Người Pháp “chê” xe hơi Pháp
Doanh số bán xe tại Pháp trong tháng 12/2011 vừa qua giảm đến 17,8%, trong đó “thủ phạm” chính là những hãng xe Pháp chứ không phải những hãng xe nước ngoài.
Các mẫu xe Pháp đang bị chính người dân Pháp “chê”
Thời gian vừa qua, nền kinh tế thế giới đã có những biến động thất thường, và Châu Âu là nơi chịu nhiều ảnh hưởng lớn, việc thị trường xe hơi tại Pháp tuột dốc không phanh trong thời gian vừa qua được xem là một cú sốc lớn đối với nền kinh tế nước này. Không phải vì thị trường xe hơi giảm sút mà chính những mẫu xe do người Pháp chế tạo lại không được lòng người Pháp.
Trong suốt tháng 12/2011, chỉ có 187.653 xe được đăng ký mới tại Pháp, điều này có nghĩa là doanh số sụt giảm đến 17,8% so với cùng kì năm ngoái. Nhưng thật sự chỉ có 3 hãng xe Pháp là chịu ảnh hưởng, trong đó Peugeot giảm đến 35%, kế đến là Renault bị mất 29% và cuối cùng là Citroen được ghi nhận là giảm 21,2%. Hãng xe Italy là Fiat cũng chịu mức giảm 14%. Riêng tập đoàn Volkswagen thì doanh số tiêu thụ lại tăng lên đến 21%.
Tuy nhiên, chính phủ Pháp lại cho rằng đây là một con số tốt, bởi năm trước họ đã chính thức chấm dứt kế hoạch khuyến khích người dân đổi xe từ 31/12/2010, do đó hầu hết người dân tại Pháp đã “tậu” xe mới từ năm ngoái và đương nhiên năm nay họ sẽ không còn nhu cầu đó nữa.
Nhưng việc các hãng xe Pháp thất bại ngay tại nước nhà là một câu hỏi lớn, vì trong khi đó, những cường quốc xe hơi khác như Nhật Bản, Hàn Quốc hay Mỹ, Đức đều có những chính sách ủng hộ người dân mua xe do chính nước mình sản xuất.
Theo vnmedia
Citroen trở lại Việt Nam
Hãng xe Pháp bắt đầu một thời kỳ mới tại Việt Nam bằng sản phẩm DS3, mẫu xe 3 cửa, 4 chỗ có giá khởi điểm 1,005 tỷ đồng.
Citroen phân phối thông qua công ty Automotive de France, thành viên của tập đoàn CFAO, Pháp. Đây cũng là hãng xe thứ ba đến từ Pháp, sau Peugeot và Renault.
Tuy nhiên, Citroen không phải là cái tên lạ với khách hàng miền nam. Trước 1975, hãng này từng có đại lý chính hãng, xưởng sửa chữa. Showroom đầu tiên đặt tại TP HCM. Hãng này có kế hoạch mở rộng thị trường ra Hà Nội vào 2011.
Video đang HOT
Sản phẩm đầu tiên của Citroen Việt Nam là mẫu xe thể thao 3 cửa DS3, đối thủ của những tên tuổi nổi tiếng như Fiat 500, Mini Cooper hay Volkswagen Scirocco.
Thiết kế DS3 hướng hẳn tới tính thời trang. Khách hàng có thể chọn vành đúc, màu sơn xe và quan trọng hơn là màu mui. Cách thiết kế đồng nhất mui xe từ sau ra trước khiến DS3 có thể giúp khách hàng thể hiện cá tính. Với Scirocco, Cooper hay Fiat 500, khách hàng không có lựa chọn này.
DS3 với phong cách thiết kế Pháp.
Vóc dáng DS3 cũng nhỏ gọn, xinh xắn kiểu Pháp. Những chi tiết được chăm sóc tỉ mỉ khiến xe hơi cầu kỳ, không thoải mái và điệu đà như Fiat 500 hay nặng về truyền thống kiểu Mini Cooper.
