Người phụ nữ bất ngờ xuất hiện trên bờ sau hơn một năm bị sóng cuốn trôi
Câu chuyện của cô Nining Sunarsih, 52 tuổi, đang gây bão trên truyền thông Indonesia sau khi bị sóng cuốn trôi nhưng hơn một năm sau, cô lại bị sóng đánh dạt vào bờ và vẫn mặc nguyên quần áo cũ.
Nining Sunarsih bị sóng cuốn trôi từ hơn một năm rưỡi trước
Hơn một năm rưỡi trước, cô Nining đang đi nghỉ ở Sukabumi, miền tây Java, thì bị một cơn sóng lớn ở bãi biển Citepus cuốn đi. Nhân chứng kể lại rằng họ nghe thấy tiếng cô kêu gào và vũng vẫy nhưng ai cũng quá sợ hãi để lao vào giữa biển. Nhân viên tìm kiếm cứu nạn sau đó cũng không thể tìm thấy cô.
Một tuần sau, người ta tìm thấy một xác chết trên bãi biển nên đã gọi người nhà đến nhận dạng. Dù xác chết được tìm thấy trong tình trạng hư hại rất nặng, người nhà Nining vẫn khẳng định chắc chắn rằng đó không phải là cô vì Nining có vết bớt ở bụng và móng tay khác hẳn.
Không tìm thấy manh mối nào khác, chính quyền sở tại đã lấy mẫu DNA để đối chiếu với con trai Nining. Kết quả cho thấy đây không phải là xác của cô. Tuy nhiên, vì công cuộc tìm kiếm cứu nạn không hiệu quả và khả năng sống sót sau nhiều ngày mất tích trên biển là quá thấp, chính quyền sở tại đã dừng tìm kiếm và tuyên bố là cô đã chết.
Gia đình Nining không chấp nhận kết quả như vậy và luôn tin rằng cô còn sống.
Video đang HOT
Điều kỳ lạ đã xảy ra, chỉ vài ngày trước, chú của Nining kể rằng ông nằm mơ thấy Nining và được chỉ dẫn ra bãi biển Palabuhanratu tìm cô. Bãi biển này cũng cực gần nơi cô bị sóng cuốn đi từ hơn một năm rưỡi trước. Lúc đầu, ông không để ý lắm thế nhưng sau khi liên tục mơ giấy Nining, ông quyết định thông báo cho cả nhà và ra ngoài tìm cô cháu gái mất tích.
Mặc dù không tìm thấy Nining ở bãi biển được báo mộng trong nhiều ngày liền, gia đình vẫn không từ bỏ hi vọng tìm kiếm. Vào khoảng 4 giờ sáng hôm Chủ nhật vừa qua, họ tìm thấy Nining ngất xỉu trên bãi biển, người đầy cát. Cô cũng mặc nguyên chiếc quần đen và váy vàng in hoa khi bị sóng cuốn trôi.
Gia đình đưa Nining về nhà và giúp cô tắm rửa. Sau khi thấy sức khỏe của cô quá yếu, gia đình đã đưa cô đến bệnh viện ngay lập tức. Bác sĩ cho biết về cơ bản cô Nining vẫn ổn định và sẽ sớm phục hồi.
Hiện vẫn chưa ai biết rõ chi tiết trong câu chuyện kỳ lạ của Nining nhưng với gia đình cô thì đây là một phép màu kỳ diệu và điều duy nhất họ quan tâm là cô còn sống.
Ngô Vân
Theo Dân trí
Lạ lùng xứ sở người chết phải chờ hàng năm trời mới được đem chôn
Ở hầu hết các quốc gia, người chết được chôn chỉ vài ngày sau khi qua đời nhưng ở Ghana, chôn cất lại là một vấn đề vô cùng phức tạp, cần mất nhiều tháng, thậm chí nhiều năm để chuẩn bị.
