‘Người phán xử’: Việt Anh tiết lộ cảnh ông trùm Phan Quân bị á.m s.át

Theo dõi VGT trên

Cảnh vợ chồng ông trùm Phan Quân bị á.m s.át được quay từ chập tối tới 3h sáng trong điều kiện thời tiết 5 độ C và mưa tầm tã.

Trailer Người phán xử – phim truyền hình thu tiếng đồng bộ Người phán xử là bộ phim truyền hình hiếm hoi của VFC tiến hành thu tiếng đồng bộ với sự tham gia của dàn diễn viên nổi tiếng: Hoàng Dũng, Thanh Quý, Trung Anh, Hồng Đăng.

Sáng 2/4, NSND Hoàng Dũng, Việt Anh và MC Đan Lê là khách mời trong chương trình Cà phê Sáng trên sóng VTV3. Các nghệ sĩ đã dành thời gian để chia sẻ với khán giả truyền hình các câu chuyện hậu trường trong quá trình quay Người phán xử – bộ phim đang gây sốt trên sóng truyền hình.

NSND Hoàng Dũng cho biết sau một thời gian dài không tham gia đóng phim truyền hình do bận rộn với công việc riêng, anh đã hoàn toàn bị thuyết phục với nhân vật Phan Quân, một doanh nhân thành đạt nấp trong vỏ bọc một ông trùm xã hội đen.

“Sau khi đọc kịch bản, tôi bị hấp dẫn bởi tính đa sắc diện của nhân vật. Hỉ, nộ, ái, ố, cáu giận, thâm trầm, sâu sắc, xảo quyệt nhưng cũng đầy nghĩa tình. Tôi nghĩ cung bậc cảm xúc con người có bao nhiêu, nhân vật này đều có đủ”, nam NSND nhấn mạnh.

Người phán xử: Việt Anh tiết lộ cảnh ông trùm Phan Quân bị á.m s.át - Hình 1

Ông trùm Phan Quân do NSND Hoàng Dũng thủ vai. Ảnh: VFC.

Hoàng Dũng cũng khẳng định yếu tố cốt lõi của Người phán xử là chất lượng kịch bản. Trong các phim hình sự, tính chất vụ án được tập trung khai thác nhưng trong phim này, đó chỉ là phần nền. Tâm lý tội phạm, đời sống của những con người trong thế giới ngầm mới là vấn đề trung tâm.

Ngồi bên cạnh NSND Hoàng Dũng, diễn viên Việt Anh, người thủ vai Phan Hải – thằng con bất trị, ngang ngược của Phan Quân cho biết anh chưa bao giờ tham gia bộ phim nào mà ngoài trời 40 độ nhưng diễn viên phải mặc áo lông cừu, còn trời lạnh lại mặc sơ mi.

“Có một đại cảnh, khi bố và mẹ tôi bị á.m s.át. Hai người b.ị b.ắn ở ngoài sân. Hôm đó, đoàn phải quay từ chập tối đến 3h sáng. Ngoài trời chỉ 5 độ và mưa tầm tã. Bố tôi (NSND Hoàng Dũng) không được mặc áo ấm, phải nằm trên sân. Thậm chí, có những người mang băng ca cứu thương chạy vào, bê đến 2 lần còn bị tuột tay, rơi băng xuống”, nam diễn viên tiết lộ.

Người phán xử: Việt Anh tiết lộ cảnh ông trùm Phan Quân bị á.m s.át - Hình 2

Video đang HOT

Việt Anh (bên trái) đóng vai Phan Hải, thằng con ương bướng của Phan Quân. Ảnh: VFC.

Việc Việt Anh tiết lộ cảnh ông trùm Phan Quân bị á.m s.át khiến nhiều khán giả lầm tưởng đây là kết thúc của bộ phim. Tuy nhiên, một nguồn tin cho biết cảnh này sẽ xuất hiện trong một vài tập tới.

“Khi Phan Quân đến thăm nhà một đàn em thân thiết có tên Phú Trọi thì lão bất ngờ bị á.m s.át bằng s.úng. Sau đó, Phú Trọi bị Lương Bồng bắt giữ, t.ra t.ấn để truy xem kẻ nào đã á.m s.át Người phán xử”, nguồn tin Zing.vn tiết lộ.