DS3 dài tổng thể 3.950 mm, rộng 1.710 mm và cao 1.460 mm. Chiều dài lớn hơn khoảng 404 mm so với Fiat 500 và tương đương khi đặt cạnh Mini Clubman. Vì thế, không gian ca-bin đủ rộng cho 5 người, không gò bó như Fiat 500.
Nội thất thiết kế khá hài hòa với chủ yếu các đường cong. Những chi tiết nhựa sáng bóng, cộng với các bố trí khá thuận tiện. Bảng điều khiển trung tâm chia thành 3 tầng với màn hình hiển thị trạng thái, dàn CD nối với 6 loa và bộ điều hòa cơ.
Hai ghế chỉnh tay và có chức năng sưởi. Vô-lăng thể thao 3 chấu gật gù với các nút điều khiển âm lượng, điều khiển hành trình gắn phía dưới. Màn hình đồng hồ khá ấn tượng với cách bố trí giống đồng hồ thời gian. Khách hàng có thể chọn bản bọc nỉ hoặc bọc da.
Động cơ mà DS3 sử dụng là loại 1,6 lít Vti 4 xi-lanh thẳng hàng, công suất 120 mã lực tại vòng tua 6.000 vòng/phút, mô-men xoắn cực đại 160 ở 4.200 vòng/phút. Hộp số tự động 4 cấp.
Thời gian tăng tốc lên 100 km/h mất 10,9 giây. Tốc độ tối đa 190 km/h. Mức tiêu hao nhiên liệu theo thử nghiệm của Citroen là 7 lít cho 100 km.
Trên bản cao cấp, hệ thống an toàn gồm chống bó cứng phanh ABS, cân bằng điện tử ESP, 6 túi khí, hỗ trợ lực phanh khẩn cấp.
Giá khởi điểm cho DS3 là 1,005 tỷ đồng, đã gồm VAT và nhập khẩu từ Pháp. Xe bảo hành 2 năm hoặc 100.000 km.
Citroen khai sinh năm 1919 do André Citron sáng lập. Đây là nhà sản xuất xe hơi quy mô hàng loạt đầu tiên ngoài nước Mỹ. Citroen cũng là công ty sáng tạo ra phương pháp kinh doanh bằng mạng lưới đại lý có chức năng bán hàng kèm dịch vụ. Nhờ đó, chỉ 8 năm sau ngày thành lập, Citroen nhanh chóng trở thành hãng ôtô lớn nhất châu Âu và thứ hai thế giới. Trải qua nhiều thăng trầm, đến 1976, Peugeot thâu tóm Citroen để thành lập tập đoàn mang tên Peugeot Citroen PSA. Theo doanh thu năm 2009, Peugoet Citroen PSA hiện là tập đoàn ôtô lớn thứ hai châu Âu (sau Volkswagen) và thứ sáu thế giới. Doanh số của riêng Citroen năm 2009 là 1,3 triệu chiếc.
Bản tiêu chuẩn dùng vành 16 inch. Nếu muốn khách hàng có thể chọn loại 17 inch.
Thiết kế cửa đồng nhất từ trước ra sau.
Khách hàng có thể chọn màu mui.
Khoang lái thiết kế hiện đại.
Xe thiết kế cho 5 người.
Điều hòa chỉnh cơ, dàn CD. Hộp số 4 cấp.
Hộp số tự động 6 cấp.
Vo-lăng gật gù chỉnh tay. Gương chỉnh và gập điện.
Tay lái bọc da.
Đồng hồ khá bắt mắt.
Cụm điều khiển âm thanh gắn dưới vô-lăng.
Trọng Nghiệp
Theo VnExpess
10 nhân vật quyền lực nhất ngành ôtô thế giới năm 2012 Năm 2011 chứng kiến sự đi lên của Fiat/Chrysler cùng nhà lãnh đạo Sergio Marchionne, Hyundai cũng chứng tỏ sức sống dưới bàn tay Chung Mong Koo, trong khi Ford tiếp tục thành công dưới triều đại của Alan Mulally. Dưới dây là danh sách 10 nhân vật quyền lực nhất của ngành công nghiệp ôtô 2012 do tạp chí Motor Trend bình...