Người phụ nữ bé nhỏ đồng hành F0
Đó là chị Lê Thị Kim Cúc, tên thường gọi là Cúc Phương, ngụ tại TP.Thủ Đức (TP.HCM).
Mùa dịch ập đến với biết bao nỗi lo, F0 là điều không ai mong muốn nhất. Thế nhưng, vẫn có một người phụ nữ, với vẻ ngoài tuy bé nhỏ nhưng lại như một ngọn lửa nhiệt tình, đồng hành với rất nhiều F0, F1, giúp họ vượt qua khủng hoảng tâm lý, vượt qua dịch bệnh.
Đó là chị Lê Thị Kim Cúc, tên thường gọi là Cúc Phương, ngụ tại TP.Thủ Đức (TP.HCM).
Người bạn đáng tin cậy của các F0
Vào giữa tháng 7, khi dịch bắt đầu bùng phát dữ dội, TP.HCM đã có những biện pháp gắt gao cùng với chỉ thị giãn cách để ngăn chặn sự lây lan. Và chung cư của chị Cúc Phương đã có ca F0 đầu tiên, sau vài ngày lại có thêm ca nữa và cứ thế xuất hiện những ca tiếp theo. Cả chung cư bắt đầu hoang mang, sợ hãi.
Dù luôn theo dõi các thông tin để nắm bắt tình hình, nhưng các cư dân tại nơi chị Phương sinh sống vẫn luôn lo lắng vì căn bệnh này quá mới, tốc độ lây lan khủng khiếp và chưa có thuốc đặc trị, chỉ trị bệnh theo triệu chứng mà triệu chứng của mọi người lại không giống nhau.
Chị Phương ghi chép triệu chứng của F0 mỗi ngày 3 lần để hội ý với bác sĩ Trương Thị Nông
Chị Phương luôn ý thức được việc mình sống ở chung cư đông người, việc tiếp xúc cũng như lây nhiễm luôn ở mức cao. Cho nên, bản thân chị đã chủ động nghiên cứu phác đồ của Bộ Y tế, tham khảo thêm từ các bác sĩ từ nửa tháng trước. Cứ nghĩ đơn giản là nâng cao thêm sự hiểu biết, không ngờ điều đó lại vô cùng hữu ích khi chị Phương lại trở thành người tiếp sức cho các F0.
Bất kỳ ai khi biết bản thân họ dương tính Covid-19 thì tâm lý hoang mang, sợ hãi là không thể tránh khỏi. Lúc này cần nhất chính là chỗ dựa tinh thần giúp các F0 mạnh mẽ, kiên cường chiến đấu cùng bệnh tật. Chị Phương đã kết nối các F0, chủ động giúp các bạn giải tỏa tâm lý. Dần dà được mọi người tin tưởng, có thêm nhiều người nhiễm bệnh tìm đến chị Phương để xin lời khuyên.
Nhờ bác sĩ Trương Thị Nông đang công tác tại Bệnh viện Nguyễn Tri Phương đồng hành suốt quãng thời gian này nên chị Phương cũng mạnh dạn lập ra nhóm F0 để tư vấn, hỗ trợ. Bác sĩ Nông rất có kinh nghiệm trong việc điều trị, theo dõi các triệu chứng cho các F0.
Chị Phương lại nhận trách nhiệm động viên, ủng hộ tinh thần và chuẩn bị vật dụng, các thứ cần thiết theo hướng dẫn của bác sĩ Nông. Hành trình gian nan từ khi dương tính, đi cách ly cho đến khi khỏe mạnh, âm tính trở về nhà không chỉ trở thành kỷ niệm khó quên của các F0 mà cả chị Phương và bác sĩ Nông.
Cho đến hôm nay, chị Phương đã giúp được cho gần 100 trường hợp F0, F1, có rất nhiều hoàn cảnh, từ người mang thai, người ung thư… Nhưng trong đó, chị Phương không thể quên trường hợp một F0 vì quá lo lắng mà đọc rất nhiều tin tức tiêu cực, nên tự tưởng tượng bản thân cũng bị những triệu chứng như thế. Bạn ấy đã cuống quýt lên, cho đến khi chị Phương hỏi thăm về triệu chứng và xem chỉ số trên máy SpO2 thì chị Phương mới thở phào nhẹ nhõm vì biết bạn ấy bị ám ảnh tâm lý.
Video đang HOT
Chị Phương tìm thực phẩm chức năng đề kháng phù hợp cho F0
Gian nan mua đồ hộ mùa giãn cách cho các F0
Khi TP.HCM bước vào giai đoạn giãn cách nghiêm ngặt, các gia đình có người nhiễm thì bị phong tỏa. Việc mua đồ, tìm nhà cung cấp vô cùng khó khăn.
Được sự tư vấn của bác sĩ Nông, chị Phương luôn căn dặn các F0 luôn vệ sinh, chăm sóc mũi miệng và nâng cao sức đề kháng. Tưởng chừng nồi cháo nóng giải cảm có vài lá tía tô là thứ rất đơn giản, vậy mà không thể mua được. Vậy là chị Phương lại chạy đôn chạy đáo tìm sả gừng, mật ong, chanh… Chị tự liên hệ người bán, tìm shipper đến lấy hàng rồi nhờ bảo vệ chuyển đến tận nhà cho F0.
