Người Palestine không cần sự đồng ý của Thủ tướng Israel để xây nhà
Chính quyền Palestine ngày 31-7 tuyên bố, người dân nước này không cần phải có được sự đồng ý từ Thủ tướng Isarel Benjamin Netanyahu để xây nhà tại “Khu vực C” thuộc vùng lãnh thổ của Palestine bị chiếm đóng.
Một người phụ nữ Palestine đứng giữa đống đổ nát của ngôi nhà – nằm ở vị trí được gọi là Khu vực C ở Bờ Tây – bị quân đội Israel phá hủy
Tuyên bố trên được đưa ra để đáp trả thông báo mới nhất từ chính quyền Isarel rằng, họ đang thảo luận về vấn để cho phép 6.000 người dân Palestine được định cư tại vùng chiếm đóng cùng với hơn 700 hộ gia đình tại Khu vực C.
Video đang HOT
Khu vực C được biết đến là khu vực thuộc Bờ Tây bị chiếm đóng đang nằm dưới sự kiểm soát của chính quyền và quân đội Israel sau khi ký kết Hiệp ước Oslo ngày 13-9-1993.
Trước đó, Thủ tướng Netanyahu khẳng định: “Mỗi khu dân cư (ở Bờ Tây) là của Israel, và chúng tôi sẽ không để nó lọt vào tay chính quyền Palestine”. Ngoài ra, ông còn nhấn mạnh rằng, sự hiện diện của chính quyền Palestine sẽ “gây nguy hại cho Israel”.
Bộ Ngoại giao Palestine khẳng định, những động thái chính trị của Thủ tướng Netanyahu với Khu vực C là biến nó thành một “khu bảo tồn chiến lược” của người Do Thái và “thống nhất các khu định cư bị chia cắt” là không thể chấp nhận được, đồng thời kêu gọi cộng đồng quốc tế lên án những bước đi “không thiện chí” của Israel.
Theo anninhthudo
Tình hình tại Gaza đang ngày càng xấu đi
Truyền thông khu vực Trung Đông ngày 30/6 dẫn phát biểu của Giám đốc chương trình tại Gaza thuộc Cơ quan Cứu trợ và Việc làm cho người tị nạn Palestine của Liên hợp quốc (UNRWA) Matthias Schmale cảnh báo rằng tình hình tại dải đất bị Israel phong tỏa đang diễn biến theo chiều hướng xấu hơn.
Khói bốc lên tại làng Netiv Haasara, Israel, sau vụ bắn tên lửa từ Dải Gaza ngày 4/5. Ảnh: AFP/TTXVN
Phóng viên TTXVN tại khu vực Trung Đông dẫn lời ông Schmale từ mạng truyền thông khu vực cho biết: "Tình hình kinh tế và xã hội ở Gaza đang trở nên tồi tệ hơn". Theo quan chức UNRWA, việc Israel phong tỏa vùng đất này trong suốt 12 năm qua đang khiến cho tình hình ở đây ngày càng trở nên xấu đi.
Hiện có gần 2 triệu người Palestine đang sinh sống tại Gaza. Chính sách bao vây phong tỏa của chính quyền Tel Aviv đã khiến tỷ lệ thất nghiệp tăng cao hơn, nền kinh tế kiệt quệ và hoạt động thương mại bị hạn chế nhiều mặt.
Theo số liệu của Trung tâm Thống kê Palestine, tình trạng thất nghiệp ở Gaza đang tiếp tục tăng cao, lên tới 52% trong năm 2018, tăng gần 8% kể từ năm 2017 và hơn 20% kể từ khi Israel áp đặt chính sách phong tỏa vùng lãnh thổ của Palestine này vào năm 2007. Báo cáo mới đây của Chương trình Lương thực thế giới (WFP) cho biết, tình trạng thiếu lương thực đã làm ảnh hưởng tới 2/3 dân số ở Dải Gaza.
UNRWA, được thành lập năm 1949, đã triển khai các chương trình cứu trợ cho những người Palestine tị nạn ở Jordan, Syria, Liban, Bờ Tây và Dải Gaza.
Theo Trương Anh Tuấn (TTXVN)
Việt Nam kêu gọi khôi phục vai trò của chính quyền Palestine tại Gaza Theo Đại sứ Phạm Hải Anh, các điều kiện cần thiết để thúc đẩy giải pháp lâu dài cho tình hình Gaza là phải dỡ bỏ sự bao vây phong tỏa của Israel và khôi phục vai trò quản lý của chính quyền Palestine. Chuyển người biểu tình Palestine bị thương trong các vụ đụng độ với lực lượng an ninh Israel tại...