Người nuôi thủy sản gặp khó khi giá nguyên liệu đầu vào tăng cao
Thời gian gần đây, giá thức ăn chăn nuôi liên tục tăng cao khiến người người nuôi thủy sản trên địa bàn tỉnh Bà Rịa-Vũng Tàu đang đối mặt với nhiều khó khăn khi giá cá liên tục giảm, đầu ra gặp nhiều khó khăn do tiêu thụ chậm.
Ông Nguyễn Văn Thắng, ở xã Suối Rao, huyện Châu Đức có 2ha nuôi cá nước ngọt đối mặt với nguy cơ thua lỗ rất nặng nề.
Thời điểm nay, vùng nuôi cá nước ngọt của Tổ hợp tác xã nuôi cá nước ngọt Suối Rao, xã Suối Rao, huyện Châu Đức người nuôi như đang “ngồi trên đống lửa” khi cá tại đây đã đến kỳ xuất bán, nhưng giá cá ngày càng giảm, thương lái thu mua “nhỏ giọt”, trong khi giá thức ăn và công lao động lại đang ngày càng tăng cao. Với thực trạng này người nuôi đang cầm chắc thua lỗ.
5 ao cá với tổng diện tích 2ha, nuôi các loại cá trắm, chép, mè, rô phi… của gia đình ông Nguyễn Văn Thắng, ở xã Suối Rao, huyện Châu Đức đang đến kỳ thu hoạch nhưng thay vì phấn khởi, ông Thắng lại bộn bề lo toan khi thương lái thu mua rất hạn chế.
Không chỉ vậy, giá cá thời điểm này cũng giảm hơn so với trước Tết. Cụ thể, giá cá trắm từ 50.000 đồng/kg nay giảm xuống chỉ còn 35.000 – 40.000 đồng/kg; giá cá chép từ 60.000 đồng/kg nay giảm chỉ còn 37.000 – 40.000 đồng/kg; cá mè có giá từ 32.000 đồng nay giảm chỉ còn 27.000 đồng/kg…
Trong khi đó, giá thức ăn cho cá liên tục tăng từ 220.000 đồng/bao/25kg – năm 2020 lên 270.000 đồng/bao/25 kg – thời điểm hiện tại; bình quân một ngày ông Thắng đầu tư từ 60-65 triệu đồng chi phí cho thức ăn – tăng 20% so với những năm trước.
Cá đến kỳ xuất bán thì sức mua lại rất chậm, khiến cá phải tồn lại trong ao, chi phí thức ăn vì thế lại đang đội lên đáng kể. Tình hình này, trừ các khoản chi phí gia đình ông Thắng cầm chắc thu lỗ ở lứa cá này.
Ông Nguyễn Văn Thắng lo lắng, hiện tại giá cám đã tăng từ trước tết đến nay 30-40 nghìn một bao, mức tiêu thụ lại hạn chế, không bán được nên rất ảnh hưởng đến người chăn nuôi. Cá nuôi không biết đến bao giờ được bán, giá thì thấp, tiêu thụ kém nên giờ gia đình ông Thắng chỉ dám cho ăn cầm chừng.
Từ đầu năm 2021 đến nay, giá thức ăn cho tôm đã được điều chỉnh tăng khá cao với mức tăng từ 3.000 – 5.000 đồng/kg. Điều này làm cho người nuôi tôm gặp nhiều khó khăn, bởi chi phí đầu vào tăng cao, trong giá bán tôm lại không tăng, thậm chí có thời điểm giảm mạnh.
Anh Bùi Thế Vương, xã An Ngãi, huyện Long Điền đang đầu tư 15 ao nuôi tôm công nghệ cao với hơn 1,6 triệu con tôm. Anh Vương cho biết, trung bình 1 ngày anh sử dụng khoảng 850 kg thức ăn cho tôm, chi phí lên tới gần 30 triệu đồng. Giá thức ăn cho tôm nhích lên khiến chi phí đầu tư của anh đội lên, tuy không bị thua lỗ nhưng cũng khiến lợi nhuận của anh tụt giảm.