Dịch lây lan nhanh, nên đôi khi người bị nhiễm được thông báo và đưa đi cách ly trong sự ngỡ ngàng của bản thân họ. Thời gian gấp rút lẫn áp lực tâm lý khiến F0 không chuẩn bị đầy đủ đồ cá nhân khi đến các khu cách ly.
Trong lúc rối rắm, các bạn lại nghĩ đến chị Phương nhờ mua thau chậu giặt đồ, bình đun siêu tốc, chăn mỏng… Thời điểm hàng quán đều đóng cửa, chị Phương không nghĩ ngợi nhiều mà đem cả thau chậu, bộ chăn màn mới trong nhà gửi vào khu cách ly cho các bạn F0.
Có lẽ thấu hiểu được điều này mà bất kỳ khi nào mọi người cần, chị Phương luôn cố gắng hết sức. Thời gian đó, chị Phương không còn phân biệt rạch ròi phải ngày làm đêm ngủ, mà khi nào mọi người cần thì chị luôn sẵn sàng. Dù cuộc sống có chút xáo trộn nhưng chị lại thấy vui khi có thể giúp được mọi người.
Chị Phương và con gái đóng gói hàng gửi vào cho các F0 ở các khu cách ly
Nguồn động lực to lớn khi trở thành nơi chia sẻ những lo âu
Mọi người khó hiểu khi thấy chị luôn xông xáo tiếp xúc F1, chăm lo F0 trong khi tình hình dịch bệnh rất căng thẳng. Có lẽ chỉ khi trở thành một người bạn, người chị em đáng tin cậy cho những F0, F1 thì mọi người mới hiểu được những việc mà chị Phương đã làm.
Niềm vui của chị Phương khi nhìn thấy các F0 đỡ lo lắng, sợ hãi qua mỗi ngày. Nguồn động lực to lớn của chị Phương khi trở thành nơi chia sẻ những lo âu, buồn phiền của các F0 khi họ vì sợ gia đình lo lắng mà giấu nhẹm đi. Hạnh phúc của chị là khi trở thành người đầu tiên mà các bạn báo tin âm tính.
Chồng chị Phương còn hỏi đùa rằng có cần tháo chuông cửa cất đi hay không, hoặc tắt nguồn điện thoại vì sợ vợ mình quá vất vả. Nhưng nhìn thấy quyết tâm và kiên trì của chị, anh còn cảm phục và hãnh diện về người vợ của mình.
Nhà anh chị cũng không nằm ngoài ảnh hưởng của dịch bệnh, thậm chí chồng chị đã thất nghiệp 9 tháng nay, chị Phương đã cáng đáng, cân đối kinh tế trong gia đình. Hai vợ chồng luôn lạc quan, vui vẻ, tận hưởng những ngày tháng sống bên cạnh các con. Anh còn chủ động chăm dạy con thay cho chị Phương, động viên vợ những khi vất vả.
Bé Bảo Phương, 9 tuổi, con gái lớn của chị Phương cũng rất hiểu chuyện. Mỗi khi thấy mẹ mệt, bé sẽ lại gần thơm mẹ, đóng gói hàng phụ mẹ… Chị Phương cảm thấy may mắn khi mình luôn khỏe mạnh và có được hậu phương vững chắc nên luôn nhiệt tình giúp đỡ các F0, F1.
Giữa đại dịch, khiến cuộc sống mọi người đảo lộn, người người khốn khó, phải mất mát quá nhiều, chị Phương biết ơn cuộc đời đã ban tặng những điều tốt đẹp cho chị. Chỉ cần nghĩ đến bản thân còn khỏe mạnh, đầy đủ, và một gia đình hạnh phúc thì chị còn cố gắng và tiếp tục làm chỗ dựa đến những ai cần đến chị. Một lời tư vấn, an ủi hoặc chỉ im lặng lắng nghe tâm sự có thể giúp người khác có thêm sức mạnh lấy lại niềm tin, vượt qua dịch bệnh, thì cớ gì chị không tiếp tục!
Người dân khu cách ly, giãn cách của TP.HCM nếu bị bệnh được chữa trị ra sao?
Sở Y tế TP.HCM vừa có văn bản khẩn hướng dẫn xử lý tình huống khi người cách ly có vấn đề sức khỏe. Sở Y tế đề nghị các bệnh viện tuyệt đối không từ chối người bệnh đang sống tại các khu vực giãn cách xã hội theo chỉ thị 16.
Trung tâm cấp cứu 115 cấp cứu cho người bệnh - Ảnh: THU HIẾN
Sở Y tế TP.HCM cho biết hiện TP đang có tổng cộng 73 khu cách ly tập trung, số lượng người cách ly đã vượt 5.700, dự báo còn tiếp tục tăng trong thời gian tới.
