Người phụ nữ 52 tuổi đẻ và nuôi con bằng sữa mẹ
22 năm chờ đợi, chị Oanh hạnh phúc sinh con ở tuổi 52 và nuôi bé hoàn toàn bằng sữa mẹ.
Những ngày này, gia đình chị Quách Thị Oanh và anh Trần Vũ Chính ở xã An Lễ, huyện Quỳnh Phụ, Thái Bình lúc nào cũng rộn rã tiếng cười khi cậu con trai út hơn 1 tuổi bắt đầu bi bô tập nói.
Tháng 8 năm ngoái, chị Oanh sinh con trai Trần Vũ Đăng Nguyên sau hơn 20 năm chạy chữa, chờ đợi. Khi đó chị đã 52 tuổi còn chồng ở tuổi 59. Khỏi phải nói, cặp vợ chồng U60 hạnh phúc đến nhường nào.
Trong cuộc trò chuyện, chị Oanh liên tục xuýt xoa: “May quá em ạ! Thật không thể tưởng tượng được. Tuổi này như bọt nước, vớt được xíu nào thì vớt nhưng may quá chị lại đậu thai. Ai cũng bảo vợ chồng chị như trúng số độc đắc”.
Chị Oanh cùng cậu con trai út Trần Vũ Đăng Nguyên
Chị kể, năm 1991, con trai đầu lòng của anh chị được hơn 1 tuổi. Bé đột nhiên đi ngoài liên tục, người lả đi nhưng ở quê chỉ tập trung chữa rối loạn tiêu hóa. Khi bé trở nặng, bác sĩ tuyến trên chẩn đoán bé bị viêm amidan, chảy dịch xuống đường tiêu hóa gây đi ngoài không cầm. Dù được cấp cứu tích cực nhưng bé đã không qua khỏi.
6 năm sau, chị sinh cô con gái thứ 2 và dự định sinh thêm một bé nữa nhưng đợi mãi vẫn không có bầu. Vợ chồng chị đã đi nhiều bệnh viện, gặp nhiều thầy lang để bốc thuốc chữa hiếm muộn nhưng đều không có kết quả.
Ở tuổi ngoài 50, chị Oanh định buông xuôi vì thấy không còn hy vọng. Nhưng cũng thời điểm này, có đến 4 cặp vợ chồng trong xã đến Trung tâm hỗ trợ sinh sản và công nghệ mô ghép, Bệnh viện Đại học Y Hà Nội để điều trị và đều đã sinh con thành công.
Vợ chồng chị lập tức khăn gói lên Bệnh viện Đại học Y Hà Nội để thăm khám, khấp khởi hy vọng. Tuy nhiên, bác sĩ thông báo, chỉ số dự trữ buồng trứng AMH của chị chỉ còn 0,3 ng/ml, số lượng và chất lượng trứng đều rất kém.
Lần đầu kích trứng, chị chỉ thu được 1 quả. Trong 8 tháng tiếp theo, chị uống và bôi thuốc theo chỉ định của bác sĩ, kích thêm được 3 trứng. Bác sĩ tư vấn vợ chồng chị nên làm thụ tinh ống nghiệm, tạo được 3 phôi.
Video đang HOT
May mắn ở lần chuyển phôi đông lạnh thứ 2, chị đã đậu thai. Bác sĩ dặn chị phải đi lại nhẹ nhàng, hạn chế leo cầu thang và tuân thủ đặt thuốc nội tiết suốt chu kỳ dưới sự theo dõi của TS.BS Nguyễn Thị Minh Khai.
“Lúc thai được 10 tuần, bác sĩ siêu âm tại Bệnh viện Phụ sản Thái Bình nói rằng, từng làm nghề mười mấy năm nhưng chưa thấy ai mang thai ở tuổi này mà có tim thai”, chị Oanh nhớ lại.
