Người phát ngôn Bộ Ngoại giao: Báo chí đối ngoại định vị và ‘vươn mình’ trong bối cảnh mới
Chia sẻ với TG&VN, bà Lê Thị Thu Hằng, Vụ trưởng Vụ Thông tin Báo chí, Người phát ngôn Bộ Ngoại giao đã phân tích vai trò quan trọng của báo chí đối ngoại trong bối cảnh quốc tế hiện nay cũng như những mong mỏi của bà đối với công tác báo chí đối ngoại trong thời gian tới.
Bà Lê Thị Thu Hằng, Người phát ngôn Bộ Ngoại giao. (Ảnh: Nguyên Hông)
Bà đánh giá như thế nào về sức mạnh của báo chí đối ngoại Việt Nam trong bối cảnh mới hiện nay?
Bối cảnh mới hiện nay tạo ra không ít thách thức đối với công tác báo chí đối ngoại. Môi trường đối ngoại ngày càng phức tạp: cạnh tranh chiến lược giữa các nước lớn ngày càng rõ nét, một số khu vực có nguy cơ cạnh tranh leo thang trong đó có Biển Đông. Bên cạnh đó, đại dịch Covid-19 được xem như là một cuộc đại khủng hoảng, đa khủng hoảng, cả thế giới đang phải đối mặt với một kẻ thù vô hình, xuyên quốc gia với hơn 200 quốc gia và vùng lãnh thổ bị dính líu vào “cuộc chiến” này, cho thấy tính phức tạp khôn lường của dịch bệnh.
Trong bối cảnh đó, đối ngoại Việt Nam vẫn phải giữ được đường lối độc lập, tự chủ, hòa bình, hợp tác và phát triển. Đồng thời, Việt Nam cần phải thể hiện là đối tác tin cậy, có trách nhiệm khi vai trò, vị thế quốc tế của đất nước đã và đang được khẳng định.
Từ đây, có thể thấy báo chí đối ngoại có những nhiệm vụ quan trọng. Thứ nhất, báo chí đối ngoại một mặt phải bám sát các mục tiêu đối ngoại, mặt khác phải tạo một môi trường quốc tế thuận lợi cho hoạt động đối ngoại của Việt Nam; thông tin đầy đủ, chính xác đường lối đối ngoại của Việt Nam tới bạn bè quốc tế để họ hiểu rõ, chia sẻ với Việt Nam.
Video đang HOT
Thứ hai, báo chí đối ngoại có vai trò quan trọng trong việc vun đắp các mối quan hệ của Việt Nam với các đối tác, thông qua những sản phẩm báo chí làm “dày dặn” hơn hàm lượng thông tin về hợp tác, quan hệ truyền thống hữu nghị, kể cả quan hệ giữa các lãnh đạo, giữa những người dân… để tạo ra những nhân tố, khuôn khổ vun đắp các mối quan hệ của Việt Nam với các đối tác.
Thứ ba, báo chí đối ngoại có vai trò cân bằng với đối nội – đối ngoại, truyền tải thông tin từ Việt Nam ra bên ngoài và từ bên ngoài vào Việt Nam, để người dân có thông tin về tình hình thế giới, khu vực, hiểu được đâu là thời cơ, thách thức với đất nước; người dân hiểu vì sao Việt Nam phải tham gia vào những “sân chơi” quốc tế, có trách nhiệm đóng góp vào công việc chung, từ đó tạo được sự đồng thuận trong nước đối với các chủ trương, biện pháp đối ngoại của Đảng và Nhà nước.
Nếu so sánh với khu vực và quốc tế, báo chí đối ngoại của chúng ta đang ở đâu, thưa bà?
Báo chí đối ngoại của Việt Nam rõ ràng đã và đang từng bước phát triển, có nhiều kênh đa ngôn ngữ như Đài Tiếng nói Việt Nam, Thông tấn xã Việt Nam, các kênh tiếng Anh của các cơ quan báo chí… Nếu so sánh trong khu vực, có thể khẳng định báo chí đối ngoại của Việt Nam cũng không có sự thua kém. Thông tin trên các kênh báo chí đối ngoại của Việt Nam so với các hãng truyền thông trong khu vực khác có ảnh hưởng và sức lan tỏa nhất định. Tuy vậy, để vượt ra khuôn khổ khu vực, báo chí đối ngoại Việt Nam vẫn cần nỗ lực rất nhiều.
Tôi cho rằng, báo chí đối ngoại ngày càng cần được chú trọng đầu tư hơn nữa, có chiến lược thống nhất, cần sự phối hợp chặt chẽ của nhiều binh chủng thông tin. Ví dụ kênh truyền hình Nước Nga ngày nay (Russia Today), do chính Tổng thống Nga V. Putin ký sắc lệnh thành lập là cơ quan báo chí đối ngoại quan trọng và hiệu quả, phát triển đột phá trong vòng hơn 10 năm qua. Trong bối cảnh hình ảnh quốc tế của Nga trở nên “xấu xí” trong công chúng Phương Tây do ảnh hưởng giai đoạn trong và sau cuộc chiến Gruzia (năm 2008), giai đoạn 2011-2012 với những cuộc xuống đường phản đối chính phủ liên quan đến cuộc khủng hoảng Crimea, Nga đã triển khai một chiến dịch đưa thông tin, hình ảnh của Nga ra nước ngoài, tái cấu trúc, mạnh tuyên truyền đối ngoại trong bối cảnh hình ảnh nước Nga bị ảnh hưởng tiêu cực sau sự kiện nước này sáp nhập Crimea.
Tôi cho rằng, nếu được đầu tư thích đáng, báo chí đối ngoại của ta sẽ vươn xa hơn tầm khu vực.
Các phóng viên tham dự Họp báo về Năm Chủ tịch ASEAN 2020.
