Người phạm luật an ninh Hong Kong có thể lĩnh án chung thân
Luật an ninh Trung Quốc sắp ban hành với Hong Kong có thể quy định án chung thân với tội danh về an ninh quốc gia, theo các nguồn tin.
Ủy ban Thường vụ Quốc hội Trung Quốc (NPCSC) hôm nay bắt đầu phiên họp ba ngày để rà soát lần cuối dự luật an ninh Hong Kong, Xinhua đưa tin. Trung Quốc đã tuyên bố sẽ quyết tâm ban hành đạo luật này và nó nhiều khả năng sẽ được thông qua vào ngày 30/6.
Các cá nhân bị kết tội về an ninh quốc gia theo đạo luật này có thể bị kết án chung thân, các nguồn tin hôm nay tiết lộ với SCMP. Đạo luật an ninh Hong Kong được coi là ưu tiên hàng đầu trong phiên họp lần này của NPCSC.
Hai nguồn tin cho hay đạo luật đã được chỉnh sửa phù hợp với tình hình Hong Kong, nhằm ngăn chặn và trừng phạt các hành động ly khai, lật đổ, khủng bố và cấu kết với các thế lực nước ngoài đe dọa an ninh quốc gia.
Một người biểu tình Hong Kong (áo phông đen) bị cảnh sát bắt hồi tháng 5. Ảnh: SCMP.
Video đang HOT
Khi được hỏi án chung thân có áp dụng với toàn bộ 4 tội danh trên hay không, một nguồn tin dự cuộc họp hôm nay của NPCSC nói: “Nó sẽ không chỉ điều chỉnh tội danh ly khai và lật đổ. Đạo luật này không phải chỉ là hổ giấy”. Nguồn tin này là một trong các đại biểu Hong Kong được tiếp cận với dự thảo luật.
Việc đạo luật đề ra án chung thân trái ngược với thông tin được Tam Yiu-chung, đại biểu duy nhất của Hong Kong tại NPCSC, đưa ra hồi tuần trước rằng luật an ninh chỉ quy định mức án tù 5-10 năm.
Tuy nhiên, đến tối 27/6, Tam cho biết ông sẽ thông báo với các đại biểu NPCSC về những lời kêu gọi quy định hồi tố cũng như các mức phạt cao hơn trong đạo luật nhằm tăng cường tính răn đe.
Giáo sư Wong Yuk-shan, một trong 5 ủy viên Ủy ban Luật Cơ bản tham dự cuộc họp ở Bắc Kinh, cho hay NPCSC sẽ tham vấn với các ủy viên này sau khi thông qua đạo luật và sẽ bổ sung nó vào Phụ lục 3 của Luật Cơ bản, vốn đóng vai trò như tiểu hiến pháp của Hong Kong, để thực thi với thành phố.
Đạo luật an ninh Hong Kong đã vấp phải phản ứng quyết liệt từ người dân đặc khu cũng như nhiều nước trên thế giới, cho rằng nó sẽ chấm dứt chính sách “một quốc gia, hai chế độ” của Hong Kong.
Mỹ tuyên bố sẽ xóa bỏ các ưu đãi thương mại cho Hong Kong, Thượng viện Mỹ cũng đã thông qua dự luật áp lệnh trừng phạt với các cá nhân, tổ chức thực thi đạo luật này. Anh tuyên bố có thể mở cửa để đón các cư dân Hong Kong rời khỏi thành phố sau khi luật an ninh có hiệu lực. Tuy nhiên, Trung Quốc khẳng định dự luật trên thực tế củng cố nguyên tắc “một quốc gia, hai chế độ”, phục vụ lợi ích và hỗ trợ Hong Kong phát triển.
Tỷ phú giàu nhất Hong Kong ủng hộ dự luật an ninh
Tỷ phú Lý Gia Thành lên tiếng bảo vệ dự luật an ninh Hong Kong, cho rằng đó là quyền của chính phủ Trung Quốc.