Bên cạnh việc tiết lộ cảnh quay quan trọng trong phim, Việt Anh cũng chia sẻ rằng cảnh anh thích nhất là khi nhân vật Phan Hải bị bố bắt ra ở nhà giữa hồ, cai nghiện. Đó là khi con người trong Phan Hải thức tỉnh.

“Lúc quay cảnh đó, Phan Hải nhận ra người thực sự quan trọng nhất trong cuộc đời mình, sau bao thăng trầm, chính là người vợ. Cô ấy đã không bỏ rơi, ngay cả khi Phan Hải phũ phàng nhất”, nam nghệ sĩ đóng vai Phan Hải nói.

Theo Zing

Những câu hỏi quan trọng trong việc bảo hộ Đoàn Thị Hương tại Malaysia

Vụ án trong đó Đoàn Thị Hương là một nghi phạm có tính chất đặc biệt nghiêm trọng và phức tạp, liên quan đến công dân nhiều quốc gia. Do đó, việc bảo hộ công dân cần được tiến hành chu đáo, cẩn trọng, phù hợp với luật pháp Malaysia, luật pháp quốc tế.

Thẩm quyền của cơ quan đại diện Việt Nam tại Malaysia

Theo quy định của Công ước Vienna về quan hệ ngoại giao (1961), các cơ quan đại diện ngoại giao một nước trên lãnh thổ của nước sở tại có thẩm quyền "bảo vệ lợi ích quốc gia và của công dân mình trong giới hạn của luật pháp quốc tế" nói chung.

Những câu hỏi quan trọng trong việc bảo hộ Đoàn Thị Hương tại Malaysia - Hình 1

Nghi phạm Đoàn Thị Hương xuất hiện ở Tòa án huyện Sepang, bang Selangor (Malaysia) ngày 1/3. (Nguồn: Getty)

Công ước Vienna về quan hệ lãnh sự (1963) quy định chức năng và thẩm quyền lãnh sự của cơ quan đại diện ngoại giao và cơ quan lãnh sự.

Trong các thẩm quyền đó, "phù hợp với thông lệ và thủ tục của quốc gia sở tại, (cơ quan lãnh sự) có thể đại diện hoặc thu xếp đại diện thích hợp cho công dân nước mình trước tòa án và các cơ quan chức năng của nước sở tại để yêu cầu áp dụng các biện pháp tạm thời phù hợp với pháp luật của quốc gia sở tại nhằm bảo vệ quyền và lợi ích của công dân nước mình, trong trường hợp người đó không có người đại diện hoặc vì những lý do mà người đó không thể thu xếp được người đại diện đúng lúc."

Như vậy, có thể thấy luật pháp quốc tế bảo đảm các cơ quan đại diện của một nước có quyền bảo vệ lợi ích của công dân nước mình, nhưng với điều kiện phải trong giới hạn cho phép của luật pháp quốc tế và phù hợp với thông lệ và pháp luật của quốc gia sở tại. Điều này có nghĩa, các cơ quan đại diện cần tiến hành bảo hộ công dân bằng các biện pháp và cách thức phù hợp với các nguyên tắc cơ bản của luật pháp quốc tế như nguyên tắc bình đẳng chủ quyền và không can thiệp vào công việc nội bộ của quốc gia sở tại. Bên cạnh đó, các biện pháp bảo hộ lại bị giới hạn trong khuôn khổ cho phép của pháp luật quốc gia sở tại, trong trường hợp công dân Đoàn Thị Hương là pháp luật của Malaysia.

Do bảo hộ công dân nằm trong quan hệ ngoại giao giữa các nước - lĩnh vực được điều chỉnh bởi rất nhiều tập quán và thực tiễn quốc tế bên cạnh hai Công ước nêu trên - do đó cũng cần phù hợp với các tập quán và thực tiễn này, nhằm đảm bảo sự tôn trọng đối với quốc gia sở tại và tránh ảnh hưởng đến quan hệ giữa hai nước nói chung.

