Người phụ nữ bị FBI truy nã nhất thế giới
Aafia Siddiqui là một tên khủng bố dã man hay chỉ là nạn nhân của một kẻ trộm tàn bạo?
Aafia Siddiqui trong lễ nhận bằng tốt nghiệp. Nguồn ảnh: Guardian
Một chiều mùa hè năm 2007, một đoàn xe ôtô hùng hậu hộ tống cho binh lính Mỹ và các đặc vụ FBI (Cục Điều tra Liên bang Mỹ) ầm ầm lao vào khu vực đồn cảnh sát địa phương ở Ghazni, Afghanistan. Họ tới đó để thẩm vấn một người phụ nữ 36 tuổi là Aafia Siddiqui. Người phụ nữ này bị cho là gián điệp của tổ chức khủng bố Al Qaeda và là người mà FBI truy nã gát gao nhất thế giới.
Video đang HOT
Aafia Siddiqui đã biến mất trong suốt 5 năm, và đột nhiên xuất hiện trước tòa biệt thự của thống đốc tại Ghazni, bị cáo buộc là mang các loại chất lỏng “bí hiểm” được chú thích liên quan tới một “vụ tấn công gây chết người hàng loạt”, cùng với một danh sách các địa danh của Mỹ: Tòa nhà ở bang New York, Tượng Nữ thần Tự do, phố Wall.
Những người Mỹ đã đi thẳn lên các bậc thang tiến vào phòng họp và được yêu cầu đứng chờ ở bên ngoài. Các quan chức FBI nói rằng, khi Siddiqui đột nhiên xuất hiện từ phía sau, cô đã tóm lấy một khẩu súng trường M-4 của một lính gác, rồi nổ súng. Người lính gác này đã vật lộn với Siddiqui, sau đó có thêm tiếng súng nổ. Aafia Siddiqui nằm trên sàn, trên bụng cô bê bết máu chảy.
Siddiqui không chết, và cô bị dẫn độ về Mỹ vì tội cố ý giết người. Nhưng những bức màn bí ẩn quanh các chi tiết về vụ việc của cô đã khiến cho nhiều nơi trên thế giới bày tỏ sự phẫn nộ, đặc biệt là trong cộng đồng phụ nữ Hồi giáo. Họ tin rằng Siddiqui đã bị giám hộ 5 năm tại Mỹ và tại căn cứ không quân ở bắc Afghanistan và bị tra tấn.
Rắc rối bắt đầu xảy ra từ năm 2003, khi đó Diddiqui – một nhà khoa học người Pakistan với các tấm bằng từ MIT và Brandeis – sống cùng với chồng và 3 người con ở gần Boston (Mỹ). Là một nhà hoạt động vì nữ quyền Hồi giáo, cô thu hút sự chú ý của FBI khi chồng cô sử dụng thẻ thanh toán để mua các loại kính nhìn ban đêm, áo giáp, và các hướng dẫn sử dụng vũ khí trên mạng.
Cặp đôi này cũng chuyển tiền cho các tổ chức được cho là có mối liên hệ với các nhóm khủng bố. Tệ hơn là, trong các cuộc thẩm vấn của FBI, Khalid Sheikh Mohammed – một trong những “quân sư” cho vụ khủng bố 11/9 đã nhắc đến tên Siddiqui là một nhân vật then chốt của Al Qaeda. Chỉ một tháng sau đó, Siddiqui đột nhiên biến mất.
Vậy, trong suốt 5 năm đó, Siddiqui đã biến đi đâu? CIA và Bộ Quốc phòng Mỹ từ chối có bất kỳ liên quan gì tới sự biến mất của Siddiqui. FBI thì nói riêng rằng cô được thả tự do trong suốt toàn bộ thời gian, nhưng đột nhiên xuất hiện trong các báo cáo tình báo vì đã vận động tiền cho Al Qaeda trong các ngân hàng quốc tế. Tuy nhiên, tình trạng của Siddiqui là luôn “trốn thoát” mọi cuộc truy bắt.
Luật sư của Siddiqui là Elaine Whitfield Sharp cho biết: giấy tờ tùy thân của Siddiqui đã bị một phụ nữ lấy trộm, và người này có thể là người đã làm việc với Khalid Sheikh Mohammed. Trong khi đó, một Siddiqui thật sự rất nhiều khả năng đã bị ISI (cơ quan tình báo Pakistan) bắt giữ và chuyển giao cho các nhà cầm quyền Mỹ. Siddiqui đã bị bắt giam trong suốt 5 năm tại Căn cứ không quân Bagram. Đây được cho là một “khu vực đen” nơi CIA tra tấn các nghi phạm khủng bố.
“Liệu bạn có thể nào tin nổi Aafia định chạy trốn trong suốt hơn 5 năm trời?” – luật sư Sharp đặt câu hỏi. “Rồi, bất kể việc FBI và ISI đã đặt mục tiêu bắt cô lên hàng hàng đầu, thì việc cô vừa quyết định xuất hiện tại Afghanistan với tất cả những gì mà cô có thể cần để chỉ dẫn vào hết tất thảy trong túi của mình. Nếu bạn là một tên khủng bố, liệu bạn có thể nhét tất cả kế hoạch của mình chỉ trong một túi đồ?”
Sharp tin rằng Siddiqui được thả tự do từ Bagram bởi cô đã trở thành một vụ việc nổi tiếng trong thế giới Hồi giáo, và các vật liệu mà cô mang theo người chỉ nhằm khiến cho cảnh sát nhắm bắn vào cô như thể cô là một kẻ đánh bom tự sát. Nhưng khi sự việc không xảy ra theo hướng đó, những người Mỹ tại sở cảnh sát buộc phải “kết thúc” vụ việc của Siddiqui.
Siddiqui đã không xuất hiện trong phiên tòa bởi mỗi lần cô bị yêu cầu rời khỏi xà lim, cô đều bị lục soát khắp người. Luật sư của Siddiqui cho biết, cô sợ hãi, và tâm trạng đầy tiêu cực. Cô tỏ ra rất biết ơn tới những người gác ngục ở New York, điều này rất đáng chú ý nếu thực sự cô đã phải trải qua một nửa thập kỷ sống trong tra tấn.
Luật sư Sharp nói Siddiqui có thể được trắng án nếu như cô có thể chứng minh được rằng cô đã bị lấy trộm giấy tờ tùy thân và bị tra tấn. “Nhưng rất nhiều khả năng là cô ấy bị kết tội… một người phụ nữ bị truy nã gát gao nhất thế giới ư? Rất khó để chống lại điều đó” – Sharp nói.
Rốt cuộc, Siddiqui đã bị chuyển tới Mỹ, bị kết án vào năm ngoái với mức 86 năm tù. Theo hồ sơ của nhà tù Guántanamo, Siddiqui bị coi là một nhân vật trung tâm của mạng lưới Al Qaeda chi nhánh ở Karachi từ giữa năm 2002-2003.
Trong một động thái nhằm dàn hòa, các chính trị gia Pakistan đã yêu cầu Mỹ thả Siddiqui để đổi lấy Raymon Davis – một điệp viên của CIA đã bắn chết hai người dân thường ở Lahore.
Theo VietNamNet