Đồng thời TP đang thực hiện giãn cách xã hội theo chỉ thị 15, riêng quận Gò Vấp và phường Thạnh Lộc, quận 12 phải giãn cách theo chỉ thị 16, việc đảm bảo cấp cứu kịp thời cho người bệnh trở nên cấp bách.
Nhằm đảm bảo cho người dân ở những khu vực này vừa được tiếp cận y tế kịp thời, hiệu quả, vừa đảm bảo tuân thủ các quy định về phòng chống dịch COVID-19, Sở Y tế đề nghị các đơn vị khẩn trương triển khai thực hiện một số nội dung:
Đối với người bệnh đang được cách ly tại khu cách ly tập trung quận/huyện và người bệnh đang sinh sống tại các khu vực đang được phong tỏa do có dịch COVID-19:
- Trường hợp người cách ly có vấn đề về sức khỏe cần được khám bệnh, trung tâm y tế quận, huyện cử bác sĩ đến khám bệnh cho người bệnh.
- Trường hợp người cách ly có các triệu chứng nghi ngờ mắc COVID-19 như sốt, ho, đau họng..., trung tâm y tế lấy mẫu xét nghiệm nhanh kháng nguyên SARS-CoV-2.
Đối với người bệnh đang sinh sống tại các khu vực đang được phong tỏa do có dịch COVID-19 có các triệu chứng nghi ngờ mắc COVID-19 như sốt, ho, đau họng..., Trung tâm cấp cứu 115 đưa người bệnh đến khám sàng lọc tại các bệnh viện quận/huyện trên cùng địa bàn.
- Trường hợp người bệnh có các triệu chứng cần khám chuyên khoa, trung tâm y tế liên hệ bệnh viện quận, huyện hoặc bệnh viện thành phố để được tư vấn và hỗ trợ.
- Trường hợp cần chuyển người bệnh đến bệnh viện để khám chuyên khoa, liên hệ Trung tâm cấp cứu 115 để được hỗ trợ vận chuyển người bệnh.
- Khi người cách ly có vấn đề khẩn cấp về sức khỏe cần được cấp cứu, Trung tâm cấp cứu 115 sơ cứu và vận chuyển người bệnh đến khoa cấp cứu của bệnh viện quận, huyện trên cùng địa bàn.
- Trường hợp cần cấp cứu chuyên khoa, Trung tâm cấp cứu 115 chịu trách nhiệm liên hệ các bệnh viện đa khoa, chuyên khoa thành phố để chuyển người bệnh đến.
Đối với người bệnh đang được cách ly tại khu cách ly tập trung thành phố:
- Trường hợp người cách ly có vấn đề về sức khỏe cần được khám bệnh (không cấp cứu), bác sĩ khu cách ly chịu trách nhiệm khám bệnh cho người bệnh.
- Trường hợp người cách ly có vấn đề về sức khỏe cần được cấp cứu chuyên khoa, Trung tâm cấp cứu 115 chịu trách nhiệm liên hệ các bệnh viện đa khoa, chuyên khoa thành phố để chuyển người bệnh đến.
Đối với người bệnh đang được cách ly tại các khu cách ly của khách sạn:
- Trường hợp người bệnh là người nước ngoài, Trung tâm cấp cứu 115 vận chuyển người bệnh đến các bệnh viện đủ điều kiện khám chữa bệnh cho người nước ngoài và có khu cách ly.
- Trường hợp người bệnh là người Việt Nam, Trung tâm cấp cứu 115 vận chuyển người bệnh về khu cách ly của các bệnh viện quận, huyện trên địa bàn hoặc các bệnh viện chuyên khoa.
Trường hợp thuyền viên tại các cảng hàng hải khi cần cấp cứu, Trung tâm cấp cứu 115 vận chuyển người bệnh về Bệnh viện Dã chiến Cần Giờ để được khám và điều trị.
Đối với người bệnh có chỉ định chạy thận nhân tạo nhưng đang sinh sống ở các khu vực giãn cách xã hội theo chỉ thị 16 và khu vực cách ly y tế do có dịch COVID-19, Trung tâm cấp cứu 115 vận chuyển người bệnh đến các bệnh viện mà người bệnh đã chạy thận nhân tạo định kỳ.
Sở Y tế lưu ý các bệnh viện tuyệt đối không được từ chối tiếp nhận người bệnh đang sống tại các khu vực giãn cách xã hội theo chỉ thị 16 và các khu vực đang được phong tỏa do có dịch COVID-19, người bệnh đang được cách ly tập trung tại các khu cách ly trên địa bàn thành phố.
Hà Nội thêm 57 ca COVID-19 mới, 18 ca cộng đồng rải khắp 6 quận, huyện Trong 57 ca COVID-19 Hà Nội ghi nhận trong ngày 1/11 có nhiều ca là trẻ em. Trong đó, nhiều người đã tiêm từ 1-2 mũi vaccine phòng bệnh. Sở Y tế Hà Nội tối 1/11 thông báo TP vừa ghi nhận thêm 57 ca dương tính SARS-CoV-2 mới, trong đó có 18 ca cộng đồng, khu cách ly (33 ca), khu phong...