Người phụ nữ bị thủng ngực sau 2 lần tiêm silicon Trung Quốc
Người phụ nữ bị hoại tử ngực phải vào viện thẩm mỹ ở TP HCM cấp cứu. Sau 5 tiếng, ê-kíp cấp cứu hoàn thành việc nạo vét các khối silicon đóng vón cục.
Một bệnh viện ở TP.HCM mới tiếp nhận một nữ bệnh nhân trong tình trạng ngực bên phải thủng một lỗ sâu, da ngực hoại tử gần 6 cm2, máu và chất dịch lạ tuôn ra liên tục.
Bệnh nhân cho biết đã nâng ngực 2 lần bằng phương pháp tiêm silicon dạng lỏng ở Trung Quốc. Lần đầu thực hiện cách đây 20 năm. Tuy nhiên, sau một thời gian, chị không hài lòng với kết quả nên đã tiêm lần hai.
Một năm trở lại đây, bệnh nhân thấy ngực phải căng cứng, có nhiều đốm màu tím, ngày càng sậm màu. Sau đó, ngực xuất hiện một lỗ thủng sâu, to, miệng vết thương liên tục chảy dịch vàng đục, đau nhức nên chị quyết định đi khám.
Người phụ nữ mang “chiếc giếng sâu” trên ngực sau khi tiêm silicon Trung Quốc. Ảnh:BSCC
TS.BS Nguyễn Phan Tú Dung, Giám đốc BV nơi tiếp nhận bệnh nhân cho biết đây là trường hợp hoại tử ngực nên phải cấp cứu khẩn cấp.
Bác sĩ Dung cho biết, bệnh nhân tiêm silicon quá nhiều và mũi tiêm sâu nên đã chọc thẳng vào mô tuyến và cơ ngực. Hậu quả là tạo thành các khối u xơ cứng và áp- xe quá to nên phá hủy thành ngực, các mô mềm tạo thành lỗ rò lớn ngoài da.
Video đang HOT
Silicon đã ngấm vào các mô mỡ và mạch máu, gây ra hoại tử và biến chứng nặng nề. Vùng ngực bị đâm thủng, da bị hoại tử, khó xác định ranh giới mô tuyến, mô cơ với silicon.
Qua 5 tiếng, ê-kíp cấp cứu hoàn thành việc nạo vét các khối silicon đóng vón cục, cắt lọc mô hoại tử, tạo hình khép lỗ thủng trên ngực phải.
Sau ca phẫu thuật, hiện sức khỏe bệnh nhân đã ổn định và được tiêm truyền kháng sinh trong 1 tuần để ngăn ngừa nhiễm trùng.
Phan Nhơn
Nghiên cứu mới nhất phát hiện COVID-19 tấn công mạch máu khắp cơ thể
COVID-19 tấn công các mạch máu ở khắp cơ thể, dẫn đến suy đa tạng là nghiên cứu mới nhất được công bố trên tạp chí y khoa The Lancet vào ngày 17.4.
Ảnh minh họa
"COVID-19 không chỉ tấn công phổi mà còn tấn công các mạch máu trên khắp cơ thể" - SCMP dẫn lời bác sĩ Frank Ruschitzka, tác giả của bài nghiên cứu kiêm Chủ tịch Trung tâm tim mạch và Khoa tim mạch, Bệnh viện Đại học Zurich, Thụy Sĩ.
Giáo sư cũng cho biết, các nhà nghiên cứu chỉ ra virus khiến con người tử vong không chỉ bởi bệnh viêm phổi mà còn nhiều nguyên nhân khác.
"Sau đó, virus sẽ xâm nhập tế bào nội mô. Tế bào này lót mặt trong của tất cả các mạch máu trong cơ thể và bảo vệ chúng. Vì vậy, nó làm giảm khả năng phòng thủ và gây ra các vấn đề vi tuần hoàn", bác sĩ thông tin.
Tiếp theo virus sẽ làm giảm lưu lượng máu đến các bộ phận khác trong cơ thể và cuối cùng là ngừng lưu thông máu.
"Từ những gì chúng ta thấy lâm sàng, các bộ phận như tim, ruột, thận và mạch máu đều bị ảnh hưởng", bác sĩ chia sẻ.
Điều này giải thích tại sao những người hút thuốc và những người có bệnh nền như cao huyết áp, tiểu đường, béo phì, tim mạch, suy giảm chức năng nội mô hoặc giảm sức bền thành mạch máu lại dễ bị nhiễm virus hơn.
Nghiên cứu phát hiện các hạt virus nằm trong các tế bào mô, mạch máu và tế bào viêm ở bệnh nhân mắc COVID-19.
Kết quả phân tích dựa trên 3 trường hợp kết hợp với việc khám nghiệm tử thi các bệnh nhân khác cũng tìm thấy các mạch máu "đầy virus", dẫn đến việc suy giảm lượng máu chảy trong các bộ phận ở cơ thể.
Minh chứng là một bệnh nhân 71 tuổi mắc COVID-19, với bệnh lý nền là bệnh động mạch vành và cao huyết áp, đã bị suy đa tạng và tử vong.
Một bệnh nhân nữ 58 tuổi khác có bệnh lý nền tiểu đường, cao huyết áp và béo phì, đã thiếu máu mạc treo hoặc giảm lưu lượng máu đến ruột non, làm hỏng nội tạng vĩnh viễn. Bạch cầu lympho gây viêm nội mạc cũng được tìm thấy ở phổi, tim, thận và gan.
Khám nghiệm tử thi một ca ghép thận cũng cho thấy cấu trúc virus trong các tế bào nội mô. Các nhà nghiên cứu còn tìm thấy các tế bào viêm ở tim, ruột non, phổi và hầu hết các mạch máu đều xung huyết.
Dựa trên những phát hiện này, các nhà nghiên cứu đề xuất các liệu pháp để ổn định nội mô, ngăn cản virus phát triển. Ngoài việc tiêm chủng, bác sĩ Ruschitzka khuyến cáo rằng tăng sức bền thành mạch máu chính là chìa khóa để điều trị COVID-19.
Nếu tất cả bệnh nhân có nguy cơ nhiễm virus và người cao tuổi nhiễm virus được điều trị tim mạch tốt, thì khả năng sống sót sau khi mắc COVID-19 càng cao.
"Chúng tôi biết 2 loại thuốc giúp điều trị đó là thuốc ức chế men chuyển ACEI (thuốc tim mạch điều trị tăng huyết áp) và thuốc chống viêm (tăng sức mạnh nội mạc)", giáo sư Ruschitzka khẳng định.
John Nicholl - một giáo sư lâm sàng về bệnh lý tại Đại học Hong Kong - cho biết còn cần nhiều nghiên cứu hơn nữa.
"Trong khi nhiều cấu trúc có vẻ giống với các hạt virus khi theo dõi qua kính hiển vi điện tử, nhưng chúng ta cũng nên sử dụng các kỹ thuật khác để xác nhận nhiễm virus", giáo sư Nicholls nhấn mạnh.
HỒNG HẠNH
Chuyển vạt da cuống mạch 'lấp đầy' vết thương khuyết hổng gót chân cho trẻ Trong thời gian được nghỉ học ở nhà để phòng chống lây nhiễm Covid-19, D. bị tai nạn. Các bác sĩ đánh giá vết thương khuyết hổng vùng gót chân của bệnh nhi khá nghiêm trọng, đã lộ gân và xuất hiện tình trạng viêm, chảy dịch... Vết thương lõm sâu ở gót chân của trẻ. Trung tâm Sản Nhi (BV Đa khoa...