Người phụ nữ 50 tuổi giật mình khi bác sĩ chẩn đoán thai trứng
Chậm kinh 1 tháng nhưng có kèm ít máu đen, bệnh nhân đi khám tại bệnh viện thì bất ngờ được bác sĩ thông báo có thai nhưng phải bỏ để tránh biến chứng.
Bệnh nhân N.K.L., 50 tuổi, tại Hà Nội đến Bệnh viện Đa khoa (BVĐK) Medlatec khám do âm đạo ra máu đen và mệt mỏi. Sau khi tiếp nhận ca bệnh, ThS.BS Nguyễn Thị Hiền – Chuyên khoa Sản của BV đã khai thác bệnh sử của bệnh nhân để tìm hiểu nguyên nhân.
Bệnh nhân L. cho biết, mình bị chậm kinh 1 tháng nay kèm ra một chút máu đen ở âm đạo, đau âm ỉ hố chậu phải, người mệt mỏi. Tuy nhiên, vì nghĩ rằng do đang bước vào giai đoạn tiền mãn kinh, bản thân chưa phát hiện bệnh lý bất thường trước đó nên không đi khám. Đến khi thấy hiện tượng ra máu kéo dài, bệnh nhân mới tới BV khám.
Khám phụ khoa cho bệnh nhân L., bác sĩ thấy âm đạo có nhiều máu đen, tử cung kích thước to hơn bình thường, mật độ mềm, hai phần phụ chưa sờ thấy khối bất thường. Để chẩn đoán, bác sĩ Hiền chỉ định bệnh nhân L. thực hiện một số xét nghiệm như Beta-hCG, đông máu, tổng phân tích máu… siêu âm ổ bụng và siêu âm đầu dò.
Khi có dấu hiệu bất thường về sức khỏe, chị em cần đi khám sớm để phát hiện bất thường và điều trị
Kết quả xét nghiệm của bệnh nhân có nồng độ Beta-hCG máu tăng cao. Siêu âm hình ảnh tử cung có kích thước 71×87mm, niêm mạc dày tăng âm không đều, bên trong có các hốc dịch không đồng nhất, không tăng sinh mạch. Bác sĩ chẩn đoán bệnh nhân chửa trứng và chỉ định phẫu thuật cắt tử cung ngay sau đó. Hiện tại, sức khỏe của bệnh nhân ổn định.
Thai trứng nguy hiểm không?
Giải thích về hiện tượng thai trứng, bác sĩ Hiền cho biết, đây là tình trạng thai nghén bất thường, trong đó một phần hay toàn bộ gai nhau bị thoái hóa thành các túi chứa dịch to, nhỏ, dính vào nhau thành từng chùm giống như chùm nho. Đa số trường hợp không có bào thai (thai trứng hoàn toàn), một số trường hợp có bào thai (thai trứng bán phần).
Theo bác sĩ Hiền, khoảng 80% trường hợp thai trứng là lành tính sau khi được điều trị bằng hút nạo sẽ diễn tiến tốt nhưng nếu không theo dõi và điều trị đúng, các nguyên bào nuôi tiếp tục phát triển và tiết ra hCG có thể gây những biến chứng rất nguy hiểm như: Băng huyết, thai trứng xâm lấn gây thủng tử cung, thậm chí ác tính là ung thư tế bào nuôi (chiếm khoảng 10 – 30% các ca chửa trứng).
Video đang HOT
Hiện các nhà khoa học vẫn chưa xác định được nguyên nhân gây ra hiện tượng này. Các yếu tố nguy cơ gây thai trứng như: Độ tuổi (thai phụ trên 40 tuổi thì nguy cơ chửa trứng tăng 5,2 lần so với những thai phụ từ 21-35; thiếu dinh dưỡng (chủ yếu là thiếu đạm, vitamin A); do miễn dịch của cơ thể…
Ảnh minh hoạ
Cách phát hiện sớm thai trứng
Theo bác sĩ Hiền, thoạt đầu thai trứng khá giống một thai kỳ bình thường dẫn đến nhiều người chủ quan, để phát hiện sớm thai trứng có một số dấu hiệu các chị, em cần lưu ý cảnh giác như:
- Rong huyết: Là triệu chứng thường gặp nhất, thường xảy ra sau khi trễ kinh vài tuần. Huyết âm đạo có thể ít hoặc nhiều, thường là máu đen, ra ít một, kéo dài; chậm kinh, rối loạn kinh nguyệt.
