Người phụ nữ 48 năm không ra khỏi nhà
Vào 48 năm trước, khi bà Patricia Cooper (ở Anh) đang đẩy đứa con gái 6 tháng tuổi đi tới bưu điện thì đột nhiên cảm thấy sợ hãi không rõ nguyên nhân.
Bà đã được chẩn đoán mắc chứng bệnh sợ khoảng không. Cảm giác đáng sợ đó đã khiến bà sợ hãi đến nỗi không bước ra khỏi nhà suốt kể từ thời điểm đó cho đến nay.
Lúc đó bà 31 tuổi và đến nay 79 tuổi, bà Cooper chưa từng đi quá cửa trước của nhà mình, chưa từng đưa con đến trường hay đi đến siêu thị mua sắm. Bà luôn phải giữ liên lạc với những thành viên trong gia đình qua điện thoại hoặc mạng internet.
Tuần trước, khi cháu trai của bà Cooper là anh Kevin Nicholson (26 tuổi) mới được trao tặng Huân chương Hoàng gia Anh vì có đóng góp cho cộng đồng địa phương, bà cũng chỉ dám đến tham dự một vài phút. Đây là lần đầu tiên, bà Cooper ra khỏi nhà sau 48 năm.
Bà cho biết bà có cảm giác hoảng sợ không thể lí giải nổi. Những âm thanh xung quanh bỗng nhiên trở nên xa vời còn mọi thứ thì trở nên mù mịt.
Video đang HOT
“Tôi bỗng nhiên cảm thấy quay cuồng. Thực tế tôi còn nghĩ mình sẽ chết. Điều duy nhất tôi biết là phải trở về nhà nhanh nhất có thể. Tôi đóng cửa lại và tôi vẫn không thể giải thích cho cảm giác này 3 năm sau đó”, bà Coopers nói.
Bà Cooper ra khỏi nhà lần đầu tiên sau 48 năm khi đến dự lễ trao huy chương cho cháu b
Bà Cooper đã li dị với chồng là ông Brendon, người đã thuyết phục bà chữa trị bằng phương pháp giật điện những bà từ chối. Vì không thể đi ra ngoài nên bà thường nhờ hàng xóm hoặc mẹ của bà đi mua sắm và chăm sóc cô con gái Sandra, hiện nay 48 tuổi và cậu con trai John, giờ 50 tuổi.
Điều mà bà Cooper cảm thấy hối tiếc nhất khi bị mắc chứng sợ khoảng trống là không thể dành nhiều thời gian cho gia đình. Bà cho biết bà rất muốn có một cuộc sống bình thường bao người khác. Bà sẽ tới thăm vườn hoa tulip ở Amsterdam, công viên Disneyland, về quê nội ở tỉnh Cork và dành nhiều thời gian ở bên gia đình mình.
Theo ANTD
Đi đầu thanh toán bệnh lao
Dù là quốc gia ít người bệnh, song Canada đang được cộng đồng thế giới đánh giá rất cao bởi những đóng góp thiết thực vào phòng tránh bệnh lao, giúp ngăn ngừa hàng triệu ca mắc mới và giảm hàng trăm nghìn trường hợp tử vong mỗi năm.
Các bệnh nhân lao người Myanmar đang được điều trị tại một cơ sở y tế nằm trên khu vực biên giới giáp với Thái Lan
Phát biểu nhân Ngày Thê giới phòng chông bệnh lao (24-3), Bộ trưởng Phát triển quốc tế Canada Christian Paradis khẳng định, nước này đang đóng góp to lớn vào việc loại trừ các trường hợp tử vong vì bệnh lao cũng như các ca mắc lao mới. Nỗ lực của Canada góp phần từng bước đẩy lùi một trong những căn bệnh nguy hiểm mà hiện vẫn khiến hơn 9 triệu người mắc mới và khoảng 1,3 triệu người tử vong mỗi năm trên thế giới.
