Người nuôi ngao ở Trà Vinh bị thiệt hại kép
Đến nay, các hợp tác xã, tổ hợp tác nuôi ngao ở vùng biển tỉnh Trà Vinh đã cơ bản thu hoạch xong vụ ngao 2018. Năm nay, người nuôi ngao ở Trà Vinh đều bị thiệt hại kép, vừa mất mùa, mất giá, không thu được lợi nhuận.
Theo TTXVN, tỉnh Trà Vinh hiện có 7 hợp tác xã và tổ hợp tác được nhà nước giao đất bãi bồi trên biển để nuôi ngao, với tổng diện tích khoảng 3.500 ha, tổng số xã viên trên 2.000 người. Vụ ngao năm nay, ước tổng sản lượng ngao thương phẩm thu hoạch khoảng hơn 2.000 tấn, giảm gần 50% sản lượng so năm 2017.
Ngao chết hàng loạt hồi tháng 6 khiến bà con nông dân Trà Vinh thất thu hàng tỷ đồng. (Ảnh: VOV)
Ông Phạm Văn Trường, Giám đốc Hợp tác xã nuôi ngao Tiến Thành, xã Long Hòa, huyện Châu Thành cho biết, vụ ngao năm nay hợp tác xã đầu tư gần 3 tỷ đồng ngao giống thả nuôi trên diện tích hơn 200 ha bãi bồi trên biển nhưng năng suất thu hoạch hơn chỉ gần 400 tấn ngao thương phẩm, ít hơn năm trước hơn 300 tấn. Từ đầu vụ thu hoạch đến nay, ngao thương phẩm loại 50 – 55 con/kg được các thương lái thu mua 21.000 đồng/kg; loại 60 – 65 con/kg giá 17.500 đồng/kg, thấp hơn năm trước bình quân 7.000 đồng/kg.
Nguyên nhân chủ yếu do tình trạng khai thác cát trái phép trên địa bàn tỉnh và nơi giáp ranh giữa tỉnh Trà Vinh và Bến Tre của sông Tiền. Việc khai thác cát trái phép làm cho bùn và các tạp chất lòng sông bị khơi dậy gây biến động lớn, bất lợi về môi trường nước, ngao nuôi bị chết trong giai đoạn đầu vụ thả nuôi và chậm lớn.
Trước đó, theo báo điện tử VOV, đầu tháng 6/2018, hàng trăm xã viên nuôi ngao ở huyện Châu Thành, tỉnh Trà Vinh đang bị thất thu nặng do ngao đến kỳ thu hoạch bị chết hàng loạt. Hiện tượng ngao chết xảy ra tại bãi nghêu rộng 300ha thuộc xã Long Hòa, huyện Châu Thành. Đây là bãi ngao do Tổ hợp tác nuôi ngao ấp Hai Thủ và Hợp tác xã nuôi ngao Tiến Thành sản xuất, với tổng vốn góp từ đầu vụ hơn 6,6 tỷ đồng.
Video đang HOT
Những vụ sản xuất trước đây, sau 18 tháng thả giống, sản lượng thu hoạch đạt từ 800 đến 900 tấn nghêu thương phẩm, thu về từ 15 – 16 tỷ đồng; đời sống của bà con xã viên nhờ vậy đã được nâng lên. Tuy nhiên, thời điểm này, khi ngao đến mùa thu hoạch lại bị chết hàng loạt, ước tổng thiệt hại hơn 7 tỷ đồng.
Ông Lê Minh Thái, một tổ viên có gần chục năm tham gia Tổ hợp tác nuôi ngao Hai Thủ cho biết, giữ lại đã gần 2 năm mà nghêu vẫn không chịu lớn, không được kích cỡ. Giờ mà cứ neo lại, vừa tốn chi phí, tốn thời gian mà cuối cùng ngaolại chết. Theo ước lượng có khoảng 90-95% lượng ngao nuôi bị thiệt hại.
Hiện, ngành nông nghiệp tỉnh đang tiến hành qui hoạch vùng nuôi, vùng nuôi dưỡng và khai thác ngao giống, chuyển giao qui trình kỹ thuật nuôi ngao thâm canh theo hướng sản phẩm sạch. Đồng thời, xây dựng thương hiệu và kết nối doanh nghiệp thu mua sản phẩm.
Bên cạnh đó, UBND tỉnh đang chỉ đạo Sở Tài nguyên và Môi trường, lực lượng Cảnh sát môi trường và các địa phương tăng cường kiểm tra, tuần tra ngăn chặn và xử lý nghiêm các đối tượng khai thác cát trái phép, nhằm bảo vệ nguồn tài nguyên, bảo vệ môi trường, góp phần cho nghề nuôi ngao của tỉnh đạt hiệu quả và phát triển bền vững.
