Người phụ nữ 47 tuổi thiếu máu, 3 bệnh viện thông báo bị ung thư
Chị Nhung có các biểu hiện chóng mặt, buồn nôn, nghi do thiếu máu, tuy nhiên khi đi khám tại 3 BV, bác sĩ thông báo chị bị ung thư.
Chị Phan Thị Nhung, 47 tuổi ở Hà Tĩnh chia sẻ, ngay khi thấy cơ thể có những dấu hiệu bất thường, chị đã đi khám bệnh, bác sĩ chẩn đoán chị bị ung thư vú giai đoạn 1. Không tin vào tai mình, chị tiếp tục sang Thái Lan khám lại, kết quả trùng khớp như lần đầu.
Sau đó chị quay lại BV K khám tiếp lần thứ 3, chia sẻ mong muốn sau cắt u, được nâng ngực thẩm mỹ.
“Khi nhận kết quả tôi rất bất ngờ vì không nghĩ mình khỏe mạnh như vậy mà mắc ung thư, nhưng tự nhủ là không khóc, nhất định không khóc. Sau khi được các bác sĩ giải thích, tư vấn về bệnh tình của mình và khả năng điều trị khỏi bệnh, tôi đã lạc quan lên rất nhiều”, chị Nhung chia sẻ.
Ngoài ung thư vú giai đoạn 1 bên vú phải, bệnh nhân còn gặp tình trạng sa trễ tuyến vú nên trong 1 lần phẫu thuật, bác sĩ vừa kết hợp cắt u, vừa tạo hình lại tuyến vú
TS.BS Lê Hồng Quang, Trưởng khoa Ngoại vú cho biết, vú phải của bệnh nhân có thương tổn nhưng mới đơn ổ, chưa di căn nên khi phẫu thuật, bác sĩ sẽ cân nhắc bảo tồn trên cơ sở đảm bảo điều trị là ưu tiên hàng đầu.
Khó khăn được đặt ra do khối u nằm ở vị trí khó, buộc các phẫu thuật viên phải tính toán kỹ từng yếu tố dù là nhỏ nhất để tránh hệ quả đáng tiếc làm biến dạng tuyến vú.
Trong quá trình mổ, kíp phẫu thuật đã loại bỏ khối u 1,8 cm, tạo hình lại tuyến vú sa trễ cho bệnh nhân.
Video đang HOT
Do khối u nằm ở vị trí 1/4 dưới trong, là vị trí rất khó để thực hiện phẫu thuật thẩm mỹ, nhưng với kinh nghiệm lâu năm cùng với các kỹ thuật tiên tiến, bác sĩ đã lựa chọn phương pháp tạo hình J.
Phương pháp này có nhiều ưu điểm, ngoài việc xử lý tối đa tổn thương ở ngực còn đảm bảo hài hòa 2 yếu tố vừa cắt bỏ khối u trên diện rộng vừa xử lý sa trễ. Đường mổ chữ J theo đúng viền ngực của bệnh nhân, sau mổ chỉ để lại 1 đường ngang rất nhỏ ở ngực nên đảm bảo về mặt thẩm mỹ. Với đường mổ này, hạch nách cũng dễ dàng được xử lý.
Ngoài trường hợp của chị Nhung, trong thời gian qua, BV K cũng tạo hình, tái tạo lại ngực cho nhiều bệnh nhân ung thư vú.
Trước lo lắng của nhiều bệnh nhân cho rằng đặt túi ngực sau khi cắt u sẽ làm tăng nguy cơ tái phát, TS Quang cho biết, đến nay chưa có nghiên cứu khoa nào nào chứng minh nâng ngực là yếu tố nguy cơ gây ung thư.
Tuy nhiên khi nâng ngực, chị em cần chọn loại túi độn phù hợp, kích cỡ cân đối với cơ thể, lựa chọn cơ sở uy tín. Sau nâng ngực cần theo dõi khám định kỳ để đảm bảo thẩm mỹ cũng như theo dõi sát tình trạng bệnh sau cắt u.
*Tên bệnh nhân đã được thay đổi.
Thúy Hạnh
Theo vietnamnet
Thực hư thông tin nâng ngực gây ung thư
Trước thông tin nâng ngực có thể gây ung thư khiến nhiều chị em hoang mang, chuyên gia Bệnh viện K đã lên tiếng về vấn đề này.
