Người phát ngôn Bộ Ngoại giao nói về vụ máy bay Việt Nam bị đe dọa bắn hạ
Người phát ngôn Bộ Ngoại giao đã cung cấp thêm thông tin về vụ việc máy bay Vietnam Airlines bị đe dọa bắn hạ khi đang trên đường từ Nhật Bản về Việt Nam, hôm 5/1.
Tại cuộc họp báo thường kỳ chiều 20/1, phóng viên Dân trí đã đề nghị người phát ngôn Bộ Ngoại giao thông tin về kết quả phối hợp điều tra vụ việc máy bay Vietnam Airlines bị đe dọa bắn hạ khi đang trên đường từ Nhật Bản về Việt Nam hôm 5/1 vừa qua. Đồng thời, phóng viên đề nghị cho biết đến thời điểm hiện tại, cơ quan chức năng đã xác định được nghi phạm thực hiện hành đồng này hay chưa?
Cơ quan chức năng liên quan của Việt Nam đang phối hợp với phía Nhật Bản tiếp tục làm rõ nguyên nhân, xác định đối tượng đã đe dọa bắn rơi máy bay khi đang trên đường từ Nhật Bản về Việt Nam, hôm 5/1 (Ảnh minh họa).
Trả lời câu hỏi này, bà Lê Thị Thu Hằng – người phát ngôn Bộ Ngoại giao Việt Nam – cho biết, vụ việc đã được Cục hàng không Việt Nam ( Bộ Giao thông vận tải) đăng tải công khai thông tin trên website của cơ quan này.
Cung cấp thêm thông tin về vụ việc, bà Hằng cho hay, về phía Bộ Ngoại giao, ngay sau khi nhận được thông tin máy bay bị đe dọa bắn hạ, Đại Sứ quán Việt Nam tại Nhật Bản đã phối hợp, hỗ trợ văn phòng Vietnam Airlines tại Nhật Bản liên hệ với các cơ quan chức năng sở tại để xác minh thông tin, nắm bắt tình hình.
Đồng thời, cơ quan này đã gửi công hàm đến Bộ Ngoại giao Nhật Bản đề nghị khẩn trương kiểm tra an ninh máy bay khi máy bay hạ cánh tại sân bay Fukuoka nhằm đảm bảo an toàn cho các hành khách; khẩn trương điều tra vụ việc, xác minh danh tính đối tượng đã đe dọa an toàn chuyến bay.
Video đang HOT
“Với sự hỗ trợ, hợp tác của cơ quan chức năng sở tại, sau khi kiểm tra thì chuyến bay tiếp tục được tiến hành và hạ cánh an toàn tại Việt Nam. Hiện nay vụ việc vẫn đang trong quá trình điều tra, các cơ quan chức năng liên quan của Việt Nam đang phối hợp với phía Nhật Bản tiếp tục làm rõ nguyên nhân, đối tượng cũng như xác định danh tính của đối tượng” – bà Hằng thông tin thêm.
Người phát ngôn Bộ Ngoại giao Lê Thị Thu Hằng tại một buổi họp báo thường kỳ (Ảnh: Minh Nhật).
Như Dân trí đã đưa tin, ngày 5/1, chuyến bay VN5311 của Vietnam Airlines chở theo 47 hành khách và 15 thành viên phi hành đoàn bị dọa bắn khi vừa cất cánh rời sân bay Narita – Nhật Bản về Việt Nam được 40 phút.
Cụ thể, vào khoảng 11h10 (giờ địa phương), chi nhánh Vietnam Airlines tại Nhật Bản nhận được cuộc điện thoại từ một đối tượng giọng nam giới tự xưng là người Mỹ, nói tiếng Nhật, với nội dung đe dọa: “Chuyến bay VN5311 tốt nhất là quay lại Narita, nếu không sẽ bị bắn hạ khi bay qua Vịnh Tokyo”.
Khi nhân viên nhận điện thoại hỏi: “Ông có thể nói lại điều ông vừa nói được không” thì người đàn ông trả lời: “Tôi đang chuẩn bị bắn VN5311 khi bay qua Vịnh Tokyo, tốt nhất nên quay lại”. Thời điểm này, chuyến bay VN5311 chuẩn bị bay qua Vịnh Tokyo.
Tiếp nhận thông tin, Tổng Công ty Hàng không Việt Nam báo cáo vụ việc cho nhà chức trách Nhật Bản, Cục Hàng không Việt Nam và các cơ quan chức năng của Bộ Công an, đồng thời triệu tập cuộc họp của Ủy ban Khẩn nguy và Tiểu ban chỉ đạo phòng chống khủng bố của Tổng Công ty Hàng không Việt Nam.
Sau khi được sự đồng ý cơ quan có thẩm quyền, Cục trưởng Cục Hàng không Việt Nam đã chỉ đạo Vietnam Airlines xin phép nhà chức trách hàng không Nhật Bản chuyển hướng máy bay và hạ cánh xuống sân bay Fukuoka, Nhật Bản.
