Người phụ nữ 29 tuổi ở Cần Thơ sốc phản vệ suýt chết vì tự ý dùng thuốc đau lưng của mẹ
Sau khi tự ý sử dụng thuốc, nạn nhân bị sưng nề mặt, đỏ ngứa toàn thân, thở nhanh co kéo phải nhập viện vì sốc phản vệ.
Ngày 7/9, bác sĩ Phạm Thanh Phong, Phó Giám đốc bệnh viện Đa khoa Trung ương Cần Thơ (BV ĐKTW CT) cho biết, các bác sĩ tại đây vừa cứu sống một bệnh nhân bị sốc phản vệ nặng vì tự ý sử dụng thuốc.
Bệnh nhân là chị N.T.H.L. (29 tuổi, ngụ Cần Thơ) được người nhà đưa vào BV cấp cứu trong tình trạng lừ đừ, đỏ ngứa toàn thân, chi lạnh, huyết áp thấp, thở nhanh co kéo, sưng nề mặt.
Bệnh nhân sốc phản vệ nặng vì tự ý sử dụng thuốc.
Người nhà cho biết bệnh nhân thấy đau lưng nên tự ý lấy thuốc của mẹ uống. Lúc này bệnh nhân thấy trên da nổi mẩn đỏ, ngứa nên tiếp tục ra hiệu thuốc gần nhà mua 2 liều thuốc uống.
30 phút sau bệnh nhân nổi đỏ toàn thân, khó thở,tím tái được người nhà đưa đến BV ĐKTW Cần Thơ cấp cứu.
Khi tiếp nhận bệnh, các bác sĩ chẩn đoán đây là tình trạng sốc phản vệ do dị ứng thuốc không rõ loại.
Bệnh nhân nhanh chóng được xử trí theo phác đồ sốc phản vệ và chuyển đến Khoa Hồi sức tích cực – Chống độc (ICU) điều trị.
Hiện tại sau 4 ngày điều trị, bệnh nhân tỉnh, tiếp xúc tốt, dấu hiệu sinh tồn ổn định.
Video đang HOT
Sau 4 ngày điều trị, sức khỏe người phụ nữ đã ổn định.
Bác sĩ Dương Thiện Phước, Trưởng khoa ICU cho biết, sốc phản vệ là một trong những phản ứng dị ứng cấp tính nguy hiểm nhất, gây ảnh hưởng trực tiếp đến hoạt động của hệ hô hấp, tuần hoàn và có thể nhanh chóng đe dọa tính mạng người bệnh nếu không được xử trí kịp thời.
Sốc phản vệ có thể gây ra do nhiều nguyên nhân khác nhau như: thuốc, thức ăn, nọc côn trùng, các yếu tố vật lý và hoá học… Trong đó thuốc là nhóm nguyên nhân rất thường gặp.
Liên quan đến vấn đề an toàn sử dụng thuốc, bác sĩ Bồ Kim Phương, Trưởng khoa Nội Tiêu hóa – Huyết học lâm sàng chi sẻ, khi bị bệnh thay vì đi khám để bác sĩ chẩn đoán và chỉ định thuốc, một số người đã tự ý chẩn đoán bệnh và mua thuốc tự dùng.
Thuốc giảm đau khiến chúng ta tưởng bệnh đã khỏi nhưng thực ra bệnh vẫn tiến triển và hậu quả không thể lường hết được do chậm trễ trong việc mổ cấp cứu đối với các bệnh gây đau bụng như viêm ruột thừa, viêm tụy cấp…
Việc dùng thuốc kháng sinh không đúng có thể gây tình trạng nhờn thuốc. Có thuốc dùng lâu ngày sẽ dẫn đến nguy cơ gây loãng xương, cao huyết áp… nhất là các thuốc corticoid dùng để trị đau nhức.
Đã có nhiều trường hợp người bệnh tự ý dùng thuốc sau đó phải nhập viện, nhẹ thì bị kích ứng da, nổi mẩn da, nặng thì sốt, hôn mê, thậm chí gây sốc phản vệ dẫn đến tử vong.
Cần nhớ rằng, mỗi cơ thể đều khác nhau, không ai giống ai, cho dù là những người cùng trong một gia đình.