Theo TS.BS Lê Hồng Quang, Trưởng khoa Ngoại vú (Bệnh viện K), nâng ngực thẩm mỹ là nhu cầu rất lớn của nhiều chị em, đặc biệt ở độ tuổi 25 - 40.
Đến nay chưa có cơ sở khoa học, nghiên cứu cụ thể nào chứng minh nâng ngực là yếu tố nguy cơ gây ung thư.
Liên quan thông tin nâng ngực gây ung thư, Bác sĩ Trần Sinh Lục, chuyên ngành phẫu thuật tạo hình thẩm mỹ, Đại học Y Hà Nội cho biết, đến nay không có báo cáo khoa học nào nói đến nâng ngực gây ung thư mà người ta chỉ đề cập đến nâng ngực có nguy cơ gây tiền ung thư, loạn sản tế bào vùng ngực.
Theo thông tin từ Hội phẫu thuật tạo hình thẩm mỹ Pháp thống kê, túi ngực liên quan đến loạn sản tế bào vùng ngực là loại túi ngực bề mặt nhám lớn, chứ không phải tất cả các loại túi ngực gây nên nguy cơ này.
Túi ngực loại này có nguy cơ gây ra tình trạng loạn sản tế bào ổ vùng tiếp giáp với túi ngực (loạn sản này được gọi là tiền ung thư) với tỷ lệ rất nhỏ 0,05-1%.
Loại túi ngực bề mặt nhám lớn chỉ có một hãng tại Mỹ sản xuất và đến nay công ty này cũng đã ngừng sản xuất.
Thị trường Mỹ 5 năm trở lại đây cũng đã cấm sử dụng toàn bộ túi ngực bề mặt nhám lớn.
"Nếu nói đặt túi ngực gây ung thư là một thông báo gây sốc và không có cơ sở. Theo thống kê túi ngực có nguy cơ gây tổn thương loạn sản tiền ung thư nhưng với tỷ lệ rất thấp, chỉ gặp ở các túi ngực bề mặt nhám lớn", BS Lục nói.
Tuy chưa có cơ sở khoa học nói túi ngực gây ung thư, nhưng các chuyên gia bệnh viện K cũng đưa ra lời khuyên, phụ nữ có nhu cầu làm đẹp để điều chỉnh về kích thước, hình dạng của tuyến vú thì cũng có thể lựa chọn nâng ngực, tuy nhiên cần lưu ý những lựa chọn loại túi độn ngực.
Hiện nay có rất nhiều loại túi độn (túi trơn hay túi nhám; túi ngực nước biển và silicon gel). Mỗi loại túi sẽ có ưu nhược điểm khác nhau, tùy thuộc vào độ tuổi, cơ địa và hiện trạng ngực trước phẫu thuật bác sĩ sẽ tư vấn giúp bạn lựa chọn túi đặt phù hợp.
Kích thước túi độn cân đối với cơ thể, cần tư vấn cụ thể của bác sĩ theo chiều cao, cân nặng, da vùng ngực. Chị em không nên đặt size quá lớn so với cơ thể vì điều đó sẽ gây nguy hại đến sức khỏe.
Túi độn ngực không được bảo đảm để kéo dài suốt đời. Ngoài ra, đặt túi ngực cũng không ngăn được sự thay đổi tự nhiên của cơ thể chẳng hạn như khi bạn tăng hay giảm cân.
Sau khi đặt túi ngực cần theo dõi khám định kỳ để đảm bảo về thẩm mỹ cũng như ung thư học.
Việc tiến hành đặt túi cần được chỉ định và thực hiện bởi các bác sỹ chuyên khoa. Trước khi đưa ra quyết định đặt túi nâng ngực chị em nên lựa chọn, tìm hiểu ở cơ sở chuyên khoa uy tín về cả thẩm mỹ và tầm soát, phát hiện sớm ung thư để có thể theo dõi, điều trị kịp thời.
Hồng Hải
Theo Dân trí
Những hiểu lầm khó tin trong điều trị ung thư Mặc dù đã có những tiến bộ y học to lớn trong phương pháp điều trị, hầu hết các trường hợp không có cách chữa trị dứt điểm. Cùng với đó là những hiểu lầm trong quá trình điều trị làm ảnh hưởng tiêu cực đến sức khỏe người bệnh. Các triệu chứng ung thư là rõ ràng Một số bệnh nhân bị...