"Chúng ta có lẽ không cần phải đặt ra quá nhiều giả thuyết về nó. Hy vọng luật mới được đề xuất có thể làm giảm sự e ngại của chính quyền trung ương Bắc Kinh tại Hong Kong, từ đó nảy sinh những triển vọng tích cực", ông Lý Gia Thành cho biết hôm 27/5, đề cập tới dự luật an ninh Hong Kong đang gây tranh cãi và dẫn tới các cuộc biểu tình khắp đặc khu.
Tỷ phú giàu nhất Hong Kong nói thêm đó là quyền chính đáng của mỗi nước có chủ quyền nhằm giải quyết các mối lo ngại về an ninh quốc gia. Đây là lần đầu tiên tỷ phú Lý công khai lên tiếng về dự luật an ninh Hong Kong.
Ông Lý nói thêm nhiệm vụ quan trọng trước mắt của chính quyền Hong Kong là "củng cố niềm tin của người dân và duy trì niềm tin quốc tế với nguyên tắc hiến pháp của 'một quốc gia, hai chế độ'".
Các cuộc biểu tình kéo dài tại Hong Kong khiến hoạt động của các doanh nghiệp đặc khu chịu thiệt hại kinh tế nặng nề. Tỷ phú Lý luôn lên tiếng phản đối biểu tình khi CK Assets, công ty bất động sản thuộc đế chế kinh doanh của ông, có khoảng 73% doanh thu từ thị trường Hong Kong và đại lục.
Năm ngoái, khi Hong Kong tê liệt vì các cuộc biểu tình chống dự luật dẫn độ, tỷ phú Lý cũng kêu gọi người biểu tình chấm dứt các hành động bạo lực và mong mọi người "yêu Trung Quốc đại lục, yêu Hong Kong và yêu chính mình".
Tỷ phú giàu nhất Hong Kong nhiều lần cảnh báo các cuộc biểu tình đang đặt ra thách thức lớn cho đặc khu và bày tỏ hy vọng những người trẻ "sẽ nhìn vào bức tranh lớn hơn".
Tỷ phú Lý Gia Thành tại một cuộc họp báo của công ty CK Hutchison Holdings ở Hong Kong hồi tháng 3/2017. Ảnh: Reuters.
Nghị quyết về dự luật an ninh Hong Kong được đệ trình lên quốc hội Trung Quốc hôm 22/5, dự kiến được ban hành tại đặc khu mà không cần Hội đồng Lập pháp Hong Kong thông qua.
Chính quyền trung ương Bắc Kinh khẳng định dự luật nhằm củng cố nguyên tắc "một quốc gia, hai chế độ", phục vụ lợi ích và hỗ trợ Hong Kong phát triển. Trưởng Đặc khu Hong Kong Carrie Lam tuyên bố dự luật an ninh không ảnh hưởng đến quyền, tự do, tính độc lập tư pháp của đặc khu và bà sẽ "hợp tác hoàn toàn" với quốc hội Trung Quốc để hoàn thành dự luật.
Ngoại trưởng Mỹ Mike Pompeo cho biết Hong Kong "không còn được hưởng quyền tự chủ" cũng như không còn đủ điều kiện được đối xử theo cách luật Mỹ đã áp dụng cho Hong Kong trước tháng 7/1997. Mỹ cũng đề nghị Hội đồng Bảo an Liên Hợp Quốc họp khẩn về dự luật an ninh Hong Kong, song Trung Quốc từ chối với lý do đó là vấn đề nội bộ.
Hàng nghìn người Hong Kong trong những ngày gần đây liên tục xuống đường để phản đối dự luật an ninh và dự luật quốc ca Trung Quốc, dự luật bị người biểu tình cáo buộc là động thái làm xói mòn thêm quyền tự do của thành phố. Cảnh sát Hong Kong đã bắt hơn 360 người biểu tình, trong đó có nhiều người trẻ.
Trung Quốc bắt giữ hơn 3.500 người vì Covid-19 3.551 người bị bắt vì các tội liên quan đến Covid-19 ở Trung Quốc, trong đó có các tội danh liên quan đến sản xuất khẩu trang, đồ bảo hộ giả hoặc kém chất lượng. Từ tháng 2 đến tháng 4, chính quyền Trung Quốc đã bắt giữ 3.551 người vì các tội liên quan đến Covid-19, cơ quan công tố hàng đầu...