Theo Luật cơ quan đại diện nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam ở nước ngoài năm 2009, nhiệm vụ của cơ quan đại diện (cụ thể là Đại sứ quán Việt Nam tại Malaysia) được quy định tương tự như trong hai Công ước Viên nêu trên. Đại sứ quán Việt Nam tại Malaysia có nhiệm vụ "bảo hộ lãnh sự đối với... quyền và lợi ích hợp pháp của công dân, pháp nhân Việt Nam... trên cơ sở tuân thủ pháp luật Việt Nam, pháp luật của quốc gia tiếp nhận và điều ước quốc tế mà Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam và quốc gia tiếp nhận là thành viên, phù hợp với pháp luật và thông lệ quốc tế."

"Trong trường hợp công dân, pháp nhân Việt Nam không thể bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của mình theo pháp luật và thực tiễn của quốc gia tiếp nhận, cơ quan đại diện có thể tạm thời đại diện hoặc thu xếp người đại diện cho họ tại tòa án hoặc cơ quan có thẩm quyền của quốc gia tiếp nhận cho đến khi có người khác làm đại diện cho họ hoặc họ tự bảo vệ được quyền và lợi ích của mình."

Trong vụ việc liên quan đến Đoàn Thị Hương, phù hợp với thông lệ quốc tế, cơ quan đại diện Việt Nam tại Malaysia đã thực hiện đúng chức năng nhiệm vụ của mình liên quan đến bảo hộ công dân Đoàn Thị Hương. Cụ thể, ngay sau khi có thông tin liên quan đến việc Malaysia bắt giữ một nghi phạm mang hộ chiếu Việt Nam dưới tên Đoàn Thị Hương, Đại sứ quán Việt Nam đã làm việc với cơ quan chức năng sở tại làm rõ các thông tin liên quan, theo dõi chặt chẽ để xác minh thông tin. Tuy nhiên, đây là vụ án nghiêm trọng do vậy phía Malaysia chưa cho phép tiếp xúc lãnh sự đối với các nghi phạm ngay sau khi bị bắt giữ. Sau đó, Đại sứ quán Việt Nam tại Malaysia đã được phép tiếp xúc lãnh sự và hỏi thăm sức khỏe của Đoàn Thị Hương.

Tại phiên tòa ngày 1/3/2017, đại diện Đại sứ quán Việt Nam tại Malaysia đã có mặt để bảo vệ quyền lợi hợp pháp cho Đoàn Thị Hương tại phiên tòa. Đại sứ quán Việt Nam tại Malaysia cho biết cũng sẽ tiếp tục theo dõi vụ việc đảm bảo nước sở tại tiến hành thủ tục tố tụng một cách công bằng, khách quan, không phân biệt đối xử, bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của công dân Việt Nam, trong đó có việc hỗ trợ tìm luật sư phù hợp với quy định pháp luật của nước sở tại.

Cần xem xét kỹ và tiến hành cẩn trọng

Một trong những nguyên tắc cơ bản của luật pháp quốc tế là nguyên tắc không can thiệp vào công việc thuộc thẩm quyền nội bộ của quốc gia. Do đó, các hoạt động bảo hộ phải được xem xét kỹ và tiến hành cẩn trọng nhằm tránh vượt quá mức hợp lý, gây cản trở hay tác động đến việc thực thi các công việc của cơ quan chức năng của nước sở tại.

Bảo hộ công dân cần được tiến hành nhằm mục đích bảo đảm công dân Việt Nam được đối xử đúng với quy định của pháp luật sở tại và luật pháp quốc tế, trong đó có luật nhân quyền quốc tế. Cơ quan đại diện cần có liên hệ và trao đổi hoặc lên tiếng khi phát hiện công dân của mình có dấu hiệu bị đối xử trái pháp luật của nước sở tại hoặc bị vi phạm các quyền con người cơ bản (như bị t.ra t.ấn, n.hục h.ình, phân biệt chủng tộc trong quá trình điều tra, xét xử).