Một trong những đóng góp hiệu quả của Canada là tích cực hỗ trợ sáng kiến "Reach the Three Million" chữa trị cho 3 triệu người mắc bệnh lao trên thế giới chưa được điều trị. Sáng kiến này là một thành phần trong Đối tác chặn đứng bệnh lao (STBP) thuộc Tổ chức Y tế thế giới (WHO) nhằm chẩn đoán những người mắc bệnh sớm nhất có thể, đảm bảo chữa trị kịp thời và triệt để cũng như duy trì tỷ lệ cao người được chữa khỏi bệnh.
Đáng chú ý là sáng kiến "Reach the Three Million" chủ yếu nhằm trợ giúp các đối tượng là người nghèo, người dễ bị tổn thương và khó khăn trong tiếp cận dịch vụ y tế ở các nước đang phát triển trên thế giới. Từ năm 2010 tới nay, STBP với 109 dự án "Reach Three Millions" tại 44 nước đã xác định được thêm 210 nghìn trường hợp mắc bệnh lao, cứu sống 105 nghìn người và ngăn ngừa 2,1 triệu ca mắc mới.
Bên cạnh đó, Canada hiện cũng cũng đang dẫn đầu trong tài trợ cho Quỹ Phòng chống AIDS, lao phổi và sốt rét toàn cầu (GFATM). Đến nay, Canada đã cam kết đóng góp 2,1 triệu USD cho GFATM trong cuộc chiến chống lại các căn bệnh truyền nhiễm này, góp phần tăng cơ hội, đặc biệt đối với người nghèo, được chẩn đoán và điều trị bệnh. Năm 2002, GFATM đã phát hiện và chữa trị cho 11,2 triệu trường hợp mắc lao, 64 ngàn bệnh nhân lao đa kháng thuốc vốn đang là thách thức lớn cho toàn cầu.
Bộ trưởng Christian Paradis nhấn mạnh, thông qua GFATM đến nay, Canada đã góp phần cứu sống 8,7 triệu người trước nguy cơ tử vong vì các căn bệnh AIDS, lao và sốt rét. Ông cũng cam kết Canada sẽ tiếp tục hỗ trợ người mắc lao cũng như góp phần ngăn chặn sự lan rộng của căn bệnh chết người nhưng có thể chữa trị được.
Nỗ lực hiệu quả của các nhà tài trợ quốc tế cũng như Canada đã góp phần đáng kể vào chương trình chống lao toàn cầu do WHO phát động năm 1995 và tính tới nay đã điều trị thành công cho 56 triệu người bệnh và cứu sống 22 triệu người mắc lao. Tuy nhiên, phát biểu ngày 24-3, Tông Thư ky LHQ Ban Ki-moon cho rằng cần đẩy mạnh hơn nữa cuộc chiên chông bệnh lao cũng như trợ giúp quốc tế để đạt mục tiêu triệt tiêu hoàn toàn bệnh lao trên pham vi toan câu vào giữa thê kỷ 21.
Đạt nhiều thành tựu trong việc giảm thiểu cả số người mắc và người tử vong mỗi năm, song hiện Việt Nam vẫn đứng thứ 12 trong 22 nước có số người mắc bệnh lao cao nhất toàn cầu với trung bình khoảng 130 nghìn người mắc lao mới và 18 nghìn người chết mỗi năm. Bên cạnh triển khai các nỗ lực trong nước, Việt Nam cũng tham gia tích cực các chương trình, sáng kiến chống lao trên toàn cầu để phấn đấu đạt mục tiêu thanh toán bệnh lao vào năm 2030, sớm hơn thế giới 20 năm.
Theo VNE
Mưa lũ kinh hoàng làm xuất hiện hàng loạt "hố tử thần" tại Anh Người dân Anh đang phải đối mặt với nhiều hậu quả khủng khiếp từ cơn lũ lịch sử, trong đó có những "hố tử thần" xuất hiện ngày một nhiều ở gần các khu vực dân sinh. Mưa lớn diễn ra liên tục tại Anh kể từ tháng 12/2013 đang khiến ngập lụt nghiêm trọng ở nhiều nơi, đặc biệt là khu vực...