Người phụ nữ ‘babylift’ tìm được mẹ Việt sau 44 năm
Leigh Boughton Small được không vận sang Mỹ từ khi hơn 3 tuổi và không hề biết mẹ ruột đã tìm kiếm cô hàng chục năm qua.
Leigh Boughton Small, 47 tuổi, ở thị trấn Scarborough, bang Maine, là một trong hơn 3.000 trẻ em được đưa sang Mỹ theo chiến dịch Không vận, khi chiến tranh Việt Nam kết thúc vào tháng 4/1975.
“Tôi chưa bao giờ nhìn thấy bức ảnh nào của mình trước năm 3 tuổi rưỡi”, Small nói khi đang ngồi trong phòng khách nhà cô với những bức ảnh của chồng và ba con đang học trung học.
Leigh Boughton Small và mẹ ở Sài Gòn, trước khi cô được đưa sang Mỹ. Ảnh: WMTW
Với Small, những ký ức chỉ bắt đầu vào năm 3 tuổi, khi cô được một gia đình Mỹ ở bang New Jersey nhận nuôi. Mẹ ruột của Small đã bỏ cô lại ở một trại trẻ mồ côi. Cha cô là một lính Mỹ và hai người quen nhau tại một căn cứ quân sự.
“Tôi biết mình là con của một người mẹ khác”, Small nói. “Tôi biết mình sinh ra từ một người phụ nữ đã bỏ rơi tôi”.
Hồi tháng 9, Small đang chuẩn bị bữa tối thì nhận được email từ Ancestry, công ty chuyên nghiên cứu phả hệ của Mỹ. Nhiều năm trước, cô đã cung cấp ADN cho chuyên trang này với mong muốn tìm hiểu thêm về gốc gác của mình. Không ngạc nhiên, kết quả cho thấy cô mang một nửa dòng máu là Việt Nam, một nửa pha trộn nhiều quốc gia thuộc Anh.
Sau khi đọc email, Small nhận được tin nhắn quan trọng từ một người hoàn toàn xa lạ.
“Tôi tin chúng ta là chị em và người mẹ Việt Nam đang tìm kiếm chị”, Small kể lại nội dung tin nhắn.
Dù biết mình là người Việt, Small chưa bao giờ nghĩ rằng mẹ ruột, bà Nguyen Thi Dep, lại đi tìm mình. Cô thậm chí còn không biết tên bà. Cô cũng chưa bao giờ biết đến sự tồn tại của một người em gái nào.
Video đang HOT
Hóa ra, một người đàn ông ở Việt Nam đã phát hiện ra người em cùng cha khác mẹ của Small thông qua cáo phó năm 2011 của một cựu binh Mỹ. Người phụ nữ đã thực hiện cuộc xét ADN của Ancestry và được xác nhận chính là con gái của cựu binh này.
Manh mối đó cùng với ADN của Small trên Ancestry cuối cùng dẫn tới kết quả cô cũng là con của người đàn ông Mỹ trên và mẹ là bà Nguyen Thi Dep.
Leigh Boughton Small và con trai trò chuyện với mẹ Nguyen Thi Dep ở Việt Nam qua video. Ảnh: WMTW
Bà Dep, năm nay 70 tuổi, rất ân hận khi tháng 4/1975 nói lời từ biệt con. Bà đã tìm kiếm con gái Nguyen Ti Phong Mai hàng chục năm nay. Cô gái đó, giờ đang ngồi bên chiếc máy tính ở Scarborough, chưa bao giờ biết chuyện mẹ cô từng quay lại trại mồ côi tìm con.
“Bà ấy quay lại vào ngày hôm sau và đã quá muộn”, Small nói.
Bà Dep không biết con gái được đưa tới nơi nào ở Mỹ, thậm chí không dám chắc con còn sống sót hay không. Một máy bay của chiến dịch Không vận Trẻ em gặp nạn cùng tuần đó đã khiến hàng chục đứa trẻ đang trên đường đến với những ngôi nhà mới thiệt mạng.
