Người ốm đổ đến bệnh viện Vũ Hán hậu Covid-19
Wang chờ cả năm để đưa người bố mắc bệnh thận mạn tính đến gặp bác sĩ, điều không thể làm được trong thời gian Vũ Hán bị phong tỏa.
Sau khi thủ phủ tỉnh Hồ Bắc nới lỏng các biện pháp hạn chế, Wang đã gọi xe cứu thương để đưa bố đến viện. Tuy nhiên, tình hình dường như quá muộn và sức khỏe của bố Wang xấu đi đáng kể do biến chứng nhiễm trùng khi chạy thận tại nhà.
“Ông ấy sẽ chết khi phải đợi quá lâu vì đại dịch. Nếu chúng tôi có thể gặp bác sĩ sớm hơn, sẽ không có vấn đề gì xảy ra”, Wang nói.
Những bệnh nhân như bố của Wang đang đổ dồn về các bệnh viện ở Vũ Hán, trong lúc Trung Quốc thông báo số ca nhiễm nCoV tại nước này đang giảm dần. Nhiều nhân viên y tế vội vã quay sang chăm sóc các bệnh nhân không nhiễm virus, nhiều người trong đó chuyển nặng do điều trị chậm trễ.
“Chúng tôi chịu nhiều áp lực hơn đợt cao điểm Covid-19 bởi có lượng khổng lồ bệnh nhân nguy kịch đổ về. Họ không hề được điều trị trong hơn hai tháng nên đang trong tình trạng tồi tệ”, một y tá chịu trách nhiệm chăm sóc bệnh nhân tim mạch cao tuổi nói.
Trung Quốc chưa thừa nhận tình trạng tử vong gián tiếp vì nCoV khi các bệnh viện thiếu năng lực chăm sóc vì quá tải trong đợt dịch và lệnh hạn chế đi lại được thi hành.
Video đang HOT
Nhân viên y tế chuyển thiết bị khỏi khu chăm sóc tích cực ở bệnh viện Lôi Thần Sơn ở Vũ Hán ngày 14/4. Ảnh: AFP.
Giới chuyên gia nhận định các quốc gia có năng lực chăm sóc y tế chuyên sâu được trang bị tốt hơn để xử lý các ổ dịch khẩn cấp trong lúc giải quyết các vấn đề đang diễn ra. Mỹ có khoảng 35 giường chăm sóc tích cực trên 100.000 dân, gấp khoảng 10 lần so với Trung Quốc. Anh có lượng giường chăm sóc tích cực gấp đôi Trung Quốc, theo Hiệp hội Chăm sóc Y tế Tích cực.
“Trung Quốc vẫn cần phải bắt kịp các nước phương Tây trong chuẩn bị cho hệ thống chăm sóc y tế. Tăng cường tiếp cận chăm sóc ban đầu sẽ giúp bệnh nhân nhẹ tránh biến chứng nặng hơn, giảm nhu cầu nhập viện về sau”, giáo sư y tế công cộng tại Đại học Yale Xi Chen nói.
Trong vài tháng qua, các bệnh viện và bác sĩ tại Vũ Hản hàng ngày phải bỏ mặc những cuộc gọi đến. “Họ không thể giúp chúng tôi. Các bác sĩ đã quá tải và rất nhiều trong số họ nhiễm nCoV. Làm sao để họ giải quyết cho chúng tôi?”, Wang nói.
Các phòng khám ngoại trú tại Vũ Hán phải đóng cửa trong thời kỳ cao điểm của dịch khi toàn bộ nhân viên y tế được giao nhiệm vụ điều trị cho khối lượng lớn bệnh nhân nhiễm nCoV. “Tất cả đều được phân công làm việc trên tuyến đầu, chúng tôi không có lựa chọn khác”, một y tá ở Vũ Hán nói.
Y tá nhà cho biết một số người đã nghỉ việc vì không có lựa chọn nào khác. Các bệnh viện tại thành phố quá tải đến mức không thể tách biệt những bệnh nhân được xác nhận nhiễm nCoV với những người nghi nhiễm.
Người nhiễm nCoV nằm nghỉ tại tại một bệnh viện dã chiến được cải hoán từ sân vận động trung tâm thể thao Tháp Tử Hồ, thành phố Vũ Hán hồi tháng 3. Ảnh: AP.
Wang, sống tại ngoại ô Vũ Hán, từng thử thuyết phục giới chức khu phố để xin đi lại trong đợt phong tỏa. Song lệnh cách ly tại nhà bắt buộc và những con đường bị đóng lại đồng nghĩa với việc Wang không được phép đưa bố đi điều trị, dù cần làm điều này vài lần trong năm để tránh biến chứng hoặc nhiễm trùng.