Hầu hết những người qua đời ở Ghana đều phải trải qua thời gian đông lạnh từ 3 đến 6 tháng
Những đám tang dài lê thê ở Ghana có liên quan chặt chẽ tới khái niệm gia đình tại quốc gia châu Phi này. Trong cuộc đời của một người, con cái, vợ hoặc chồng và cha mẹ họ được coi là gia đình ngay lập tức nhưng một khi chết, cơ thể họ lại thuộc về gia đình theo nghĩa rộng.
Trong nhiều trường hợp, gia đình này bao gồm cả người thân ở xa, những người mà người đã khuất thậm chí còn không nói chuyện trong nhiều thập kỷ. Dù vậy, có được sự đồng ý của tất cả các thành viên trong gia đình mở rộng vẫn là điều bắt buộc.
Chính vì luật lệ hà khắc này mà người dân Ghana thường phải giữ xác chết trong nhà xác nhiều tháng trời, thậm chí là nhiều năm. Nhà báo, chính trị gia Ghana là Elizabeth Ohene từng nhiều lần cố gắng nâng cao nhận thức người dân và xóa bỏ hủ tục rườm rà này nhưng đến nay vẫn chưa thành công.
Trước đây, người Ghana cổ chỉ chôn cất người chết trong vòng 2 đến 3 ngày sau khi qua đời
Mới tuần trước, các cơ quan báo chí quốc gia còn đưa tin về một người trưởng tộc đã chết cách đây 6 năm nhưng cơ thể vẫn bị đóng băng vì gia đình mở rộng chưa thể quyết định ai sẽ là người kế nhiệm. Những trường hợp như vậy không hề xa lạ, thậm chí khá phổ biến ở Ghana.
Không chỉ chọn người kế nhiệm, cả thời gian làm quan tài và ý kiến không thống nhất của mọi người trong gia đình cũng có thể khiến việc chôn cất bị kéo dài ra vô thời hạn. Theo đó, những chiếc quan tài của người Ghana vốn nổi tiếng về thiết kế phức tạp. Chờ đợi người thân trở về từ khắp nơi trên thế giới cũng là một việc vô cùng tốn thời gian. Kể cả khi đã trở về rồi, một ý kiến bất đồng trong gia đình mở rộng cũng làm trễ việc mai táng người đã khuất.
Một chiếc quan tài đầy tính nghệ thuật ở Ghana
Đôi khi đám tang lại bị trì hoãn bởi những công đoạn chuẩn bị rườm rà. Từ xây nhà mồ khang trang, đẹp đẽ cho tới sắp xếp danh sách người tham gia đúng thứ tự cũng cực kỳ tốn công, nhiều khi phải đem ra thảo luận cả ngày trời.
"Cuối tuần này, tôi dự đám tang của một chủ nhà máy, một chính trị gia nổi tiếng tên Nana Akenten Appiah-Menka. Tài liệu tang lễ của ông là một cuốn sách dài 226 trang, gồm nhiều hình ảnh được chỉnh sửa bóng bẩy, tường thuật lại toàn bộ thời gian sống 84 năm cuộc đời. Tài liệu này cũng tốn kha khá thời gian để biên soạn.", Elizabeth Ohene chia sẻ.
Bản thân Ohene cũng đã phải xoay sở để được chôn cất người mẹ già 90 tuổi của mình trong vỏn vẹn 3 tuần sau khi qua đời. Không may, thời gian chuẩn bị như vậy bị coi là quá ngắn và những người trong làng vẫn cho rằng đó là một biểu hiện thiếu tôn trọng.
Trà Xanh
Theo Dân trí
Quốc gia tính chuyện mở "trang trại xác chết" đầu tiên Chính phủ Anh đang cân nhắc chuyện mở "trang trại xác chết" đầu tiên, nơi thi thể phơi bày ngoài trời cho đến khi phân hủy hoàn toàn nhằm phục vụ ngành pháp y. "Trang trại xác chết" là nơi để thi thể phân hủy một cách tự nhiên. Theo Daily Mail, Mỹ là quốc gia đầu tiên mở "trang trại xác chết"...