Người Philippines kỷ niệm 5 năm phán quyết Biển Đông
Nhiều người Philippines hôm nay tuần hành nhân kỷ niệm 5 năm Tòa Trọng tài Thường trực bác yêu sách “đường chín đoạn” của Trung Quốc trên Biển Đông.
Đám đông hôm nay đem theo quốc kỳ Philippines và biểu ngữ tập trung bên ngoài lãnh sự quán Trung Quốc ở thành phố Makati, vùng thủ đô Manila, để tổ chức hoạt động đánh dấu 5 năm chiến thắng của nước này trong vụ kiện tại Tòa Trọng tài Thường trực (PCA).
Năm 2013, chính quyền Benigno Aquino, người tiền nhiệm của Tổng thống Philippines Duterte, nộp đơn kiện lên PCA, cho rằng “đường chín đoạn” do Trung Quốc tự vẽ ra trên Biển Đông không phù hợp với Công ước Liên Hợp Quốc về Luật Biển năm 1982 (UNCLOS) và cần được tuyên bố là vô căn cứ.
Sau ba năm xem xét, PCA ngày 12/7/2016 ra phán quyết, tuyên bố yêu sách “đường chín đoạn” bao phủ 3,5 triệu km2 ở Biển Đông của Trung Quốc không có cơ sở pháp lý theo luật pháp quốc tế. Tuy nhiên, phán quyết của PCA không có cơ chế thi hành.
Đám đông tập trung bên ngoài lãnh sự quán Trung Quốc ở thành phố Makati, Philippines, hôm 12/7. Ảnh: ABS-CBN News.
Nhóm người tuần hành không chỉ đánh dấu chiến thắng 5 năm phán quyết của PCA mà còn chỉ trích chính quyền Tổng thống Rodrigo Duterte không hành động để thi hành phán quyết. Những người còn kêu gọi chính phủ hiện đại hóa và trao quyền cho hải quân Philippines, Cảnh sát biển Philippines (PCG) để bảo vệ các khu vực nước này tuyên bố chủ quyền ở Biển Đông.
Điện Malacanang cùng ngày ra tuyên bố cho biết chính quyền của Tổng thống Duterte đã “làm tất cả những gì có thể” trong tranh chấp Biển Đông với Trung Quốc.
“Chúng tôi đã làm tất cả những gì có thể trong điều kiện không có cơ chế thi hành theo luật pháp quốc tế”, Harry Roque, phát ngôn viên của Tổng thống Duterte, nói, thêm rằng một trong những nỗ lực của Duterte chính là bài phát biểu trước Đại hội đồng Liên Hợp Quốc năm ngoái, khi ông khẳng định cam kết với phán quyết của PCA năm 2016.
Video đang HOT
Tổng thống Philippines từng thể hiện quan điểm mâu thuẫn về phán quyết của PCA. Năm 2018, chính phủ của ông cho rằng phán quyết này “vô dụng” vì không có khả năng thực thi. Một năm sau, Duterte tuyên bố không từ bỏ phán quyết và sẽ tìm kiếm cơ chế thực thi.
Duterte hồi tháng 5 lại gọi phán quyết Biển Đông là “giấy lộn” và sẽ “vứt vào sọt rác” nếu nhận được. Tuy nhiên, người phát ngôn Roque sau đó nói rằng đây “chỉ đơn thuần là câu đùa” của Tổng thống.
Tình hình Biển Đông trở nên phức tạp khi hơn 200 tàu Trung Quốc từ ngày 7/3 neo đậu tại bãi Ba Đầu trong lãnh hải đảo Sinh Tồn Đông thuộc quần đảo Trường Sa của Việt Nam, nơi Philippines cũng tuyên bố chủ quyền. Các tàu Trung Quốc sau đó tỏa đi những khu vực khác trong quần đảo Trường Sa rồi rút về.
Philippines cho rằng các tàu cá trên do “dân quân biển Trung Quốc” điều khiển. Trung Quốc phủ nhận cáo buộc, cho biết đây là “tàu cá” đang neo đậu tránh thời tiết xấu, bất chấp các tàu này nhiều ngày neo đậu trong khu vực và không đánh bắt dù thời tiết thuận lợi.