Anh Bùi Thế Vương, xã An Ngãi, huyện Long Điền chia sẻ, nguồn thức ăn tăng cao nhưng gia đình vẫn phải cố gắng nuôi vì đã đầu tư số vốn quá lớn vào cơ sở vật chất của trang trại nuôi rồi nên giờ không thể bỏ không trang trại được, vì thế lợi nhuận thu về cũng không được đảm bảo.
Video đang HOT
Hiện nay, ngoài rủi ro do dịch bệnh, các hộ nuôi trồng thủy sản đang phải đối mặt với khó khăn kép là chi phí thức ăn liên tiếp tăng cao, giá bán giá đầu ra giảm mạnh khiến người nuôi thua lỗ. Do đó, trước khi thị trường bình ổn, ngành nông nghiệp tỉnh Bà Rịa-Vũng Tàu khuyến cáo các hộ nuôi cần đẩy mạnh việc áp dụng khoa học – kỹ thuật vào sản xuất để bảo đảm số lượng đầu con và phòng trừ dịch bệnh hiệu quả; tổ chức chăn nuôi theo chuỗi liên kết, hình thành mô hình chăn nuôi tuần hoàn khép kín, ứng dụng công nghệ cao… nhằm hạn chế phần nào rủi ro do dịch bệnh, nhằm tăng năng suất và giảm giá thành đầu tư.
Ông Nguyễn Hữu Thi – Phó Chi cục trưởng Chi cục Thủy sản (Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn tỉnh Bà Rịa-Vũng Tàu) chia sẻ: Đứng trước tình trạng giá thức ăn ngày càng tăng cao, người nuôi nguy cơ thua lỗ là rất lớn, ở góc độ chuyên môn ngành nông nghiệp khuyến cáo bà con cần bám sát khung lịch thời vụ, tăng cường ứng dụng khoa học công nghệ vào chăn nuôi. Cụ thể là kiểm soát tốt môi trường nuôi, đồng thời quản lý tốt nguồn thức ăn để giảm tốt đa sự hao hụt thức ăn và đồng thời làm tốt việc phòng ngừa dịch bệnh.
Thống kê của Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Bà Rịa-Vũng Tàu, từ đầu năm 2022 đến nay, toàn tỉnh nuôi hơn 5.900 ha thủy sản; trong đó, có, 576 ha nuôi quảng canh, gần 4.900 ha nuôi quảng canh cải tiến, 134,5 ha nuôi bán thâm canh và 325,5 ha nuôi thâm canh. Sản lượng thu hoạch từ đầu năm đến nay đạt hơn 4.950 tấn, tăng 3% so với cùng kỳ năm 2021.
Nuôi tôm công nghệ cao tại trang trại ông Bùi Thế Vương, xã An Ngãi, huyện Long Điền tăng chi phí đầu vào lên đến 30% khiến lợi nhuận giảm mạnh.
Với giá thức ăn thủy sản tăng mạnh như hiện nay, người nuôi sẽ khó có lợi nhuận nếu thủy sản bị rớt giá. Chi phí đầu vào tăng cao nhưng lại tỷ lệ nghịch với giá thủy sản bán ra vẫn luôn là nỗi trăn trở của người dân.
Giá thức ăn chăn nuôi tăng vù vù, nông dân thua lỗ nặng, đau xót phải bán lồng bè, treo chuồng
Từ hôm đại lý bán thức ăn chăn nuôi thông báo rằng ngày 15/3, giá các loại cám heo sẽ tăng thêm 10.000 đồng/bao, loại 25kg, anh Nguyễn Văn Quý (Tiên Lữ, Hưng Yên) lo lắng, "mất ăn, mất ngủ" khi đứng bên bờ vực thua lỗ.
Giá thức ăn chăn nuôi tăng vù vù, nông dân bên bờ vực lỗ nặng
Chắc chắn một điều, không chỉ riêng anh Quý và hàng vạn hộ chăn nuôi heo, gia cầm, thủy sản... cũng đang chung tâm trạng này. Bởi từ cuối năm 2020 đến nay, giá thức ăn chăn nuôi đã tăng phi mã và đây là lần tăng thứ 10.