Những câu hỏi quan trọng trong việc bảo hộ Đoàn Thị Hương tại Malaysia - Hình 2

An ninh được thắt chặt bên ngoài phiên tòa xét xử Đoàn Thị Hương hôm 1/3. (Nguồn: Getty)

Về nguyên tắc, vụ việc xảy ra trên lãnh thổ nước nào (đặc biệt là vụ hình sự) sẽ do cơ quan có thẩm quyền của quốc gia đó điều tra, xét xử và các cơ quan đại diện ngoại giao phải tôn trọng thẩm quyền đó của quốc gia sở tại. Luật pháp quốc tế và thực tiễn quốc tế củng cố nguyên tắc cơ bản rằng các quốc gia luôn xác lập thẩm quyền tuyệt đối đối với các vụ án hình sự xảy ra trên lãnh thổ nước mình. Việc can thiệp quá mức vào tiến trình tố tụng hình sự, vốn được coi là thẩm quyền chuyên biệt, chỉ của riêng quốc gia đó, có thể được xem là can thiệp vào công việc nội bộ.

Trong một số trường hợp, nếu các quốc gia liên quan ký kết các hiệp định tương trợ tư pháp có nội dung ngừng điều tra, ngừng xét xử, chuyển giao chứng cứ và trao trả công dân của mình về nước để xét xử thì cơ quan đại diện có thể yêu cầu quốc gia sở tại thực hiện các nội dung trên. Tuy nhiên, các hiệp định như thế không phổ biến và thường trao quyền quyết định cho quốc gia sở tại.

Giữa Việt Nam và Malaysia có Hiệp định tương trợ tư pháp trong hình sự ASEAN (2004), nhưng không có quy định nào cho phép Việt Nam tham gia vào tiến trình tố tụng hình sự tại Malaysia. Hiệp định này được ký kết năm 2004 yêu cầu các quốc gia ASEAN, trong đó có Malaysia, dành cho nhau những biện pháp tương trợ tư pháp rộng rãi nhất có thể trong việc điều tra, truy tố và các thủ tục tiếp theo của vụ án hình sự (Điều 1). Tuy nhiên, Hiệp định này cũng chỉ rõ Hiệp định không áp dụng đối với việc "chuyển giao người giam giữ để thi hành hình phạt" hay "chuyển giao vụ án hình sự" (Điều 2). Mặt khác, Điều 3 khoản 1 điểm a của Hiệp định này nêu rõ, quốc gia được yêu cầu có thể từ chối việc tương trợ nếu xét thấy "yêu cầu tương trợ liên quan đến việc điều tra, truy tố hoặc trừng phạt một người về một tội mà tội đó, hoặc xét tình tiết phạm tội, là tội phạm mang tính chất chính trị".

Trong trường hợp này, Malaysia có thể từ chối cung cấp tương trợ tư pháp cho Việt Nam vì tính chất chính trị của vụ việc theo những dấu hiệu ban đầu. Mặt khác, Hiệp định không liên quan đến việc hỗ trợ dẫn độ tội phạm hoặc chuyển giao vụ án hình sự, do đó, cũng không có cơ sở cho việc đưa Đoàn Thị Hương về nước xét xử theo nguyên tắc thẩm quyền theo quốc tịch.

Về mặt thông lệ quốc tế, trong bối cảnh toàn cầu hóa nhanh hiện nay, luồng dân cư di chuyển xuyên biên giới rất lớn, vấn đề bảo hộ công dân cũng trở nên phổ biến và đã hình thành các thông lệ mà tất cả các quốc gia đều chấp nhận như chuẩn mực chung trong hoạt động bảo hộ. Theo đó, hoạt động bảo hộ thường ở dạng tiếp xúc lãnh sự, gặp mặt lãnh sự hoặc đại diện lãnh sự là chủ yếu. Mục đích của hoạt động này là nhằm nắm bắt thông tin, xem xét hoàn cảnh của công dân và cách thức công dân được chính quyền sở tại đối xử cũng như có những hỗ trợ thực chất hơn cho công dân. Rất hiếm trường hợp cơ quan đại diện hoặc quốc gia cử người đại diện pháp luật cho công dân của mình trước cơ quan chức năng nước sở tại.

Do đặc thù Indonesia có hơn 2 triệu lao động nhập cư tại Malaaysi nên nước này thiết lập một bộ phận pháp lý trong Đại sứ quán Indonesia ở Malaysia và thuê luật sư thường trực người Malaysia để xử lý các vấn đề lao động, dân sự và cả tương trợ tư pháp của hàng triệu công dân Indonesia ở Malaysia. Trong vụ việc này, tham gia bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của công dân Indonesia Siti Aisyah là các luật sư Malaysia từ công ty luật Gooi&Azzura và luật sư người Malaysia làm việc cho bộ phận pháp lý nói trên của Đại sứ quán Indonesia tại Malaysia chứ không phải các luật sư Indonesia.