May mắn trong suốt quá trình mang bầu, chị không nghén mà thấy người khoẻ ra, liên tục thèm ăn. Cả thai kỳ, chị tăng tổng cộng 15 kg.
Khi thai được hơn 38 tuần, bác sĩ tại Bệnh viện phụ sản Thái Bình khuyên chị nên mổ đẻ luôn để tránh những tai biến đáng tiếc, bé nặng 3 kg.
Một vài ngày đầu sau sinh, chị Oanh phải cho con ăn tạm sữa ngoài do vết mổ còn đau, chưa có sữa. Nhưng từ ngày thứ 5 đến nay, chị nuôi con hoàn toàn bằng sữa mẹ và dự định cai sữa khi con được 1,5 tuổi.
Ngày chị ở viện về, hàng xóm tấp nập đến chúc mừng. Chị bảo, nếu nhận tiền mừng của tất cả mọi người có lẽ được vài chục triệu nhưng chị không lấy của ai.
“Mình có con là món quà vô giá rồi, tiền cũng không còn ý nghĩa gì nữa”, chị Oanh nói.
Quá hạnh phúc vì có thêm con ở tuổi xưa nay hiếm, vợ chồng chị quyết định đập căn nhà mái bằng 1 tầng cũ để xây nhà mới 3 tầng rộng 400 m2. Căn nhà đang hoàn thiện những khâu cuối cùng, hơn 1 tháng nữa sẽ được vào ở.
Hình ảnh bụ bẫm của bé Đăng Nguyên hiện tại với cân nặng hơn 10 kg
Dịp Trung thu vừa qua, vợ chồng chị góp 5 triệu mời cơm cả xóm. Chị cho biết, đợi có nhà mới, chị sẽ tiếp tục mời cỗ cả làng.
Chị Oanh chia sẻ, khi về nhà chỉ có 2 vợ chồng chăm con nhưng may mắn bé rất ngoan, hơn 1 năm qua, chưa đêm nào chị mất ngủ. Con ti mẹ xong là lăn ra ngủ.
Niềm vui nối tiếp niềm vui, cô con gái của chị sau khi tốt nghiệp Học viện Tài chính cũng vừa lấy chồng ngay gần nhà và đang mang bầu bé đầu lòng.
Theo PGS.TS Nguyễn Mạnh Hà, Giám đốc Trung tâm Hỗ trợ sinh sản và công nghệ mô ghép, tỷ lệ có thai khi làm thụ tinh trong ống nghiệm tại trung tâm đạt khoảng 60%. Tuy nhiên, phụ nữ càng cao tuổi, tỷ lệ này càng thấp.
PGS.TS Nguyễn Khang Sơn, Phó Giám đốc Trung tâm cho biết thêm, để nâng tỷ lệ thành công khi làm IVF, bác sĩ cần chọn được tinh trùng tốt, nuôi noãn tốt và nuôi phôi tốt.
Trong đó noãn phải được hoạt hóa tốt, tiêm tinh trùng vào noãn đúng thời điểm. Khi nuôi cấy phôi, phải sử dụng môi trường ấm có khí trộn nồng độ oxy thấp giúp chất lượng phôi luôn ổn định.
Khi chuyển phôi, bác sĩ sẽ chọn 1-2 phôi tốt nhất, tránh trường hợp chuyển cùng lúc 3-4 phôi để hạn chế mang đa thai.
Để hỗ trợ các cặp vợ chồng hiếm muộn, từ 19 tới 24/10, Trung tâm Hỗ trợ sinh sản, Bệnh viện Đại học Y Hà Nội sẽ siêu âm phụ khoa, xét nghiệm nội tiết, xét nghiệm tinh dịch và chụp X-quang tử cung, vòi trứng miễn phí cho 500 trường hợp, đồng thời hỗ trợ thụ tinh ống nghiệm miễn phí cho 20 trường hợp có hoàn cảnh khó khăn.