Trong vòng 24 giờ sau tin nhắn đầu tiên và sau cuộc kiểm tra chéo danh tính, ngày sinh và ngày đến Mỹ, Small và bà Dep đã nói chuyện với nhau qua điện thoại.
“Câu đầu tiên mà bà ấy hỏi tôi đó là ‘Cuộc sống của con có tốt không’ “, Small kể. “Và tôi đáp ‘vâng, con có một cuộc sống tuyệt vời’ “.
Với sự trợ giúp từ một người phiên dịch, Small và mẹ trò chuyện qua video.
“Con bé là con gái của tôi”, bà Dep nói. “Tôi yêu con bé. Tôi chỉ muốn biết liệu con gái mình còn sống và hạnh phúc không”.
Leigh Boughton Small cùng chồng và ba con tại Mỹ. Ảnh: WMTW
Với người mẹ, đây là cuộc đoàn tụ với con gái. Còn với Small, đây là sự kết nối về với quá khứ, với con người thật của cô Nguyen Ti Phong Mai.
“Có một cuộc đời ở đó. Có một gia đình ở đó”, Small nói. “Bà ấy đã nói với tôi rằng ‘mẹ muốn con biết một điều, rằng mẹ luôn yêu con và không cần bất cứ thứ gì từ con, ngoại trừ biết con còn sống và con biết rằng mẹ yêu con”.
Small cho hay cô không thù ghét gì mẹ và điều cô mong muốn trước tiên là bà cũng không bị mặc cảm về chuyện này.
Small và gia đình cô sẽ sang Việt Nam vào tuần tới. Đây là lần thứ hai cô về Việt Nam, sau lần đầu tiên trở về để tìm mẹ cách đây 20 năm. Khi đó, Small có quá ít thông tin và chuyến đi đã không mang lại kết quả gì.
Sau 44 năm và hàng nghìn km xa cách, mẹ con cô cuối cùng cũng sắp đoàn tụ.
Theo Anh Ngọc (VNE)
Bức tượng tưởng nhớ nạn nhân bạo lực tình dục "Người mẹ và Đứa con"
Để tưởng nhớ về những phụ nữ là nạn nhân của bạo lực tình dục trên toàn thế giới và đặc biệt là những người phụ nữ Việt Nam là nạn nhân của bạo lực tình dục trong chiến tranh Việt Nam, buổi lễ ra mắt bức tượng mang tên "Người mẹ và Đứa con" (Mother and Child ) đã được tổ chức long trọng tại thủ đô London, Vương Quốc Anh.
Những phụ nữ là nạn nhân của bạo lực tình dục trong chiến tranh Việt Nam là những pho tượng còn sống sót.
Sự kiện được bảo trợ bởi chính phủ Anh và các nhà ngoại giao kỳ cựu như cựu ngoại trưởng Anh William Hague và Jack Straw.
" Mother and Child "- Người mẹ và Đứa con là bức tượng đặc biệt được điêu khắc bởi nhà thiết kế danh tiếng Rebecca Hawkins. Bức tượng này được ví như một đài tưởng niệm tất cả nạn nhân của bạo lực tình dục trên toàn thế giới. Bức tượng được lấy ý tưởng từ cây "Strangler Fig" - một loại cây ký sinh phổ biến ở Việt Nam thường quấn quanh rễ, thân và cành cây chủ để sống. Dựa trên ý tưởng đó, nhà thiết kế Rebeca Hawkins đã tạo nên một tượng đài người mẹ đại diện cho một trong nhiều nạn nhân của chiến tranh Việt Nam bị tấn công tình dục dưới bàn tay của những người lính Hàn Quốc. Đứa trẻ đại diện cho một trong những Lai Đại Hàn được sinh ra là kết quả của những hành vi này.