Chính vì vậy mà bệnh nhân phải cần tới sự tư vấn và chỉ định dùng thuốc từ bác sĩ.
Không dùng thuốc bắt chước theo toa kê bệnh của người khác vì rất nguy hiểm, thậm chí chết người.
Không bao giờ được dùng thuốc mà không được bác sĩ kê riêng cho cá nhân.
Không nên tự ý sử dụng các thuốc kháng sinh, thuốc đặc trị và không dùng thuốc kéo dài trong nhiều tháng.
Gây mê để phẫu thuật cho bệnh nhân vừa bị... sốc thuốc mê
Trước đó, bệnh nhân vừa bị sốc thuốc gây mê ở bệnh viện tuyến dưới. Nhưng để phẫu thuật kịp thời, việc gây mê là không thể trì hoãn, và các bác sĩ tuyến trên đã xử lý thành công.
Các bác sĩ căng thẳng xử lý ca bệnh khó này - Ảnh: Phong Phạm
Sáng 15.4, BSCK2 Phạm Thanh Phong - Phó giám đốc chuyên môn Bệnh viện đa khoa Trung ương Cần Thơ cho biết các bác sĩ Khoa Gây mê hồi sức vừa gây mê cho một bệnh nhân có chỉ định phẫu thuật cấp cứu, đã bị sốc phản vệ với thuốc gây mê ở tuyến trước.
Bệnh nhân là bà Bùi Ngọc Th. (SN 1978, ngụ H.Phú Tân, tỉnh Cà Mau), đau bụng 3 ngày ở hạ sườn phải, nhập viện tại bệnh viện địa phương ngày 10.4. Bệnh nhân được chẩn đoán viêm túi mật cấp do sỏi kẹt cổ túi mật, nên được chỉ định mổ cấp cứu. Sau khi gây mê khoảng 5 phút bằng Fentanyl, Propofol, Notrium, da bệnh nhân nổi mẩn đỏ, xanh tái toàn thân, mạch nhanh nhẹ khó bắt.
Ngay lập tức, bệnh nhân được xử trí theo phác đồ sốc phản vệ, sau đó tình trạng sinh hiệu ổn dần và được chuyển đến Bệnh viện đa khoa Trung ương Cần Thơ vào chiều 11.4.
Xác định đây là trường hợp bệnh nặng và khó, nên các bác sĩ đã hội chẩn nhiều chuyên khoa với chẩn đoán: viêm túi mật cấp do sỏi kẹp cổ túi mật/bệnh nhân sốc phản vệ do thuốc gây mê. Do đó, bệnh nhân được chỉ định phẫu thuật cấp cứu với phương pháp vô cảm là gây mê nội khí quản.
Ê kíp gây mê do BSCK2 Trần Huỳnh Đào - Trưởng khoa Gây mê hồi sức đã xử trí: sử dụng Corticoid đường tĩnh mạch và thuốc kháng Histamine kháng H1 tiêm tĩnh mạch trước khi chuyển lên phòng mổ 30 phút. Các bác sĩ gây mê đã tiến hành khởi mê nhưng sử dụng thuốc giãn cơ là Rocuronium 30mg pha loãng tiêm tĩnh mạch chậm, thời gian gây mê là 50 phút, dấu hiệu sinh tồn bệnh nhân trong suốt cuộc mổ luôn ổn định.
Ê kíp phẫu thuật do Ths-BS Nguyễn Thanh Quân đã tiến hành mổ nội soi cho bệnh nhân. Bụng có ít dịch dưới gan, túi mật căng to, thành dầy, vùng cổ túi mật có 1 viên sỏi to, ống mật chủ không giãn. Các bác sĩ đã cắt túi mật qua nội soi, thời gian phẫu thuật là 40 phút. Sáng 15.4, bệnh nhân tỉnh, tiếp xúc tốt, không sốt, bụng mềm, vết mổ khô, dự kiến ra viện trong ngày 16.4.