Bệnh viện Đại học Y Hà Nội phẫu thuật tái tạo vú phì đại khổng lồ hiếm gặp
Các Bác sỹ khoa Phẫu thuật tạo hình thẩm mỹ, bệnh viện Đại học Y Hà Nội vừa tái tạo lại bầu vú thành công cho một bệnh nhân nữ 58 tuổi, quê Bắc Ninh, tuyến vú phì đại khổng lồ với thể tích cả 2 vú lên tới 5000 ml.
Bệnh nhân được chẩn đoán phì đại tuyến vú khổng lồ, với thể tích vú mỗi bên khoảng 2500ml, tổng thể tích hai bên vú khoảng 5000ml, sa trễ nhiều. BS Hoàng Văn Hồng cho biết thể tích vú người phụ nữ bình thường dao động từ 200 đến 250ml. Khi thể tích vú tăng trên 300ml được coi là vú phì đại. Các mức độ phì đại vú bao gồm: vừa phải 350-500ml, nhiều 500-1000ml, rất nhiều 1000-1500ml, khổng lồ> 1500ml. "Cặp núi đôi" của bệnh nhân vượt xa ngưỡng chẩn đoán vú khổng lồ, là một trường hợp hiếm gặp tại Việt Nam, cũng như trên thế giới.
Theo BS Hoàng Văn Hồng, vú phì đại khổng lồ sau sinh là một bệnh lý hiếm gặp lành tính, với tỷ lệ mắc là 1:100000 - 1:28000 phụ nữ mang thai. Hiện nay trên thế giới chưa có nghiên cứu với cỡ mẫu lớn về phương pháp và kết quả điều trị bệnh lý vú phì đại khổng lồ, mà chủ yếu chỉ là các báo cáo về từng ca bệnh.
Bệnh nhân kể lại, khi còn trẻ, kích thước ngực cũng bình thường như bao người cùng trang lứa. Tuy nhiên, vào năm 30 tuổi, sau sinh con thứ hai, ngực của bệnh nhân phát triển nhanh chóng. Lúc đầu, bệnh nhân nghĩ đây là chuyện bình thường trong quá trình thai nghén. Nhưng sau khi sinh, ngực của bệnh nhân vẫn tiếp tục phát triển không ngừng, gây khó khăn trong sinh hoạt, lao động hàng ngày. Ngay cả khi ngủ, bệnh nhân phải vắt hai vú sang hai bên mới có thể thở được.
Trong 28 năm qua, bộ ngực khổng lồ đã khiến bệnh nhân thiếu tự tin khi gặp gỡ mọi người. Bệnh nhân chia sẻ "mong từng ngày từng đêm để được phẫu thuật, thoát khỏi gánh nặng cơ thể, không thể chịu đựng được thêm. Thậm chí cả chồng tôi cũng "sợ" bộ ngực khổng lồ này".
Bệnh nhân đã tìm hiểu và đi khám ở nhiều bệnh viện lớn. Cuối cùng, bệnh nhân đã tin tưởng lựa chọn đội ngũ bác sĩ khoa Phẫu thuật tạo hình thẩm mỹ, bệnh viện Đại học Y Hà Nội.
Các bác sỹ xác định đây là một ca bệnh khó, hiếm gặp, kích thước thể tích vú rất lớn, có nguy cơ biến chứng trước, trong, và sau mổ. BS Hồng đã quyết định lên kế hoạch cho cuộc mổ tái tạo lại bầu ngực cho bệnh nhân, với mục đích mang lại kích thước vú bình thường, đảm bảo chức năng, thẩm mỹ, nâng cao chất lượng cuộc sống cho bệnh nhân.
Bệnh nhân được phẫu thuật vào ngày 24/09/2020, BS đã sử dụng kỹ thuật thu gọn vú phì đại, bảo tồn một phần tuyến vú, bảo tồn phức hợp quầng núm vú bằng cuống mạch nuôi, cũng như nhánh thần kinh cảm giác, để giữ lại cảm giác cho núm vú. Cuộc phẫu thuật kéo dài 4 tiếng rưỡi, cắt bỏ được 3,7 kg vú phì đại.