Philippines vỡ mộng 24 tỷ USD từ Trung Quốc
Tổng thống Philippines từng hứa xoay trục quan hệ sang Trung Quốc sẽ mang về hàng tỷ USD đầu tư, nhưng thực tế còn nhiều tranh cãi.
Cây cầu Binondo - Intramuros, dự án gần trung tâm Manila với vốn đầu tư 69 triệu USD từ Trung Quốc, đã trễ hạn bàn giao hết lần này đến lần khác. Đơn vị xây dựng đến đầu tháng 7 vẫn đang hối hả thi công, với hy vọng kịp lời hứa hoàn tất trước cuối năm 2021. Đây sẽ là công trình đầu tiên trong số 14 dự án cơ sở hạ tầng do Trung Quốc đầu tư được hoàn thành, gần nửa thập kỷ sau khi Tổng thống Rodrigo Duterte đưa những hợp đồng này về Philippines.
Quyết định xoay trục quan hệ cho Manila sang Bắc Kinh được cựu thị trưởng Davao công bố từ đầu nhiệm kỳ tổng thống vào tháng 6/2016. Đến thăm Trung Quốc 4 tháng sau khi nhậm chức, Duterte tuyên bố với các lãnh đạo doanh nghiệp ở Bắc Kinh rằng ông muốn "thoát ly Mỹ".
Dù vậy, con số 24 tỷ USD cam kết đầu tư nhờ chuyến thăm đã vấp phải nhiều hoài nghi ngay từ những ngày đầu. Cuộc mặc cả có qua có lại "rõ ràng có lợi hơn hẳn cho Trung Quốc" - siêu cường trên bàn đàm phán, theo cựu bộ trưởng hoạch định kinh tế Ernesto Pernia, một trong những quan chức hàng đầu Manila sang Bắc Kinh ký kết các thỏa thuận đầu tư.
Đã 5 năm trôi qua. Cuộc bầu cử quyết định người kế nhiệm ông Duterte chỉ 10 tháng nữa sẽ diễn ra. Thế nhưng, phần lớn những dự án "nặng ký" nhất trong loạt đầu tư năm này thậm chí còn chưa động thổ hay được phê duyệt.
Mới ba dự án cơ sở hạ tầng quy mô lớn đang trong giai đoạn thi công. Trong khi đó, tàu Trung Quốc tiếp tục quấy nhiễu trên Biển Đông, trái ngược với kỳ vọng của chủ nhân Điện Malacanang khi ông quyết định rời quỹ đạo Mỹ để bước vào vòng tay Trung Quốc.
Tuần duyên Philippines theo dõi tàu cá nghi thuộc lực lượng dân quân biển Trung Quốc trên Biển Đông vào tháng 4. Ảnh: AP.
"Chính sách nghiêng sang Trung Quốc của Duterte chỉ tạo ra những lời hứa hão về phát triển và tình hữu nghị", Paul Chambers, chuyên gia Đại học Naresuan tại Thái Lan, nhận định.
Các ứng viên cuộc bầu cử lần lượt xoay sang công kích sách lược đối ngoại nhiệm kỳ qua. Thượng nghị sĩ Manny Pacquiao, thành viên đảng của tổng thống đương nhiệm, chỉ trích cách Manila phản ứng trước những hành động hung hăng từ Bắc Kinh. Ở bên kia chiến tuyến, ứng viên đối lập Phó tổng thống Leni Robredo cáo buộc Duterte "bán rẻ" chủ quyền đất nước khi xem thường phán quyết Biển Đông năm 2016.
Trung Quốc ban đầu đồng ý cấp những khoản vay ưu đãi với tổng giá trị 9 tỷ USD cho Philippines. Tuy nhiên, mức phê duyệt trong năm 2016 chỉ đạt 1,6 triệu USD và sau ba năm mới lên đến 590 triệu USD, theo thống kê của Cơ quan Kinh tế và Phát triển Quốc gia.
Tình trạng tương tự diễn ra ở mảng đầu tư trực tiếp (FDI) khi tổng đầu tư được phê duyệt đạt 3,2 tỷ USD so với cam kết 15 tỷ USD ban đầu. Cùng giai đoạn này, hỗ trợ phát triển từ Nhật Bản vượt xa Trung Quốc. Riêng trong năm 2019, mức đầu tư hỗ trợ từ Nhật Bản đến Philippines đạt 8,5 tỷ USD.