Nhiều hộ chăn nuôi cũng bày tỏ lo lắng, liệu lần thứ 10 này đã phải là lần tăng cuối cùng chưa? Trong khi đó, giá bán các sản phẩm chăn nuôi thì vẫn èo uột trong thời gian dài. Giá lợn hơi loanh quanh 48.000 - 55.000 đồng/kg; giá gà công nghiệp chỉ từ 16.000 - 25.000 đồng/kg; giá cá lồng cũng đang thấp thê thảm, thương lái thu mua chậm...
"Trong khi đó, Nhà nước vẫn chưa có những biện pháp can thiệp "mạnh tay" để góp phần hạ nhiệt giá thức ăn chăn nuôi", một hộ chăn nuôi heo ở Thái Bình nói với Dân Việt.
Anh Quý cho hay, theo quy luật thị trường giá cám tăng thì sẽ tăng đồng loạt, không có chuyện công ty này tăng, còn công ty khác giữ giá. Với đàn heo 130 con, mỗi ngày trang trại của anh Quý sử dụng gần 10 bao cám. Nếu chưa tính đợt tăng giá 15/3 thì tiền cám phải bỏ ra 1 tháng là 120 triệu đồng.
Ông Đinh Văn Mừng (xã Đông Đô, Hưng Hà, Thái Bình) cho hay, giá thức ăn chăn nuôi tăng "chóng mặt", buộc gia đình ông phải chăn nuôi cầm chừng, cố gắng duy trì đàn. Ảnh: Bình Minh
Hiện nay, anh Quý chăn nuôi heo theo hướng khép kín, nên chủ động được con giống. Heo từ khi sinh ra đến xuất chuồng thời gian khoảng 6 tháng, lúc này heo đạt trọng lượng khoảng 120kg/con. Giá thành nuôi heo dao động từ 3,1 đến 3,2 triệu/con. Nếu giá cám tăng thêm 10.000 đồng/bao thì sẽ cộng thêm 100.000 đồng vào giá thành sản xuất.
"Đấy là đối với những hộ chăn nuôi tốt, chủ động được con giống, không gặp dịch bệnh, giữ được đầu con. Và giá heo hơi phải đạt 55.000 đồng/kg trở lên thì may ra còn duy trì được. Với tình hình này, những hộ phải mua con giống ở ngoài thì thua lỗ là điều chắc chắn", anh Quý chia sẻ với Dân Việt.
Nông dân choáng váng vì giá thức ăn chăn nuôi tăng lần thứ 10, quay lại thời băm cây chuối, bèo tây?
Để duy trì đàn heo, anh Quý cho biết, trong thời gian tới sẽ phải tính toán cắt giảm khẩu phần ăn và thời gian nuôi để giảm bớt chi phí về cám.
Nói với Dân Việt, ông Đinh Văn Mừng (xã Đông Đô, Hưng Hà, Thái Bình) cho hay, giá thức ăn chăn nuôi tăng "chóng mặt", buộc gia đình ông chỉ chăn nuôi cầm chừng. Hiện ông đang cố gắng duy trì đàn heo khoảng 100 con, trong khi công suất nuôi của chuồng lên đến 250 con.
Mỗi ngày đàn lợn của gia đình ông Mừng ngốn hết gần 10 bao cám. Trong đó, cám cho lợn tập ăn giá hơn 400.000 đồng/bao 25kg, còn cám cho lợn 2 tháng tuổi trở lên giá hơn 300.000 đồng/bao 25kg.
Thống kê cho thấy, trong 2 tháng đầu năm, Việt Nam nhập khẩu khoảng 551 triệu USD thức ăn chăn nuôi, và nguyên liệu (giảm 19% so với cùng kỳ), chủ yếu nhập từ Argentina, Brazil và Mỹ.