Ở mức độ cao hơn, về mặt nguyên tắc, nếu một nước cho rằng nước sở tại có các hành vi vi phạm các nghĩa vụ pháp lý quốc tế khiến cho công dân của mình bị đối xử sai trái và các nỗ lực liên hệ, trao đổi lãnh sự không có kết quả, nước đó có thể viện dẫn bảo hộ ngoại giao để khởi kiện nước sở tại ra cơ quan tài phán quốc tế. Tuy nhiên, diễn biến sự việc cho đến nay không cho thấy dấu hiệu về việc công dân Đoàn Thị Hương bị đối xử sai trái. Hơn nữa, trên thực tế rất ít quốc gia chấp nhận thẩm quyền của cơ quan tài phán quốc tế để xét xử một vụ kiện bảo hộ ngoại giao và một vụ kiện như vậy có thể ảnh hưởng tiêu cực đến quan hệ hai nước.

Vụ án trong đó Đoàn Thị Hương là một nghi phạm có tính chất đặc biệt nghiêm trọng và phức tạp, liên quan đến công dân nhiều quốc gia. Do đó, việc bảo hộ công dân cần được tiến hành chu đáo, cẩn trọng, phù hợp với luật pháp Malaysia, luật pháp quốc tế nhằm bảo đảm công dân Đoàn Thị Hương không bị oan sai hay đối xử phi nhân đạo, đồng thời đảm bảo quan hệ giữa các nước không bị những tác động tiêu cực.

(Theo Infonet)

Bạn thấy bài viết này có hữu ích không?
Có;
Không

Tin liên quan

Tiêu điểm

'Độc đạo' tập 9: Hồng đối mặt Quân 'già' mà không hề biết
08:32:35 18/09/2024
Review cực nóng Cám: Màn trả thù đẫm m.áu của thiếu nữ đáng sợ nhất Việt Nam
21:06:19 17/09/2024
Đi giữa trời rực rỡ - Tập 35: Pu sắp làm thuê cho Thái
08:29:07 18/09/2024
"Độc đạo" tập 8: Dương "cơ bắp" biến mất, ông trùm Quân "già" xuất hiện?
14:14:45 17/09/2024
Đi giữa trời rực rỡ - Tập 35: Ông Chiểu bắt "bệnh hiếm" của Chải
14:43:20 17/09/2024
'Đi giữa trời rực rỡ' tập 35: Bị lừa hết t.iền, Pu được 'chị đại' giúp
19:07:22 17/09/2024
Độc đạo - Tập 9: Lần đầu tiên Hồng nghe kể về Hưng khẹc
13:55:10 18/09/2024
Hoa sữa về trong gió - Tập 15: Bố chủ động làm hoà với Trang
14:10:46 18/09/2024

Tin đang nóng

Nhặt được phong bì ghi "ủng hộ bão lụt 20 triệu", người đàn ông nộp cho công an, mở ra thì ngỡ ngàng
07:02:40 19/09/2024
Ngày thôi nôi con trai, tôi c.hết điếng khi biết chồng n.goại t.ình nhờ vào phong bì của cô đồng nghiệp
05:14:34 19/09/2024
1 "Anh trai say Hi" gây bão khi công bố hình ảnh xấu xí 9 năm về trước
07:26:04 19/09/2024
Bà Nguyễn Phương Hằng được giảm án và ra tù vào hôm nay
09:24:13 19/09/2024
Nam ca sĩ bỏ 2 căn nhà làm nhạc: "Tôi bị lừa gạt, mất t.iền rất nhiều, phải gánh nợ hộ người khác"
06:01:37 19/09/2024
Diện mạo gây bất ngờ của tỷ phú Johnathan Hạnh Nguyễn khi xuất hiện chớp nhoáng tại 1 bệnh viện
07:03:45 19/09/2024
Sen Vàng lại dính thị phi: Cuộc thi mới của "bà trùm hoa hậu" Phạm Kim Dung bị Á hậu Thúy Vân "réo tên"
06:22:57 19/09/2024
Bị nói ngăn cản mẹ chồng sang Mỹ nhìn con trai lần cuối, một Hoa hậu nói gì?
06:13:48 19/09/2024