BS Hoàng Văn Hồng, bác sỹ chính trực tiếp phẫu thuật cho bệnh nhân cho biết, phương pháp phẫu thuật tái tạo lại vú khổng lồ được chúng tôi thực hiện tại khoa Phẫu thuật Tạo hình Thẩm mỹ, BV đại học Y Hà Nội có tính ưu việt không chỉ đảm bảo tính thẩm mỹ của bầu ngực mà còn đảm bảo chức năng của vú khi giữ lại được núm vú, quầng vú và một phần tuyến vú, điều này càng có ý nghĩa hơn với bệnh nhân vú phì đại ở người trẻ, nếu có ý định nuôi con bằng sữa mẹ sau này.
Bệnh nhân trước và sau khi phẫu thuật.
Sau ca mổ, bệnh nhân chia sẻ như "Tôi ngỡ như một giấc mơ, tôi cảm thấy rất hạnh phúc. Vô cùng cảm ơn bác sĩ đã phẫu thuật, các y bác sỹ đã tận tình điều trị chăm sóc tôi". Sau mổ một ngày, bệnh nhân ổn định, núm vú hồng hào, có cảm giác ở cả hai đầu núm vú, bệnh nhân đã có thể tự ngồi dậy, tự đi lại sinh hoạt được. Dự kiến bệnh nhân sẽ ra viện sau 5 ngày, khi bệnh nhân đã hoàn toàn ổn định và an toàn sau phẫu thuật. Bệnh nhân đã nghĩ đến ngày ra viện " Tôi vui lắm. Mong ước bao năm cuối cùng đã thành hiện thực".
Theo PGS.BS Ngô Xuân Khoa, vú phì đại khổng lồ sau sinh là một bệnh lý hiếm gặp, gây trở ngại rất lớn cho sinh hoạt, lao động cũng như làm giảm chất lượng cuộc sống của bệnh nhân. Thu gọn vú phì đại kèm theo bảo tồn phức hợp quầng núm vú có mạch nuôi là một kỹ thuật khó, cần phải lựa chọn những bác sĩ giỏi, bệnh viện uy tín, nhiều kinh nghiệm trong phẫu thuật tạo hình thẩm mỹ để có thể đạt được kết quả tốt đẹp nhất.
"Khoa Phẫu thuật tạo hình thẩm mỹ, bệnh viện Đại học Y Hà Nội có nhiều kinh nghiệm trong phẫu thuật vú, phẫu thuật bệnh nhân tuyến vú phì đại, từ lâu đã là địa chỉ tin cậy, đã đạt được sự tin tưởng của các chị em" - BS Khoa chia sẻ thêm.
Ở Việt Nam, có những trường hợp phụ nữ gặp bệnh lý vú phì đại nhưng lại mặc cảm ngại đi khám, hoặc không biết đi khám ở đâu, xử lý như thế nào. BS Hoàng Văn Hồng khuyên bệnh nhân nên đến những bệnh viện uy tín để khám, phẫu thuật nhằm đảm bảo an toàn và được điều trị bởi các bác sĩ có tay nghề cao./.
Từng viêm tắc sữa, ngực tím bầm như hoại tử, mẹ 9X chia sẻ kinh nghiệm thoát khỏi nỗi đau đớn hơn cả đau đẻ Với những kinh nghiệm từng trải của chị Ngọc Mai (29 tuổi, sống tại Hà Nội) dưới đây, các chị em có thể thở phào nhẹ nhõm trước ám ảnh viêm tắc sữa đáng sợ. Chị Ngọc Mai cảm nhận rằng, viêm tắc sữa nhiều khi còn đáng sợ hơn cả đau đẻ. Nó làm cho người mẹ dù mạnh mẽ đến mấy...