“Người phán xử” không được tham gia Liên hoan truyền hình toàn quốc
BTC Liên hoan truyền hình toàn quốc cho biết, năm nay hai bộ phim “Người phán xử” và “Sống chung với mẹ chồng” không được tham gia tranh giải bởi hai phim này có yếu tố kịch bản nước ngoài.
Phim “Người Phán xử”
Chiều ngày 5.12, họp báo Liên hoan truyền hình toàn quốc lần thứ 37 được diễn ra tại Đài Truyền hình Việt Nam. Ông Nguyễn Hà Nam, Trưởng ban thư ký Biên tập, Phó trưởng Ban, Liên hoan truyền hình toàn quốc, Đài Truyền hình VN cho biết, đây là liên hoàn thường niên hàng năm nhằm tìm kiếm và tôn vinh những tác phẩm xuất sắc nhất đã phát sóng trong năm trên hệ thống các kênh truyền hình Việt Nam. Thể loại tham gia Liên hoan bao gồm: Chương trình dành cho thiếu nhi, Phim tài liệu; Phóng sự; Chương trình chuyên đề – Khoa giáo; Chương trình Giao lưu – Đối thoại – Toạ đàm; Chương trình truyền hình tiếng dân tộc thiểu số; Chương trình ca múa nhạc; Chương trình sân khấu và phim truyện truyền hình.
Chương trình ca nhạc tại Liên hoan truyền hình toàn quốc lần thứ 36
Theo ông Nguyễn Hà Nam, điểm đổi mới thường xuyên của liên hoan là thành phần ban giám khảo: “Chúng tôi có quy định hàng năm thành phần ban giám khảo từ 40 đến 50%. Ngoài những thành viên BGK trong đài truyền hình thì sẽ mời các nghệ sĩ nổi tiếng ở bên ngoài, như NSND Hoàng Dũng, NSND Như Quỳnh cho thể loại phim truyện. NSUT Tấn Minh giám khảo thể loại ca nhạc”.
Liên hoan truyền hình toàn quốc lần thứ 37 có 139 đơn vị trong đó có 101 đơn vị đã gửi tác phẩm dự thi, gần 500 tác phẩm dự thi đã được gửi về tham gia tranh giải. Trong đó, thể loại phóng sự tiếp tục thu hút nhiều tác phẩm tham gia nhất (150 tác phẩm). Đây cũng là thể loại có sự cạnh tranh gay gắt nhất giữa các đơn vị dự thi với rất nhiều đề tài phong phú, phản ánh bức tranh thời sự của nhiều địa phương trong năm qua.
Video đang HOT
Điều chú ý trong Liên hoan truyền hình toàn quốc lần này là thể loại phim truyện truyền hình, có 5 phim tham gia như: “Lẩn khuất một tên người”; “Mẹ hổ dạy con dâu”; “Mật danh Rocker”; “Sống trong bóng đêm”; “Chiều ngang qua phố cũ”.
Nhà biên kịch Chu Thu Hằng (ngoài cùng bên trái) được trao giải cá nhân thể loại Phim truyện truyền hình với kịch bản phim Nguyệt thực. Cùng với đó, giải Vàng thể loại Phim truyện truyền hình được trao cho đại diện đoàn làm phim Zippo, Mù tạt và Em.
Chia sẻ về lý do vì sao hai bộ phim đã chiếm được lượng rating cao là “Người phán xử”, “Sống chung với mẹ chồng” lại không tham gia tranh giải tại hạng mục Phim truyện truyền hình, ông Nguyễn Hà Nam cho hay, liên hoan không khuyến khích những bộ phim có yếu tố kịch bản nước ngoài. Trong khi hai bộ phim này dù thời gian qua đã thu hút được sự quan tâm khán giả của cả nước nhưng vì mang yếu tố kịch bản nước ngoài nên BTC không thể lựa chọn tham gia tranh giải.
“Đây là quy định từ Liên hoan truyền hình toàn quốc lần thứ 1, BTC muốn đây là liên hoan thuần Việt, là sân chơi giành của những người làm truyền hình. Những tác phẩm mang yếu tố nước ngoài sẽ không được đánh giá chính xác những sáng tạo của người làm nghề. Vì vậy chúng tôi chưa tính đến những tác phẩm từ phim truyện, phim tài liệu, quay phim…bất điều gì có liên quan tới yếu tố nước ngoài tham gia tranh giải” ông Nguyễn Hà Nam nói.
Cũng tại buổi họp báo, MC Anh Tuấn, Tổng đạo diễn chương trình Khai mạc và bế mạc Liên hoan truyền hình toàn quốc lần thứ 37 chia sẻ: “Đêm khai mạc, chúng tôi sẽ cố gắng đưa phần nghệ thuật giải trí nhiều hơn, cụ thể là phần nghệ thuật, âm nhạc mang tính văn hoá vùng miền để đêm khai mạc và bế mạc được sinh động và phong phú hơn. Ngoài ra đêm bế mạc, chúng tôi sẽ chia sẻ phần trao giải và ca nhạc giải trí, đêm bế mạc là một không gian mang phần giải trí làm sao để gần gũi nhất với khán giả”.
Liên hoan truyền hình toàn quốc lần thứ 37 sẽ diễn ra từ ngày 13.12 đến ngày 16.12 tại Sầm Sơn, Thanh Hoá.
Theo Danviet
Nhờ ồn ào về chiếc yếm, rating của phim 'Thương nhớ ở ai' tăng vọt
Cách sử dụng áo yếm không nội y của "Thương nhớ ở ai" đã gây nhiều tranh cãi trong dư luận.