Tin mới nhất

Sao Kim b.ắn tim Sao Hỏa - Tập 23: Đào làm móng được khách sộp trả tập t.iền

10:57:34 19/09/2024
Vì kinh doanh ế ẩm nên Đào quyết định mở dịch vụ làm móng tại nhà. Ngay ngày đầu đi làm cô đã gặp được khách sộp nhưng tính tình hơi đồng bóng.

Độc đạo - Tập 9: Lộ diện người tình bí mật của 'nương tử' Khương

10:52:24 19/09/2024
Người đàn ông khiến Tuyết hy sinh để giả vờ yêu Khương đã chính thức lộ diện. Dũng kính là đàn em của Quân già. Dũng đã xuất hiện ở bản Mây và gặp Tuyết.

Hoa sữa về trong gió - Tập 16: Hai bố con Hiếu - Trang gạt bỏ mâu thuẫn

10:47:33 19/09/2024
Trong đoạn giới thiệu tập 16 Hoa sữa về trong gió, hai bố con Hiếu (NSƯT Bá Anh) và Trang (Hoài Anh) đã dần hiểu nhau hơn, gạt bỏ những mâu thuẫn trước đây.

Đi giữa trời rực rỡ - Tập 36: Tình tứ với Thái, Pu sắp bị Bảo Anh xử lý

09:11:14 19/09/2024
Bảo Anh cho người theo dõi đã biết được Thái đang thân thiết với một cô gái - người đó chính là Pu. Pu sắp bị Bảo Anh xử lý?

Độc đạo - Tập 9: Cả công an và Quân già đều muốn có Hồng

07:18:07 19/09/2024
Hồng là nhân vật nắm giữ vai trò quan trọng trong hệ thống mối quan hệ ở bản Mây nên cả phía công an và phía băng nhóm buôn ma tuý Quân già đều muốn có Hồng.

Hoa sữa về trong gió - Tập 15: Khang bực bội vì mẹ vợ không nhận quà của mình

07:14:17 19/09/2024
Mối quan hệ giữa Khang và bà Trúc vốn đã căng thẳng thì nay lại thêm phần gượng gạo khi bà Trúc từ chối món quà quý của con rể.

Có gì mới trong dị bản kinh dị của 'Tấm Cám'?

05:57:12 19/09/2024
Cám - phim kinh dị phóng tác từ truyện cổ tích Tấm Cám - thu hút nhờ lối kể sáng tạo và khâu diễn xuất, song kịch bản còn nhiều hạn chế.

Nghĩ gì từ câu chuyện cha con trong phim gia đình Việt đáng xem nhất hiện tại?

05:56:46 19/09/2024
Hoa sữa về trong gió đang là bộ phim gia đình thu hút nhiều sự chú ý, đặc biệt với cách khai thác những mâu thuẫn giữa 2 thế hệ cha - con trong phim.

'Đi giữa trời rực rỡ' tập 36: Pu bị đ.ánh g.hen?

19:47:10 18/09/2024
Đi giữa trời rực rỡ tập 36: Pu đến quán cà phê của Thái xin việc; Bảo Anh đã tìm được địa điểm mà Thái đang chuẩn bị mở quán.

Phim 'Độc đạo' tập 9: Lê Toàn có để Hồng làm 'thế thân'?

19:39:26 18/09/2024
Phim Độc đạo : Lê Toàn đã lên bản Mây; Quân già giả dạng đầu bếp tiếp cận Hồng; Lý toét tiếp tục bán thông tin cho Hồng.

Đi giữa trời rực rỡ - Tập 36: Pu đi xin việc gặp ngay Thái là chủ quán

18:37:20 18/09/2024
Pu đi xin việc ở quán cà phê thì tình cờ gặp Thái đang sơn tường. Cô tưởng Thái cũng làm ở đây nhưng hóa ra anh tuyên bố mình chính là chủ quán.