Gắn bó với công tác báo chí trong nhiều năm, bà có thể sẻ chia đôi chút suy nghĩa về nghề báo nói chung và người làm báo đối ngoại nói chung?
Làm bất cứ nghề nào để có thể làm tốt đều rất khó, làm một nhà báo chân chính lại càng khó. Nghề làm báo là một nghề nguy hiểm theo cả nghĩa đen lẫn nghĩa bóng. Người làm báo nhiều khi phải đương đầu với những vấn đề “nổi cộm” trong xã hội hay những nhóm lợi ích. Trong cái nguy hiểm đó, người làm báo phải đứng trước một ranh giới rất mong manh giữa sự thật và một nửa sự thật, thông tin chưa được kiểm chứng, nhất là trong bối cảnh hiện nay khi cạnh tranh thông tin ngày càng khốc liệt, báo chí không chỉ là cạnh tranh thông tin với nhau mà còn phải cạnh tranh với các phương thức truyền thông mới, mạng xã hội.
Báo chí gặp khó, báo chí đối ngoại còn gặp khó hơn nữa. Người làm báo chí đối ngoại phải vừa “hồng” vừa “chuyên”, có phông kiến thức quốc tế rộng, có ngoại ngữ tốt và nhạy cảm chính trị, kỹ năng xử lý thông tin khéo léo. Để đào tạo một nhà báo đối ngoại thực sự rất kỳ công. Thế nhưng, so với nhiều lĩnh vực khác, người làm báo đối ngoại còn chịu nhiều thiệt thòi, dẫn tới hiện tượng “chảy máu chất xám” trong lĩnh vực báo chí đối ngoại. Do vậy, tôi mong muốn Nhà nước có sự đầu tư ngày càng tốt hơn nữa về nguồn lực, chế độ đãi ngộ cho người làm báo chí đối ngoại để họ an tâm và hăng say cống hiến cho nghề.
Tôi mong muốn Việt Nam có CNN, hay như Al Jazeera của riêng mình trong một thời gian không xa. Báo chí đối ngoại của Việt Nam cần nỗ lực hơn nữa để vươn ra biển lớn. Với vai trò, vị thế và chính sách đối ngoại của Việt Nam hiện nay cũng như nhu cầu phát triển, xây dựng hình ảnh, tạo ảnh hưởng của Việt Nam ra thế giới, Việt Nam cần phải có báo chí đối ngoại đủ mạnh.
Xin cảm ơn bà!
Dịch Covid-19: Sớm đưa 22 công dân Việt Nam đang mắc kẹt tại Nepal về nước
Đại sứ quán Việt Nam tại Ấn Độ kiêm nhiệm Nepal đang phối hợp chặt chẽ với các cơ quan chức năng ở trong nước và sở tại để thu xếp sớm đưa các công dân này về nước.
Người Phát ngôn Bộ Ngoại giao Lê Thị Thu Hằng tại buổi họp báo thường kỳ ngày 11/6. (Ảnh: Nguyễn Hồng)
Tại buổi họp báo thường kỳ diễn ra ngày 11/6, thông tin về 22 công dân Việt Nam đang mắc kẹt tại Nepal, Người Phát ngôn Bộ Ngoại giao Lê Thị Thu Hằng nêu rõ:
"Tôi đã cập nhật thông tin với Đại sứ quán Việt Nam tại Ấn Độ kiêm nhiệm Nepal. Được biết, hiện nay có 22 công dân Việt Nam bị mắc kẹt tại Nepal do ảnh hưởng của dịch Covid-19.
Thời gian qua, do các quy định hạn chế xuất nhập cảnh, quá cảnh của nước sở tại cũng như các quốc gia khác trong khu vực, những công dân này chưa thể trở về Việt Nam.
Thực hiện chỉ đạo của Bộ Ngoại giao, Đại sứ quán Việt Nam tại Ấn Độ kiêm nhiệm Nepal đã chủ động liên hệ, phối hợp với Lãnh sự danh dự của Việt Nam tại Kathmandu, Thủ đô của Nepal và Hội Người Việt Nam tại Nepal, thường xuyên giữ liên hệ với các công dân, hỏi thăm, nắm tình hình, liên hệ hỗ trợ công dân tìm nơi cư trú và lưu ý các công dân phải thực hiện nghiêm túc các quy định của sở tại.
Hiện nay, Đại sứ quán đang phối hợp chặt chẽ với các cơ quan chức năng ở trong nước, cũng như tích cực làm việc với các cơ quan chức năng của Nepal, Ấn Độ, Bangladesh để thu xếp sớm đưa các công dân này về nước, đáp ứng các nguyện vọng của công dân theo thực tế sở tại và năng lực cách ly ở trong nước".
Trên cơ sở nguyện vọng của công dân, năng lực cách ly tại các địa phương trong nước và diễn biến của dịch bệnh, Bộ Ngoại giao, Bộ Giao thông Vận tải, các cơ quan chức năng trong nước, các cơ quan đại diện Việt Nam ở nước ngoài và các hãng hàng không của Việt Nam sẽ tiếp tục triển khai các chuyến bay thương mại đưa công dân về nước theo tinh thần chỉ đạo của Thủ tướng Chính phủ.
Kiên quyết bác bỏ các yêu sách phi lý ở Biển Đông Ban Dân nguyện của Uỷ ban thường vụ Quốc hội vừa tập hợp trả lời kiến nghị của cử tri gửi đến Quốc hội sau kỳ họp thứ 8 một số vấn đề thuộc trách nhiệm trả lời của Bộ ngoại giao. Cử tri tỉnh Bình thuận, Đồng Nai băn khoăn lo lắng về tình hình Biển Đông, đề nghị Đảng, Nhà nước...