Mai Anh (tổng hợp)
Theo thuonghieuvaphapluat
Hà Nội: CSGT "giải cứu" củ cải cho bà con nông dân
Ngay sau khi biết tin bà con nông dân xã Tráng Việt (Mê Linh - Hà Nội) phải đổ bỏ hàng trăm tấn củ cải do không thể tiêu thụ. Đội CSGT số 11 đã tiến hành "giải cứu" cho bà con nông dân.
Như chúng tôi đã thông tin đến bạn đọc về việc hàng chục hộ nông dân trồng củ cải tại xã Tráng Việt (Mê Linh - Hà Nội) phải vứt bỏ hàng trăm tấn củ cải do không tiêu thụ được trong suốt thời gian dài.
Cùng với nhiều đoàn thể, các TTTM lớn, siêu thị, các đội tình nguyện của Thủ đô tiến hành "giải cứu" cho bà con nông dân thì những ngày vừa qua, Đội CSGT số 11 (Phòng CSGT CATP Hà Nội) cùng nhiều người dân đã lập nhiều điểm bán củ cải "giải cứu" cho bà con nông dân.
Trao đổi với chúng tôi, Thượng úy Nguyễn Duy Linh (Bí thư chi đoàn Đội CSGT số 11) cho biết, Đội đã chủ động đề xuất với cấp ủy, Ban chỉ huy Đội CSGT số 11 phối hợp với đoàn xã của xã Tiến Xuân, xã Thạch Hòa - huyện Thạch Thất đi thu mua và bán củ cải giúp nông dân.
Những túi củ cải được đóng gói nặng 10kg giá rẻ đến tay người dân.
Sau đó trực tiếp đồng Thượng úy Nguyễn Duy Linh, Thượng úy Phạm Chí Hiếu, Trung úy Phùng Chí Bình đã di chuyển quãng đường gần 70km từ trụ sở Đội CSGT số 11 (đóng tại thôn 6 - Thạch Hòa, Thạch Thất, Hà Nội) di chuyển lên xã Tráng Việt trực tiếp thu mua và mang củ cải về các điểm bán hàng trên 2 xã Tiến Xuân và Thạch Hòa. Chi đoàn CSGT số 11 cắt cử đoàn viên thay nhau kết hợp với đoàn viên 2 xã Tiến Xuân và Thạch Hòa để bán giúp củ cải cho bà con nông dân.
Mỗi kg củ cải được bán không lợi nhuận.
Qua việc trên, chi Đoàn đội CSGT số 11 nói riêng và đoàn Phòng CSGT- CATP Hà Nội nói chung mong muốn mọi người hãy chung tay "giải cứu củ cải" giúp bà con nhân dân thôn Đông Cao - Xã Tráng Việt - Mê Linh - Hà Nội.
CSGT giúp người dân mua củ cải thêm thuận lợi.
"Mỗi kg củ cải được bán ra với giá chỉ 5000 đồng chúng tôi thấy quá rẻ nên mua ủng hộ nông dân. Chúng tôi thấy việc làm của lực lượng CSGT và các đoàn viên 2 xã Tiến Xuân và Thạch Hòa rất hay và ý nghĩa", một người dân cho biết.
Trước đó, trao đổi với chúng tôi, ông Vũ Văn Kỳ, Chủ nhiệm Hợp tác xã (HTX) Dịch vụ Đông Cao, xã Tráng Việt cho biết, diện tích trồng củ cải năm nay của HTX vẫn duy trì ở mức 80ha. Nhưng do thời tiết từ dịp Tết Nguyên đán đến nay liên tục ấm, nồm ẩm, thuận lợi cho củ cải phát triển.
Uớc tính, số củ cải bị thiệt hại do không tiêu thụ được, bị hư hỏng từ Tết Nguyên đán đến nay là 2.000 tấn. trong khi đó, hiện diện tích tồn đọng chưa tiêu thụ được còn 30 ha, tương đương 3.000 tấn.
Theo LÊ BẢO (TRÍ THỨC TRẺ)
Gốm Trung Quốc rẻ 'o ép' gốm Bát Tràng Trên con đường đê dẫn vào làng nghề gốm sứ Bát Tràng (Gia Lâm, Hà Nội), chúng tôi bắt gặp chiếc xe tải mang biển số Hưng Yên đang chở rất nhiều thùng hàng carton, trên đó in toàn chữ Trung Quốc. Lần theo chiếc xe này vào trong một cửa hàng bán đồ gốm tại làng gốm Bát Tràng, tấm biển quảng...