- Người bệnh nghén nặng, nôn nhiều, mệt mỏi, xanh xao do thiếu máu, nhiễm độc thai nghén, tiền sản giật.
- Tử cung: Mật độ mềm, kích thước to hơn tuổi thai (trừ chửa trứng thoái hóa).
- Có thể sờ thấy nang hoàng tuyến dễ di động.
- Đôi khi có vàng da, nước tiểu vàng. Trường hợp nặng có thể bị cường giáp, nhịp tim nhanh, da ẩm, tay run.
- Không sờ thấy phần thai, không nghe thấy tim thai khi thai lớn.
Để phát hiện bệnh sớm và tránh biến chứng, khi có triệu chứng bất thường chị em cần đi khám ngay, hoặc nếu đang mang thai cần đi khám thai định kỳ.
Những điều bạn nên biết về "suy giảm nội tiết tố nữ"
Suy giảm nội tiết tố nữ là tình trạng suy giảm nồng độ estrogen ở phụ nữ. Estrogen là nội tiết tố có vai trò lớn trong việc duy trì sức khỏe.
Nó thường được hiểu gắn liền với cơ thể phụ nữ. Tuy nhiên, đàn ông cũng sản xuất estrogen nhưng phụ nữ sản xuất nó ở mức cao hơn.
Nội tiết tố nữ là 1 loại hormone sinh dục trong cơ thể phụ nữ, còn được gọi tên khoa học là estrogen. Nội tiết tố nữ estrogen trong cơ thể phụ nữ rất quan trọng, giúp định hình tính nữ và là nhân tố tạo nên những nét riêng biệt chỉ có ở phái nữ như ngực nở, eo thon, làn da mịn màng, giọng nói trầm, tạo nên chu kỳ kinh nguyệt...
Nội tiết tố nữ estrogen được tiết ra chủ yếu ở buồng trứng, tuyến thượng thận, nhau thai cũng tiết ra nội tiết tố nữ nhưng chỉ với 1 lượng rất nhỏ. Sau đó, chúng sẽ đi theo các mạch máu đến và điều chỉnh chức năng của các cơ quan khác trong cơ thể.
Những ai dễ bị suy giảm nội tiết tố nữ?
Có nhiều nguyên nhân gây nên tình trạng suy giảm nội tiết tố nữ. Và những đối tượng có nồng độ estrogen thấp thường gặp bao gồm: những cô gái có tuổi dậy thì muộn, phụ nữ đang trong giai đoạn tiền mãn kinh, mãn kinh vì buồng trứng của bạn sản xuất ít estrogen hơn theo thời gian; tiền sử gia đình về các vấn đề nội tiết tố, chẳng hạn như u nang buồng trứng.
Ngoài ra, những người rối loạn ăn uống ăn kiêng khắc nghiệt, tập thể dục quá mức, mắc các vấn đề với tuyến yên, cắt buồng trứng, teo buồng trứng, sử dụng quá nhiều thuốc tránh thai khẩn cấp, có kinh nguyệt không đều cũng dễ bị suy giảm nội tiết tố nữ.
Những dấu hiệu dễ nhận biết suy giảm nội tiết tố nữ?
Những cô gái có tuổi dậy thì muộn và phụ nữ đến tuổi mãn kinh rất có thể gặp phải tình trạng suy giảm nội tiết tố. Các triệu chứng phổ biến của estrogen thấp bao gồm: khô âm đạo: giảm thậm chí mất cảm giác ham muốn, khô, đau rát, sự gia tăng các bệnh nhiễm trùng đường tiết niệu (UTI) do niệu đạo mỏng; vòng 1 nhỏ, kém đàn hồi, chảy xệ không hấp dẫn; rụng tóc: tóc yếu dễ rụng, rõ nhất là rụng nhiều khi gội đầu, vuốt, rụng cả cây, thử đổi các loại dầu gội, dùng thuốc xịt kích mọc tóc nhưng không cải thiện.
