẽ cho vào 1 gáo nước làm tan hết) rồi đổ vào xô nước đã được làm trong. Nếu không có viên cloraminB thì dùng loại bột cloraminB cũng được. Nếu dùng loại bột thì chỉ cần 1/3 thìa canh có thể dùng để khử khuẩn cho 300ml nước sau khi nước đã làm trong.
Nước đã được khử khuẩn bằng cloraminB thì dùng để đun nấu thức ăn và tắm giặt hằng ngày. Nếu muốn uống thì phải đun sôi. Nếu địa phương nào, gia đình nào dùng nước giếng khoan thì sau bão, lụt cần vệ sinh máy bơm thật sạch sẽ. Nếu dùng giếng khơi thì cần bơm hết nước bẩn trong giếng, nhất là các giếng bị ngập nước, vệ sinh sạch sẽ và sau khi có nước cũng cần lọc và khử khuẩn như cách trên. Cố gắng quản lý tốt chất thải, đặc biệt là các loại chất thải như phân, nước tiểu, chất thải công nghiệp, chất thải bệnh viện, không cho mầm bệnh lây lan ra môi trường xung quanh.
Những ao tù, nước đọng cần được khơi thông. Phát động mọi người dân tự giác vệ sinh trong từng gia đình, từng ngõ xóm làm sao để cho môi trường sống phong quang, sạch sẽ nhằm hạn chế đến mức tối đa mầm bệnh phát triển. Tuyệt đối không ăn rau sống, không uống nước lã, không ăn tiết canh, nem chua, nem chạo, không đi vệ sinh bừa bãi. Không nên tắm ở ao, hồ, sông, suối vừa bị lũ, lụt. Khi cần thiết làm việc ở môi trường dưới nước thì không ngâm mình dưới nước thời gian lâu. Cần phổ biến rộng rãi trong nhân dân rửa tay trước khi ăn cũng như chế biến thực phẩm.
Khuyến cáo phòng bệnh mùa mưa bão
Để chủ động phòng tránh dịch bệnh trong mùa mưa bão, Cục Y tế dự phòng - Bộ Y tế khuyến cáo người dân thực hiện các biện pháp phòng bệnh như sau:
1. Đảm bảo lựa chọn thực phẩm và chế biến thực phẩm an toàn, hợp vệ sinh, ăn thức ăn nấu chín và nước đun sôi.
2. Thường xuyên rửa tay với xà phòng trước và sau khi chế biến thực phẩm, trước khi ăn và sau khi đi vệ sinh.
3. Vệ sinh cá nhân hàng ngày, rửa chân sạch và lau khô các kẽ ngón chân sau khi tiếp xúc với nước lũ, nước bị nhiễm bẩn.
4. Tiêu diệt lăng quăng/bọ gậy, diệt muỗi bằng cách đậy kín các bể, thùng chứa nước, thả cá vào dụng cụ chứa nước lớn, loại bỏ các phế thải như chai, lọ, lốp ôtô... hoặc các hốc nước tự nhiên để không cho muỗi đẻ trứng
5. Mắc màn khi ngủ kể cả ban ngày
6. Thau rửa bể nước, giếng nước, dụng cụ chứa nước và dùng hóa chất để khử trùng nước ăn uống và sinh hoạt theo hướng dẫn của nhân viên y tế.
7. Thực hiện nguyên tắc nước rút đến đâu làm vệ sinh đến đấy, thu gom, xử lý và chôn xác súc vật theo hướng dẫn của nhân viên y tế.
8. Khi có dấu hiệu nghi ngờ nhiễm bệnh, cần đến khám và điều trị tại các cơ sở y tế gần nhất.
Điều gì xảy ra nếu bạn ngừng uống sữa? Sữa hay các sản phẩm từ sữa đều tốt cho sức khoẻ nhưng cũng có những điểm bạn cần lưu ý khi sử dụng thực phẩm này. Giảm đau đầu: Một số nghiên cứu chứng minh, các sản phẩm từ sữa có thể gây chứng đau nửa đầu và là nguyên nhân của tình trạng căng thẳng, mất ngủ... Chính vì vậy, nếu...