Người phụ nữ bị mắc kẹt kính áp tròng trong mí mắt 28 năm nhưng… không biết
Một người phụ nữ đến từ Scotland sau gần 3 thập kỷ mới phát hiện ra sự tồn tại của một chiếc kính áp tròng “thất lạc” trong… mí mắt của mình.
Kính áp tròng có thể gây khó chịu. Chính vì vậy việc kính áp tròng tồn tại trong mắt đến gần 30 năm, mà lại nằm ở… mí mắt thực sự là điều bất thường.
Miếng kính áp tròng đã “định cư” trong mí mắt một bệnh nhân Scotland suốt 28 năm ròng.
Người phụ nữ 42 tuổi này có một đôi mắt hơi sưng trong 6 tháng trước cuối cùng cũng được chuyển đến Khoa nhãn khoa ở thị trấn Dundee, Scotland.
Khi các bác sĩ, Sirjhun Patel, Lai-Ling Tan và Helen Murgatroyd tiến hành chụp MRI để xem điều gì đã xảy ra, họ đã tìm thấy một u nang nhỏ có đường kính khoảng 6 mm. Ngay sau đó, họ đã tổ chức một cuộc phẫu thuật để loại bỏ nó.
Video đang HOT
“Trong quá trình phẫu thuật cắt bỏ, một u nang đã được tìm thấy trong mô mềm. Vấn đề đáng nói là không có dấu hiệu nào cho thấy tổn thương trước đó đối với mí mắt. Khi loại bỏ, u nang bị vỡ và một kính áp tròng cứng đã được trích xuất và xác định đó là một kính áp tròng RGP thực sự”, các bác sĩ giải thích trong bài báo.
Vấn đề đáng nói nữa đó là bệnh nhân 42 tuổi không hề biết miếng kính áp tròng này đến từ đâu.
Sau khi tìm hiểu, các bác sĩ cho biết, mẹ của bệnh nhân nhớ lại rằng bệnh nhân có tiền sử chấn thương ở mí mắt trên bên trái khi còn nhỏ. Bệnh nhân bị đánh vào mắt trái khi chơi cầu lông ở tuổi 14. Bệnh nhân đeo kính áp tròng RGP vào thời điểm đó nhưng sau đó kính áp tròng bị trật khỏi mắt và đã mất không tìm thấy.
Sự thực thì nó dường như đã bị mắc kẹt trong mí mắt của bệnh nhân trong 28 năm.
Vào thời điểm đó, các các bác sĩ và các nhà nghiên cứu lưu ý, đã có một số hiện tượng sưng, nhưng nó đã biến mất sau đó. Đó là lý do khiến gia đình thực sự không có lý do để nghi ngờ mắt kính áp tròng vẫn còn trong mắt cô con gái của mình.
Bệnh nhân đã không đeo kính áp tròng cứng kể từ đó, vì vậy nhóm nghiên cứu cho rằng đó là trò chơi cầu lông định mệnh đã gây ra sự cố này.
Trang Phạm
Theo Science Alert
Kiểm tra mắt giúp phát hiện bệnh Alzheimer sớm
Một cuộc kiểm tra mắt mỗi năm có thể mang đến nhiều lợi ích bao gồm giúp phát hiện được bệnh Alzheimer - một dạng bệnh mất trí nhớ.
Shutterstock
Đó là kết quả của một nghiên cứu do các nhà nghiên cứu của Trung tâm Mắt Duke (Mỹ) đã thực hiện. Họ phát hiện độ dày của mạch máu trong võng mạc của người bệnh Alzheimer có khác so với người không bị bệnh, theo Fox News.
Nghiên cứu thực hiện trên hơn 200 người, trong đó có 39 người bị bệnh Alzheimer.
Kết quả nghiên cứu đã được công bố trên tạp chí Ophthalmology Retina
"Chúng tôi tạo ra một công nghệ không xâm lấn khá mới mà có thể chụp thấy được những mạch máu rất nhỏ trong võng mạc chỉ trong vài phút", bác sĩ giải phẫu Sharon Fekrat, người dẫn đầu nghiên cứu, cho biết.
Công nghệ này cho thấy những thay đổi về độ dày của mạch máu trong võng mạc có thể cho thấy được những gì đang xảy ra với các mạch máu nhỏ trong não. Điều này có thể giúp phát hiện trước những thay đổi về nhận thức trước khi người bệnh có triệu chứng mất dần trí nhớ, theo Fox News.
Hiện tại, bệnh Alzheimer có thể được chẩn đoán dựa vào kết quả chụp MRI hoặc CT não, kiểm tra thần kinh và các phương pháp khác.
Ước tính 5,8 triệu người bị mất trí nhớ do Alzheimer gây ra chỉ riêng ở nước Mỹ, Fox News trích dẫn dữ liệu 2019 của Hiệp hội Alzheimer. Đây là nguyên nhân xếp thứ 6 gây nên tử vong ở Mỹ vì chưa có phương pháp trị khỏi.
Theo thanhnien
Nguyên nhân ngứa khóe mắt và cách điều trị hiệu quả nhất Nếu bạn nắm được nguyên nhân do đâu mà mình bị ngứa khóe mắt và cách điều trị kịp thời sẽ tránh được những tổn thương về mắt, cũng như sinh hoạt hàng ngày không bị ảnh hưởng. Ngứa khóe mắt là bệnh gì? Có thể hiểu đơn giản, ngứa mắt là tình trạng phổ biến thường gặp vào mùa thu đông và...