Nhà chức trách và Cảnh sát sân bay Fukuoka đã lên tàu bay kiểm tra, phỏng vấn tổ bay và hành khách, nhưng không áp dụng các biện pháp an ninh và cho phép tàu bay được đỗ tại sân bay Fukuoka trong khoảng 2 giờ đồng hồ để xem xét, đánh giá thông tin, cũng như sự an toàn của chuyến bay.
Khi đã xác định chuyến bay an toàn, không có dấu hiệu bất thường, nhà chức trách và Cảnh sát sân bay Fukuoka đã thông báo cho phép chuyến bay VN5311 khởi hành về Hà Nội. Đến 18h12 (giờ Việt Nam), chuyến bay VN5311 hạ cánh an toàn xuống sân bay quốc tế Nội Bài – Hà Nội.
Liên quan đến vụ việc trên, ngày 7/1, ông Lê Hồng Hà – Tổng Giám đốc Tổng Công ty Hàng không Việt Nam (Vietnam Airlines) – cho biết, bước đầu xác định số điện thoại của nghi phạm ở phía Bắc của Nhật Bản.
Vẫn đang điều tra đối tượng 'dọa bắn hạ' máy bay Vietnam Airlines
Người phát ngôn Bộ Ngoại giao Lê Thị Thu Hằng cho biết, Việt Nam vẫn đang phối hợp với Nhật Bản điều tra danh tính đối tượng "đe dọa bắn hạ" máy bay Vietnam Airlines từ Nhật Bản về Việt Nam.
Chiều 20.1, trả lời báo chí liên quan thông tin về vụ máy bay của Vietnam Airlines từ Nhật Bản về Việt Nam bị đe dọa bắn hạ vừa qua, Người phát ngôn Bộ ngoại giao Lê Thị Thu Hằng cho hay, sau khi nhận được thông tin về vụ việc, Đại sứ quán Việt Nam tại Nhật Bản đã phối hợp, hỗ trợ Văn phòng Việt Nam Airlines tại Nhật Bản liên hệ với cơ quan chức năng tại Nhật Bản để xác minh thông tin.
Chuyến bay của Vietnam Airlines từ Nhật Bản về Việt Nam bị đe dọa an ninh. Ảnh VNA
Đại sứ quán Việt Nam tại Nhật Bản cũng đã gửi công hàm tới Bộ Ngoại giao Nhật Bản đề nghị khẩn trương kiểm tra an ninh khi máy bay hạ cánh tại Fukuoka, nhằm đảm bảo an toàn cho các hành khách, khẩn trương điều tra vụ việc, xác minh danh tính đối tượng đã đe dọa an toàn chuyến bay.
Theo bà Hằng, với sự hỗ trợ và hợp tác của các cơ quan chức năng sở tại, sau khi kiểm tra chuyến bay được tiếp tục khởi hành và hạ cánh an toàn tại Việt Nam.
"Vụ việc vẫn đang trong quá trình điều tra. Các cơ quan chức năng liên quan của Việt Nam đang phối hợp với phía Nhật Bản để làm rõ nguyên nhân, danh tính đối tượng đe dọa an toàn chuyến bay", bà Hằng nói.
Trước đó, tối 5.1, Cục Hàng không Việt Nam đã có thông cáo về việc chuyến bay VN5311 từ sân bay Narita (Tokyo, Nhật Bản) về Hà Nội của Vietnam Airlines bị đe dọa an ninh.
Chuyến bay này khởi hành lúc 10 giờ 30 (giờ địa phương), gồm 15 thành viên tổ bay (12 tiếp viên và 3 phi công), trong đó có 2 cơ trưởng, cùng 47 hành khách.
Khoảng 11 giờ 10 (giờ địa phương), chi nhánh Vietnam Airlines tại Nhật Bản nhận được cuộc điện thoại từ một đối tượng giọng nam giới tự xưng là người Mỹ, nói tiếng Nhật, với nội dung trao đổi: "Chuyến bay VN5311 tốt nhất là quay lại Narita, nếu không sẽ bị bắn hạ khi bay qua vịnh Tokyo". Khi nhân viên nhận điện thoại hỏi: "Ông có thể nói lại điều ông vừa nói được không" thì người đàn ông trả lời: "Tôi đang chuẩn bị bắn VN5311 khi bay qua vịnh Tokyo, tốt nhất nên quay lại".
Ngay trong chiều 5.1, đơn vị phòng chống khủng bố thuộc Cục An ninh nội địa (Bộ Công an) đã vào cuộc điều tra vụ việc.
Những tiết lộ bất ngờ về vụ máy bay Việt Nam bị đe dọa bắn hạ ở Vịnh Tokyo "Chúng tôi đã tính cả việc nếu tổ bay bị ảnh hưởng tâm lý thì sẽ phải thay thế. Ở Fukuoka không có nhân sự phi công tại chỗ nên chúng tôi lên phương án đưa phi công từ Việt Nam bay sang". Ông Lê Hồng Hà - Tổng Giám đốc Tổng Công ty Hàng không Việt Nam (Vietnam Airlines) - cho PV...