Người phụ nữ 6 năm sống kiểu tinh tinh
Janis Carter cắt đứt liên lạc với gia đình, sống cùng đàn tinh tinh ở một hòn đảo hoang vắng. Cô cũng leo cây, kiếm thức ăn, sống sót nhờ mối mọt và bụi rậm.
Trải nghiệm “sống đời tinh tinh” kéo dài hơn sáu năm của nhà linh trưởng học người Mỹ, Janis Carter, 69 tuổi, được dựng thành phim tài liệu. “Trong những năm ấy, tôi và chúng bình đẳng như nhau và tự coi mình là những sinh vật”, Carter nói.
Carter được Lucy chăm sóc, ở cạnh suốt 6,5 năm để thích nghi với cuộc sống vốn thuộc về nó. Ảnh: KEO Films.
Năm 1976, Carter, 26 tuổi, tốt nghiệp tại Đại học Oklahoma, làm việc bán thời gian cho vợ chồng Maurice – học giả nghiên cứu về các loài linh trưởng. Cô gái được giao việc chăm sóc một con tinh tinh tên Lucy có khả năng dùng ngôn ngữ ký hiệu để giao tiếp với con người.
Lucy yêu quý và tin tưởng cô nữ sinh hơn cả chủ. Nhờ biết khoảng 120 ký hiệu, con tinh tinh có thể phục vụ trà cho khách. Tuy nhiên, đến tuổi dậy thì, con vật vô cùng kích động nên người ta quyết định trả nó về tự nhiên ở Gambia.
Video đang HOT
Kế hoạch kéo dài hai tuần của các nhà linh trưởng học không thành bởi Lucy không thể hòa nhập với đời sống của một con tinh tinh đúng nghĩa. Carter quyết định ở lại chừng nào Lucy học được cách sống trong hoang dã.
Carter đưa Lucy đến một hòn đảo hoang ở Gambia, cùng với 8 con tinh tinh khác bị chủ bỏ rơi hoặc mồ côi. Cô gái hòa nhập với đàn tinh tinh trên đảo. “Bất cứ điều gì tôi nghĩ rằng con tinh tinh sẽ làm được, tôi sẽ cố gắng tự làm”, Carter nói. Ban đêm, Carter chui vào trong một chiếc lồng, cùng với ít đồ đạc của con người.
Ban đầu, Carter vẫn giữ liên lạc với chị gái và hai cháu. Nhưng cô thấy không thể sống như một con người khi ở bên những con tinh tinh nên cắt đứt tất cả. Carter thấy “gia đình mới” đáp ứng mọi nhu cầu con người của mình. Cuối mỗi ngày, cô và những con tinh tinh cùng ngồi ngắm hoàng hôn.
Sau một năm, những con tinh tinh khác thích nghi được với cuộc sống hoang dã, nhưng Lucy thì không. Cô gái phải ăn lá cây để con tinh tinh bắt chước.
Lucy ôm Carter trong giây phút tạm biệt. Ảnh: KEO Films.
Nhưng sau 6 năm rưỡi, Dash – một con tinh tinh đực đã gây sự và trục xuất Carter khỏi đàn bằng cách đẩy, xô ngã và kéo cô vào một bụi gai. Carter phải chui vào lồng để tự bảo vệ mình. Dash muốn đuổi cô khỏi hòn đảo để được làm thủ lĩnh. Sau vụ tấn công đó, Carter rời khỏi đảo.
Một năm sau, Carter quay lại đảo. Cô được Lucy chào đón và những con khác trong đàn trông ngóng. Lần trở lại này, cô mang theo một chiếc gương, bút chì màu – hai món đồi chơi Lucy thích khi còn sống cùng thế giới con người. Nhưng giờ Lucy không hứng thú nữa. Nó chỉ ôm lấy Carter thật chặt. “Đó là khoảnh khắc tạm biệt cuộc sống chúng ta đã có với nhau”, Carter nghĩ.
Cuối cùng, Lucy đã hòa nhập với “ xã hội” thực sự của mình, dù một năm sau nó qua đời.
Bây giờ, Carter sống trong một ngôi nhà ở thủ đô Banjul, Gambia nhưng vẫn thích dành thời gian ở trung tâm phục hồi và bảo tồn tinh tinh ven sông, rồi ngủ trong một chiếc lồng cũ. Đối diện trung tâm là hòn đảo – nơi sinh sống của 140 con tinh tinh hoang dã là con, cháu của 9 con tinh tinh ban đầu. Người phụ nữ bắt đầu viết hồi ký và bước đầu liên lạc lại với gia đình.
Tổ tiên loài người cũng ngủ đông như một số loài vật?
Hóa thạch 400.000 năm tuổi tại Tây Ban Nha dẫn đến giả thuyết con người từng rơi vào trạng thái ngủ đông để sống sót trong mùa đông khắc nghiệt.
Các nhà khảo cổ học thám hiểm hang động Sima de los Huesos ở Tây Ban Nha
Theo nghiên cứu vừa đăng trên chuyên san L'Anthropologie và dựa trên khai quật một hang động Sima de los Huesos ở Atapuerca (Tây Ban Nha), tổ tiên của chúng ta cũng có thể từng ngủ đông nhằm sống sót qua mùa đông khắc nghiệt.
Giả thuyết về sự ngủ đông của con người đến từ các hóa thạch 400.000 năm tuổi được phát hiện tại các hang động ở Tây Ban Nha. Giới khoa học lưu ý rằng hóa thạch của tổ tiên loài người được chôn ở đó có dấu hiệu bệnh tật liên quan đến việc ngủ đông môi trường hang động có điều kiện không thuận lợi.
"Giả thuyết về sự ngủ đông phù hợp với bằng chứng di truyền và với thực tế là tông người ở Sima de los Huesos từng sống trong thời kỳ băng giá tột độ", theo nghiên cứu.
Theo đó, khi mùa đông khắc nghiệt đến, loài linh trưởng họ người sẽ rơi vào tình trạng trao đổi chất có thể giúp họ sống sót qua thời gian dài trong điều kiện băng giá, thiếu thốn lương thực và trữ lượng mỡ trong cơ thể.
Các tác giả nghiên cứu cho rằng giả thuyết trên nghe có vẻ khó tin, nhưng thực tế thì ngủ đông là hành vi quen thuộc của nhiều động vật hữu nhũ.
"Điều này rất thú vị và chắc chắc sẽ gây tranh cãi. Tuy nhiên, cần đánh giá hoàn toàn các hóa thạch ở Sima trước khi kết luận", theo chuyên gia Patrick Randolph-Quinney tại Đại học Northumbria ở Newcastle (Anh) nhận định trên tờ The Guardian .
Những loài hay ngủ đông thường thấy là ong nghệ, nhím gai, sóc đất, rùa, vượn cáo đuôi dày, dơi và nhiều loài khác.
Nga "nổi đóa" dọa trả đũa Anh sau vòng trừng phạt mới Nga đã lên tiếng đe dọa đáp trả các biện pháp trừng phạt "vô căn cứ" của Anh nhắm vào các cá nhân Nga với các cáo buộc vi phạm nhân quyền. Trước đó hôm 10/12, Anh tuyên bố họ sẽ áp đặt các biện pháp trừng phạt đối với 11 cá nhân, bao gồm các quan chức an ninh từ Nga, Venezuela...