'Thương nhớ ở ai' là bộ phim truyền hình dài 34 tập vừa lên sóng trong khung giờ Rubic8 của VTV3 từ ngày 4.11. Đây là dự án khá công phu của VFC được thực hiện trong suốt 3 năm. Riêng 2000 cảnh kỹ xảo phải mất 2 năm mới hoàn thành bởi 40 người. Đạo diễn Lưu Trọng Ninh cùng ê kíp đã đi khảo sát tại vô số các làng quê khắp Việt Nam để chọn bối cảnh cho phim, một bộ phim mà theo ông sẽ 'dâng lên khán giả hình ảnh một làng quê đẹp nhất từ xưa đến nay'.
'Thương nhớ ở ai' được làm dựa trên tiểu thuyết 'Bến không chồng', lấy bối cảnh Làng Đông - một làng quê Bắc Bộ điển hình giai đoạn 1954-1975. Một bộ phim không có những cảnh quay hào nhoáng hay những bộ cánh lộng lẫy, có phần khó xem, ngày ra mắt, nhiều người không tin 'Thương nhớ ở ai' sẽ hút khán giả, nhất là khi phim gần như không hề có những chiến lược quảng cáo rầm rộ trước đó.
Chuyện diễn viên không mặc nội y cũng từng gây tranh cãi trong chính đoàn phim.
Nhưng thực tế hoàn toàn trái ngược. Ngay tuần đầu phát sóng bộ phim đã nhận được sự quan tâm của khán giả bởi những cảnh quay được chăm chút tỉ mỉ cùng số phận của những người phụ nữ hơn nửa thế kỷ trước. Cũng vì gây chú ý ngay từ đầu nên chuyện ăn mặc của các nữ diễn viên cũng được khán giả bàn tán sôi nổi. Nhiều khán giả phản đối chuyện phim chiếu trên truyền hình nhưng các nữ diễn viên mặc áo yếm mà không nội y gây phản cảm. Tuy nhiên số khác lại ủng hộ và cho rằng các nhân vật gợi cảm và ăn mặc đúng với giai đoạn lịch sử khi đó.
Trong quá trình làm phim, bản thân đạo diễn, phụ trách phục trang và các diễn viên cũng đã tranh cãi nhiều về chuyện này, tuy nhiên ý kiến của đạo diễn Lưu Trọng Ninh vẫn quyết định. Ông cho rằng ngày xưa các cụ mặc thế nào thì bây giờ cứ mặc như thế. NTK Sỹ Hoàng cũng ủng hộ điều này. Câu chuyện về chiếc áo yếm của 'Thương nhớ ở ai' đã ngay lập tức biến tên phim thành từ khóa được tìm kiếm phổ biến những ngày qua, rating phim cao vọt dù được chiếu vào khung giờ không quá hot, fanpage của phim cũng tăng độ tương tác.
Diễn viên nữ 'Thương nhớ ở ai' đều mặc áo yếm không nội y.
Tuy nhiên đó chỉ là câu chuyện bề nổi. 'Thương nhớ ở ai' sở dĩ được quan tâm có lẽ chính bởi nội dung sâu sắc và những cảnh quay được chăm chút bởi một ê kíp do đạo diễn nổi tiếng khó tính như Lưu Trọng Ninh dẫn dắt. Bộ phim mang đến một dư vị lạ cho khán giả sau khi đã quá mệt mỏi với những gameshow hời hợt hay những bộ phim nhạt nhòa từ hình thức đến nội dung. Việc tung ra một bộ phim về giai đoạn 1954-1975 ở thời điểm này cũng tạo nên bất ngờ lớn với khán giả khi nhiều người đã bất đầu thấy nhàm với những câu chuyện trong đời sống hiện tại.
Trong bối cảnh các phim truyền hình chạy đua theo số lượng, có khi chỉ mất 1 ngày để hoàn thành một tập phim thì những bộ phim mất hàng năm trời mới hoàn thành với số lượng diễn viên và công việc cực lớn như 'Thương nhớ ở ai' hay 'Người phán xử' mới đây thực sự là hàng hiếm. Nếu như 'Thương nhớ ở ai' mất 3 năm mới hoàn thành thì riêng 'Người phán xử' đã mất tới 11 tháng quay ròng rã. Từ lúc Việt hóa kịch bản tới khi hoàn tất phim để lên sóng cũng mất tới 3 năm trời. Và cả hai bộ phim này khi ra mắt không chỉ được giới làm nghề đánh giá cao mà còn được khán giả đón nhận nhiệt tình.
'Người phán xử' có thời điểm thu hơn 4 tỉ đồng tiền quảng cáo từ mỗi tập phát sóng.
Chính sự xuất hiện của những bộ phim được đầu tư một cách nghiêm túc như vậy sẽ giúp tăng thương hiệu phim truyền hình Việt cũng như đẩy thị hiếu của khán giả, điều chúng ta đang thiếu.
Theo Danviet
'Thương nhớ ở ai' gây tranh cãi vì diễn viên nữ không mặc nội y &'Thương nhớ ở ai' vừa phát sóng tập 5 nhưng đã trở thành chủ đề khán giả bàn tán xôn xao. Thương nhớ ở ai là dự án truyền hình dài 45 tập của đạo diễn Lưu Trọng Ninh, được phát sóng 14h30 thứ 7 và chủ nhật hàng tuần. Bộ phim được dựa trên tiểu thuyết Bến không chồng của nhà văn...