Không những vậy, phía Trung Quốc còn đánh lãi suất cao đối với những gói vay có điều khoản bảo mật nghiêm ngặt, theo giáo sư Philamer Torio của Trường Hành chính Ateneo ở Manila. "Những đồng minh truyền thống như Nhật Bản và Mỹ tiếp tục là nhà đầu tư đối đãi chúng ta tốt nhất trên phương diện hỗ trợ phát triển chính thức (ODA)", Torio cho biết.
Chính phủ Duterte vẫn kiên quyết bảo vệ chính sách đối ngoại với Trung Quốc. Bộ trưởng Thương mại Ramon Lopez vào tháng 5 khẳng định đất nước đang gặt hái thành quả từ quan hệ với nền kinh tế số hai thế giới. Tầm quan trọng của Bắc Kinh đối với Manila đang gia tăng nhanh chóng. Trung Quốc trở thành đối tác thương mại hàng đầu của Philippines. Tổng công ty Viễn thông Trung Quốc (China Telecom) còn rót vốn mở một nhà mạng điện thoại di động ở nước này.
Trong khi đó, Bộ trưởng Tài chính Carlos Dominguez vào tháng 4 nhấn mạnh những dự án có vốn Trung Quốc "được đàm phán nhằm thúc đẩy lợi ích quốc gia". Trước những hoài nghi từ truyền thông, ông khẳng định các hợp đồng ký với Trung Quốc đã được công khai và dư luận có thể tiếp cận xem xét.
Tổng thống Philippines Rodrigo Duterte gặp Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình tại Bắc Kinh vào tháng 10/2016. Ảnh: Rappler.
"Tôi tự tin chương trình Xây dựng Xây dựng Xây dựng (BBB) của chính phủ, cùng với Sáng kiến Vành đai và Con đường, sẽ gặt hái thành quả dài hạn về tay nhân dân", Tổng thống Duterte tuyên bố.
Trên phương diện an ninh, chính phủ Duterte vẫn cho rằng chính sách hữu nghị với Trung Quốc đã cải thiện được tình hình trên Biển Đông, bất chấp thực tế tàu Philippines đã nhiều lần chạm trán nguy hiểm với lực lượng dân quân biển và tàu chấp pháp Trung Quốc. Người phát ngôn tổng thống Harry Roque lập luận Manila đã ngăn cản thành công Trung Quốc mở rộng kiểm soát trên vùng biển.
"Không có chiếm đóng mới, không có cải tạo đảo mới, chúng ta đã giữ được nguyên trạng. Đây là di sản của chính phủ Duterte", ông nói.
Điện Malacanang vẫn hài lòng với tốc độ triển khai các dự án phát triển cơ sở hạ tầng bằng vốn Trung Quốc. Họ lập luận rằng "trước kia chúng ta chả nhận được gì", đồng thời mong muốn thu hút thêm nguồn vốn từ Trung Quốc cho nhiều dự án khác.
Trên thực tế, các dự án đầu tư nước ngoài ở Philippines dễ gặp khó bởi quy trình phê duyệt tốn nhiều thời gian, theo chuyên gia Tina Clemente thuộc Đại học Quốc gia Philippines. Các nhà đầu tư Trung Quốc cũng không mặn mà với thị trường khi vẫn còn rào cản pháp lý về sở hữu nước ngoài, giá điện và cơ sở hạ tầng yếu kém.
"Hòa nhập kinh tế với Trung Quốc là điều không thể tránh khỏi, nhưng đúng ra mức kỳ vọng cần được điều chỉnh tốt hơn", Clement nhận định.
Bộ trưởng Quốc phòng Đức nhắc Bộ trưởng Quốc phòng Trung Quốc về phán quyết Biển Đông Trong cuộc họp trực tuyến với Bộ trưởng Quốc phòng Trung Quốc Ngụy Phượng Hòa, Bộ trưởng Quốc phòng Đức Annegret Kramp-Karrenbauer đề cập tới phán quyết về Biển Đông năm 2016. Bộ trưởng Quốc phòng Đức Annegret Kramp-Karrenbauer - Ảnh: REUTERS Hãng tin Reuters ngày 6-7, dẫn thông cáo từ Bộ Quốc phòng Đức, cho hay Bộ trưởng Quốc phòng Kramp-Karrenbauer đã...