Sự kiện ra mắt bức tượng "Người mẹ và Đứa con" được giới thiệu, dẫn dắt bởi cô Nadia Murad (người đạt giải Hòa Bình năm 2018). Ngoài ra, tham dự sự kiện này còn có Cựu ngoại trưởng Jack Straw là Đại sứ quốc tế của chiến dịch Công lý cho Lai Đại Hàn và nhiều gương mặt trẻ Việt Nam tiêu biểu.
Cô Nadia Murad, người đạt giải Nobel Hòa Bình năm 2018 giới thiệu bức tượng
Chia sẻ về việc tham gia sự kiện ra mắt pho tượng "Người mẹ và Đứa Con". Đại diện của chiến dịch Công lý cho Lai Đại Hàn cho biết. Lai Đại Hàn là tên gọi chung cho hàng chục ngàn trẻ em của phụ nữ Việt Nam bị lính Hàn Quốc cưỡng hiếp trong chiến tranh Việt Nam.
Ngược dòng lịch sử, trong giai đoạn năm 1964 - 1973 có khoảng 320.000 binh sĩ Hàn Quốc đã được triển khai đến Việt Nam để chiến đấu bên cạnh Hoa Kỳ. Trong khoảng thời gian này, binh lính Hàn Quốc đã thực hiện những hành vi hãm hiếp phụ nữ Việt để lại những đứa con lai không thừa nhận. Vì vậy, chiến dịch Công lý cho Lai Đại Hàn đã được triển khai nhằm lên tiếng cho các nạn nhân và con cái của họ. Chiến dịch này là lời khẩn thiết đến chính phủ Hàn Quốc, mong chính phủ Hàn Quốc công nhận và điều tra các cáo buộc cưỡng hiếp và bạo lực tình dục trên diện rộng.
Cô Rebecca Hawkins ( bên trái) là nghệ sỹ đúc tượng, bà Ngài là nạn nhân , và MC Ngọc Thúy (bên phải)
Để đẩy mạnh chiến dịch cho Lai Đại Hàn, ngoài việc góp phần cho ra mắt pho tượng "Người mẹ và Đứa con". Công lý cho Lai Đại Hàn còn làm việc với các nhà hoạch định chính sách, nhà văn, nghệ sĩ để đảm bảo sự bất công này được công nhận, bên cạnh những nỗ lực gây quỹ thay cho Lai Đại Hàn và gia đình họ.
Bức tượng sẽ được trưng bày tại Phòng triển lãm 10 Handover Street, London và sau đó được chuyển ra quảng trường St James ngay trung tâm London.
Ngọc Thuý - một trong những gương mặt trẻ 9X Việt Nam là thành viên cấp cao của chiến dịch Công lý cho Lai Đại Hàn. Tham dự sự kiện ra mắt pho tượng "Người mẹ và Đứa con", Ngọc Thúy cho biết: "Tôi thực sự đồng cảm với những nạn nhân con Lai Đại Hà. Là một người trẻ Việt, tôi thấy mình phải có sứ mệnh đưa câu chuyện buồn con lai Đại Hàn đến với bạn bè quốc tế để góp phần đòi lại công bằng cho Lai Đại Hàn tại Việt Nam nói riêng và các nạn nhân bạo lực tình dục trên toàn thế giới nói chung. Tôi thực sự tự hào vì được là gương mặt trẻ tiêu biểu tham gia chiến dịch ý nghĩa này và được đồng hành, học hỏi, được truyền cảm hứng từ nhiều chuyên gia kỳ cựu Anh như: cựu ngoại trưởng Jack Straw, Nadia Murad, người đạt giải Nobel Hoà Bình 2018.
Theo Danviet
"Em bé Napalm" Việt Nam đứng đầu danh sách những bức ảnh thay đổi thế giới Bức ảnh "Em bé Napalm" mô tả cô bé Kim Phúc hoảng sợ chạy trốn một cuộc tấn công bằng bom napalm của quân đội Mỹ trong chiến tranh Việt Nam được bình chọn là hình ảnh quyền lực nhất trong 50 năm qua, theo Daily Mail. Bức ảnh Em bé Napalm đứng đầu danh sách những bức ảnh quyền lực, thay đổi...