Hoa sữa về trong gió - Tập 15: Cô Xoài giúp Trang đuổi khéo Khánh

13:51:36 18/09/2024
Mặc dù Trang (Hoài Anh) đã nhiều lần nói rõ ràng rằng mối quan hệ tình cảm đã kết thúc nhưng Khánh vẫn không chịu buông tha.

Có thể bạn quan tâm

Ra mắt hơn 1 thập kỷ, game giả lập nuôi thú vẫn thu hút 10 triệu người chơi khi phát hành phiên bản mới

Mọt game

11:07:01 19/09/2024
Các series game có t.uổi đời lớn vốn đã không nhiều, thế nhưng vẫn duy trì được một lượng fan trung thành tới tận thời điểm hiện tại thì càng hiếm gặp hơn.

Quốc hội Pháp chấp nhận khởi động thủ tục luận tội Tổng thống

Thế giới

10:59:49 19/09/2024
Theo truyền thông Pháp, nếu nghị quyết này được đưa vào chương trình nghị sự của Quốc hội, đây sẽ là lần đầu tiên trong lịch sử nền Cộng hòa thứ năm, Quốc hội thảo luận về việc bãi nhiệm nguyên thủ quốc gia.

Chế độ ăn keto có thể dẫn đến bệnh tiểu đường loại 2?

Sức khỏe

10:57:56 19/09/2024
Giáo sư Barbora de Courten giải thích thêm rằng loại carbohydrate cũng đóng vai trò rất lớn. Cách tốt nhất cho sức khỏe tổng thể nói chung là thiết kế một chế độ ăn uống cân bằng để có lợi ích về mặt dinh dưỡng.

Cận cảnh biệt thự từng bị rao bán rẻ bèo của Lệ Quyên

Sao việt

10:44:11 19/09/2024
Quang Lê cũng đã đến thăm biệt thự của Lệ Quyên và quay lại clip từng ngóc ngách căn nhà. Nam ca sĩ liên tục xuýt xoa trước sự giàu có của cô.

Sao Hoa ngữ 19/9: Huỳnh Hiểu Minh tái hôn, Đường Yên đọ sắc Song Hye Kyo

Sao châu á

10:33:04 19/09/2024
Rộ tin Huỳnh Hiểu Minh đã đăng ký kết hôn với Diệp Kha; Đường Yên đứng chung khung hình với Song Hye Kyo tại buổi ra mắt bộ sưu tập xuân hè 2025 của Fendi.

12 thảo dược có tác dụng làm đẹp da

Làm đẹp

10:11:58 19/09/2024
Cỏ linh lăng chứa nhiều vitamin A và K, có tác dụng chống oxy hóa và giúp da, tóc, móng khỏe mạnh. Nó cũng chứa carotene, chất diệp lục và một số khoáng chất quan trọng giúp nuôi dưỡng và bảo vệ làn da.

Dùng kéo đ.âm bạn nhậu trọng thương vì xưng 'mày, tao'

Pháp luật

09:29:46 19/09/2024
Ngày 18/9, TAND tỉnh Gia Lai mở phiên xét xử sơ thẩm đối với Lê Thanh Hoàng (SN 1985, trú tại thị trấn Phú Túc, huyện Krông Pa, Gia Lai) về tội G.iết n.gười .

4 mẫu chân váy tôn dáng nhất dành cho độ t.uổi ngoài 40

Thời trang

09:21:46 19/09/2024
Chân váy chữ A tiếp tục được yêu thích trong mùa thu năm nay. Mẫu chân váy này diện lên rất nhẹ nhàng, thoải mái. Với phom dáng xòe nhẹ, chân váy chữ A giúp che nhược điểm, tạo cảm giác chân thon dài hơn.

Cảnh sắc yên bình tại vùng đảo 'biệt lập' giữa lòng hồ Trị An, được ví là 'viên ngọc xanh' của mảnh đất Đồng Nai

Du lịch

09:09:49 19/09/2024
Đảo Cao Minh nằm biệt lập giữa lòng hồ Trị An, đây chính là điểm đến lý tưởng cho những ai muốn hòa mình vào thiên nhiên và tận hưởng không gian tĩnh lặng, thư thái.