Sự thành công của ca phẫu thuật có được là do phối hợp nhiều yếu tố: chẩn đoán nhanh và xử trí kịp thời theo đúng phác đồ sốc phản vệ của tuyến dưới, phối hợp tốt của ê kíp gây mê hồi sức và phẫu thuật viên. Đặc biệt quan trọng nhất là việc gây mê hồi sức đối với bệnh nhân này.
Đội ngũ gây mê đã xử trí thành công 1 trường hợp khó là gây mê cho 1 bệnh nhân có chỉ định phẫu thuật cấp cứu mà bệnh nhân vừa có sốc phản vệ do thuốc gây mê ở tuyến trước, xảy ra trong 24 giờ đầu. Theo lý thuyết bệnh nhân này phải được tiếp tục theo dõi ở đơn vị hồi sức, nhưng thời gian không cho phép vì túi mật dọa hoại tử nên phải tiến hành gây mê lần 2 mặc dù có nhiều nguy cơ và rủi ro.
Kết quả là người bệnh được đảm bảo an toàn trong suốt cuộc mổ. Người bệnh này khi xuất viện sẽ được bác sĩ thông tin về thuốc đã dị ứng, gửi bệnh nhân đến bác sĩ miễn dịch để có thăm dò chuyên sâu.
Theo BSCK2 Trần Huỳnh Đào: "Gây mê là tình huống mà bệnh nhân bị phơi nhiễm với nhiều loại thuốc và các thuốc đều sử dụng đường tĩnh mạch nên triệu chứng dị ứng hay phản vệ đều xảy ra rất nhanh. Phản ứng dị ứng trong gây mê chiếm 1/6.500 đến 1/13.000 trường hợp, trong đó thuốc giãn cơ có tỷ lệ sốc phản vệ cao nhất so với nhóm thuốc ngủ, thuốc phiện, kháng sinh, và có thể có những biến chứng chết người với biểu hiện lâm sàng hết sức đa dạng.
Tùy vào mức độ nặng của phản vệ mà bệnh nhân có các triệu chứng như nổi mẩn đỏ, mề đay, khò khè, khó thở, trường hợp nặng có thể khiến ngưng tim, tụt huyết áp, phù mạch và tử vong ngay trên bàn mổ. Do đó, cần chẩn đoán sớm và xử trí phản ứng phản vệ kịp thời là yêu cầu bắt buộc đối với mỗi bác sĩ gây mê hồi sức.
Việc dự phòng phản vệ trong quá trình gây mê hồi sức đóng vai trò sống còn, đặc biệt trong trường hợp bệnh nhân đã có tiền sử dị ứng thuốc trước đó. Nếu là phẫu thuật cấp cứu, các bệnh nhân sẽ được tiến hành gây mê và phẫu thuật trong điều kiện đặc biệt, hạn chế tối đa các tác nhân có thể dẫn đến dị ứng.
Đồng thời, trong quá trình phẫu thuật, sinh hiệu và các dấu hiệu lâm sàng của bệnh nhân cũng sẽ được các bác sĩ gây mê hồi sức theo dõi sát sao, nhằm phát hiện kịp thời những bất thường xảy ra nhằm xử trí phù hợp.
Theo BSCK2 Phạm Thanh Phong: "Ít người biết được khâu gây mê quyết định rất lớn đến thành công của ca phẫu thuật. Người khống chế để thuốc mê đủ tác dụng cho ca mổ mà không để thuốc mê làm hại bệnh nhân chính là bác sĩ gây mê. Không có công thức chung nào, chỉ bằng tài năng, đạo đức nghề nghiệp và kinh nghiệm, các bác sĩ gây mê sẽ giúp người bệnh có cuộc mổ êm dịu nhất".
Phong Phạm
Hy hữu đứt ống thông JJ 3 đoạn khi ống thông để trong niệu quản suốt 3 năm Chiều 18-3, thông tin từ BS.CKII Phạm Thanh Phong, Phó Giám đốc chuyên môn Bệnh viện Đa khoa trung ương Cần Thơ (BV ĐKTW CT), cho biết nơi đây vừa lấy 3 đoạn ống thông JJ bị đứt trong niệu quản của người đàn ông cách đây 3 năm. Theo đó, bệnh nhân tên D.H (SN 1964; ngụ huyện Phụng Hiệp, tỉnh Hậu...