Các chuyên gia nhận định khối lượng lớn bệnh nhân nguy kịch có thể kéo dài một thời gian và những người không đến bệnh viện vì sợ nhiễm nCoV có thể làm tình trạng của mình tồi tệ hơn, dẫn đến đợt bùng phát bệnh nhân cần điều trị khẩn cấp. Mối lo ngại này có sở trong lúc Covid-19 tại Trung Quốc chưa thể kết thúc sớm.
Trong tuần qua, Trung Quốc có lúc ghi nhận khoảng 100 ca nhiễm mới, mức tăng lớn nhất trong 24 giờ kể từ đầu tháng 3, chủ yếu là Hoa kiều về nước và mang theo nCoV. Các biện pháp cách ly và hạn chế đi lại vẫn được duy trì, ví dụ Bắc Kinh yêu cầu những người tới thành phố phải có xét nghiệm âm tính với virus trong vòng 7 ngày trước.
“Hiệu ứng lan tỏa rất lớn. Thậm chí sau khi dỡ bỏ phong tỏa, thái độ không chắc chắn có thể diễn ra trong một khoảng thời gian trước khi mọi người cảm thấy đủ thoải mái để tới các bệnh viện”, giáo sư Chen nói.
Vào một buổi chiều, Wang nằm gục bên ngoài bệnh viện nơi xe cứu thương đưa cha mình tới và cảm thấy chán nản. “Nếu không vì đại dịch, cha tôi chắc chắn không tới mức sắp chết. Có quá nhiều bệnh nhân như thế, bệnh nhẹ chuyển thành nghiêm trọng rồi sau đó dẫn đến cái chết”, Wang nói.
Nguyễn Tiến
Dịch Covid-19: Tìm ra người đầu tiên nhiễm virus corona ở Vũ Hán
Một phụ nữ bán tôm sống ở Trung Quốc chính là người đầu tiên được xác định nhiễm virus corona covid-19 . Sputnik đưa tin dẫn nguồn báo chí Trung Quốc.
Các bệnh nhân điều trị nhiễm covid-19 ở bệnh viện Vũ Hán.
Xác định được rằng người phụ nữ có họ là Wei bán tôm sống ở chợ hải sản Hoa Nam, Vũ Hán. Ngày 11/12/ 2019 người này bị sốt không rõ nguyên nhân và đã đến khám ở trạm y tế. Người phụ nữ kể rằng bà thường đến bệnh viện khi thấy mình không khỏe, tại đó bà chỉ cần tiêm một mũi là ngày hôm sau khá lên ngay. Nhưng lần này thậm chí bà được tiêm hai mũi mà vẫn không giúp ích được gì.
Ngày 16/12 người phụ nữ tới bệnh viện Sehe trực thuộc Đại học khoa học và kỹ thuật Hoa Trung (Huazhong). Sau đó xác định được rằng đây là người đầu tiên trong số những người nhiễm virus corona covid-19 ở chợ Hoa Nam. Đã có giả thuyết rằng chính chợ hải sản này là nơi khởi phát lây lan căn bệnh truyền nhiễm. Tuy nhiên cho đến nay các chuyên gia vẫn chưa thể xác định được virus có thể truyền từ vật chủ sang người bằng cách nào và trong hoàn cảnh nào.
Ngày 31/12, Ủy ban Y tế Vũ Hán thông báo rằng nhóm đầu tiên nhiễm bệnh gồm 27 người. Các nhà báo đã nhận được một bản sao danh sách các bệnh nhân nhiễm covid-19, qua đó cho thấy 24 người có tiếp xúc với chợ Hoa Nam, trong khi đó bốn người trong số họ là thành viên trong một gia đình.
Các phương tiện truyền thông Trung Quốc đã tìm ra người đầu tiên bị nhiễm mà không có bất kỳ tiếp xúc nào với chợ Hoa Nam. Đó là một người đàn ông có họ là Chen. Vào ngày 16/12, người này bị sốt và đến khám ở một bệnh viện ngoại ô thành phố Vũ Hán. Bệnh nhân không thể hiểu mình bị nhiễm bệnh ở đâu. Tuy nhiên, ông lưu ý rằng các thành viên gia đình ông cũng như người đi cùng ông đến bệnh viện đều khỏe mạnh.
Nóng: Bất ngờ kết quả khám nghiệm tử thi người đầu tiên chết vì virus corona Kết quả khám nghiệm tử thi bệnh nhân đầu tiên chết do virus corona (Covid-19) chủng mới Covid-19 ở Trung Quốc cho thấy loại virus này chủ yếu ảnh hưởng đến phổi của con người, theo báo cáo của các chuyên gia Trung Quốc trên Tạp chí Forensic Medicine. Tiến triển của bệnh do virus corona rất giống với bệnh viêm phổi không...