Ngoài ra, còn có các triệu chứng da sạm, nám: da xuất hiện các vùng sạm, không đều màu, các vết chân chim xuất hiện, da chùng hơn; chu kỳ kinh rối loạn, không đều, có xu hướng thưa kinh, lượng kinh ít sẫm màu; thay đổi tâm sinh lý: dễ nổi nóng vô cớ, hay đổ mồ hôi vào đêm, nóng trong người, bốc hỏa...
Bên cạnh đó, còn có các triệu chứng mất ngủ, ngủ không sâu giấc: giấc ngủ chập chờn, trằn trọc, rất khó ngủ lại nếu đột ngột tỉnh dậy giữa đêm; thay đổi nhiều về ngoại hình: da chùng mỏng hơn, nhiều nếp nhăn, vòng 1 chảy xệ hơn, tích mỡ bụng nhiều hơn; vấn đề sức khỏe: giảm sức bền, độ dẻo dai, dễ đau mỏi vùng gối, thắt lưng, cổ, dễ mắc bệnh cảm cúm hơn...
Biện pháp cân bằng nội tiết tố nữ
Ngay khi nhận biết được các dấu hiệu suy giảm nội tiết tố nữ, người phụ nữ cần chú trọng các phương pháp giúp cân bằng nội tiết.
Để duy trì lượng estrogen, chị em nên bổ sung dinh dưỡng toàn diện và hợp lý như tránh ăn những thức ăn nhiều ngọt và béo, nên ăn các loại thịt nạc, thực phẩm ít béo và nhiều chất xơ, giàu vitamin C như: kiwi, cà chua, cam, quýt, đào, chuối, măng tây, cà rốt, súp lơ, ngô, đậu... hay các thức ăn giàu caroten như: ớt, cải xoăn, rau bina, cà rốt, củ cải đường, rau bồ công anh, củ cải, bắp cải, bí đỏ, củ cải đường; thực phẩm giàu vitamin nhóm B như: thịt bò, cá ngừ, yến mạch, thịt gà tây, chuối, khoai tây, bơ; các loại thực phẩm có chứa các chất tương tự estrogen của cơ thể phụ nữ như: các sản phẩm từ đậu nành, hạt hướng dương, hạt điều, hạt lạc, sắn dây...
Thay đổi chế độ sinh hoạt hàng ngày, thường xuyên vận động và tập thể dục thể thao, có chế độ luyện tập thể dục hợp lý. Bởi tập thể thao quá nặng cũng có thể làm giảm nồng độ estrogen giúp cân bằng nội tiết tố hiệu quả. Bên cạnh đó, nó còn giúp tăng cường hệ miễn dịch tự nhiên giúp cơ thể luôn khỏe mạnh.
Giấc ngủ đúng và đủ giờ có thể làm giảm căng thẳng hiệu quả, ngoài ra còn giúp tăng cường năng lượng cho cơ thể sản sinh nội tiết tố nữ hoạt động tốt hơn.
Khi sự thiếu hụt estrogen ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức khỏe, cần đi khám bác sĩ ngay để được tư vấn điều trị cụ thể. Họ có thể đánh giá các triệu chứng của bạn và chẩn đoán nếu cần. Chẩn đoán sớm có thể giúp ngăn ngừa các biến chứng nặng hơn.
Nhăm nhăm thử thai - nỗi khốn khổ của chị em tuổi 40 Người phụ nữ mới bước vào tuổi 40 lo sợ không biết mình mắc bệnh gì mà "mấy ngày lại thấy ra kinh nguyệt". Trong khi rất nhiều người mãi chẳng thấy có kinh. Họ ngỡ "dính bầu" nên suốt ngày đi mua que thử thai.... TS. BS Lê Thị Anh Đào, trưởng khoa Phụ ngoại, Bệnh viện Phụ sản Hà Nội Giai...