Ngoài ra, mỗi năm Việt Nam nhập khẩu khoảng 1 triệu tấn lúa mỳ (khoảng 20% tổng sản lượng nhập khẩu) và 3% tổng sản lượng ngô từ Nga và Ukraine, nhưng hiện thị trường này đang tắc, ảnh hưởng đến nguồn cung.
Không chỉ riêng gia đình ông Mừng, mà rất nhiều hộ chăn nuôi ở xã Đông Đô đang rơi vào tình cảnh khó khăn, có đầy đủ cơ sở vật chất, chuồng trại nhưng không thể mở rộng quy mô đàn do giá thức ăn tăng quá cao.
Ông Mừng cho rằng, để người chăn nuôi có động lực, mở rộng quy mô, tăng đàn lợn, Nhà nước cần đưa thức ăn chăn nuôi vào danh sách hàng bình ổn giá.
Nếu được, đây sẽ là một trong những điều khiến người dân, chủ trang trại, HTX chăn nuôi yên tâm sản xuất.
"Nếu có thể đưa thức ăn chăn nuôi vào danh sách hàng bình ổn giá thì trước mắt nên thực hiện thí điểm ở một số tỉnh trọng điểm về chăn nuôi. Các tỉnh sẽ triển khai thí điểm ở các huyện, xã trọng điểm về chăn nuôi", ông Mừng cho hay.
Nhiều hộ chăn nuôi cá lồng ở các xã Bình Thanh, Thung Nai (huyện Cao Phong, Hòa Bình) kiệt quệ về vốn do giá thức ăn cho cá tăng phi mã. Ảnh: Bình Minh
Giá cám đối với heo, gia cầm tăng cao, thì giá cám trong nuôi thủy sản cũng không chịu "ngồi yên".
Chia sẻ với PV báo Dân Việt, anh Đinh Văn Linh - Giám đốc HTX Dịch vụ thủy sản Bình Thanh (huyện Cao Phong, Hòa Bình) nói, HTX mới được thành lập năm 2020 với 20 thành viên. Nhưng đúng vào thời điểm dịch bệnh Covid-19 bùng phát mạnh. Từ đó đến nay, thị trường tiêu thụ cá lồng của HTX rất bí đầu ra, thị trường tiêu thụ chính là Hà Nội và các tỉnh lân cận gặp nhiều khó khăn.
Trong khi đó, tiền vay ngân hàng vẫn chưa trả hết, hàng tháng vẫn phải đóng lãi thì giá thức ăn cho cá đã tăng "chóng mặt" từ năm 2021 đến nay. Mới đầu giá cám 240.000 đồng/bao 25kg, nay tăng lên 320.000 đồng/bao 25kg, khiến anh Linh và nhiều hộ nuôi cá lồng của HTX kiệt quệ về vốn.
Nhiều hộ không chống đỡ nổi nên đã nuôi ít hơn, thậm chí có hộ phải bán cả cá lẫn lồng.
Ông Dương Tất Thắng - Cục trưởng Cục Chăn nuôi (Bộ NNPTNT), cho biết, từ sau Tết Nguyên đán, ngành chăn nuôi tiếp tục đối mặt nhiều khó khăn khi giá các loại nguyên liệu sản xuất thức ăn chăn nuôi liên tục tăng cao.
Đơn cử, giá dầu đậu tương tăng khoảng 22%, đậu tương tăng khoảng 21%, ngô tăng khoảng 9%... Điều này dẫn tới giá thức ăn chăn nuôi cho gia súc, gia cầm, thủy sản thành phẩm cũng tăng từ 3-13%.
Tận dụng 156 triệu tấn phụ phẩm làm thức ăn chăn nuôi Trước tình hình giá thức ăn chăn nuôi thời gian qua liên tục tăng cao, bà Hạ Thuý Hạnh - Phó Giám đốc Trung tâm Khuyến nông quốc gia cho rằng, cần tận dụng hiệu quả hơn nữa nguồn phế phụ phẩm nông nghiệp để giảm chi phí. Nông dân thua lỗ vì giá thức ăn chăn nuôi tăng chót vót Theo ước...