Người nuôi cá cảnh độc, lạ được Thủ tướng tặng 2 Bằng khen là ai?
Anh Hồ Nhuận Đăng Sơn, ngụ phường 7, TP.Tân An, tỉnh Long An đã bén duyên với nghề nuôi cá cảnh cách nay nhiều năm. Ngoài việc làm giàu cho gia đình, anh Sơn còn hỗ trợ, phối hợp nhiều hộ nuôi cá cảnh trên địa bàn tỉnh Long An và TP.HCM để tăng lượng cá cảnh xuất khẩu ra nước ngoài.
Sau khi tốt nghiệp Đại học Nông lâm TP.HCM, anh Sơn bắt tay vào nuôi gà quy mô lớn. Tuy nhiên, cơ duyên không đến với người kỹ sư nông nghiệp nhiều hoài bão, cơn dịch bệnh cúm gia cầm đã làm sản nghiệp của anh gần như tiêu tan. Không nản chí, với nhãn quan về tiềm năng nuôi cá cảnh anh Sơn bắt tay vào đầu tư nuôi cá.
Anh Sơn giới thiệu khu nuôi, ương cá Dĩa.
Anh kể: “Nuôi cá hay bất cứ nuôi con vật gì đòi hỏi người nuôi phải kiên trì, say mê và tìm hiểu không ngừng về giống vật đó”. Qua sách báo, mạng internet và học hỏi từ những người đi trước, anh Sơn biết loài cá Dĩa Nam Mỹ, có nhiều chủng loại (xuất sứ vùng Amazon) là loài cá có tiềm năng cao, dễ nhân giống, lai tạo và được thị trường ưa chuộng, kể cả thị trường khó tính.
Ban đầu, anh Sơn chỉ mua cá con về nuôi, khi đủ lớn thì bán. Tuy nhiên, qua quá trình nuôi anh phát hiện và mày mò nghiên cứu, tự lai tạo giống và ương cá con cung cấp cho thị trường cá cảnh. Đặc biệt, anh chú trọng đến ương cá Dĩa con, coi đây là mặt hàng chủ lực.
Anh Sơn cho biết thêm: “Việc nuôi cá cảnh cao cấp không đòi hỏi diện tích lớn, chỉ cần người nuôi sáng tạo sắp xếp các hồ nuôi hợp lý. Tuy nhiên, muốn thành công, người nuôi phải dành hết tâm sức cho việc nuôi cá. Ngoài ra, kỹ thuật chăm sóc cá cũng là yếu tố quan trọng để có những con cá đẹp, có giá trị cao trên thị trường.”
Video đang HOT
Hiện nay, anh Sơn đã có một cơ ngơi nuôi, ương cá Dĩa rộng 250m2 ngay tại nhà và anh thuê thêm 1,5ha để ương nuôi các loại cá cảnh khác nhau. Doanh thu hàng năm của gia đình anh trên 3 tỉ đồng, riêng năm 2018 là 5 tỉ đồng. Ngoài ra, anh còn hợp tác với trên 10 hộ nuôi, ương cá ở trong tỉnh và trên 10 cơ sở ở các tỉnh bạn và TP.HCM để cung cấp cá cảnh ra thị trường.
Cá Dĩa Albino có giá trị xuất khẩu cao được thị trường nước ngoài ưa chuộng.
Anh Sơn bật mí: “Hiện, tôi đang nghiên cứu tìm tòi loại thức ăn mới cho cá Dĩa, vừa giúp cá mau lớn, tiết kiệm so với thức ăn truyền thống, qua đó giảm giá thành, phòng, chống dịch bệnh và tăng lợi nhuận cho người nuôi cá cảnh.”
Với những thành tích đã đạt, liên tục 10 năm liền, anh Sơn được công nhận là nông dân sản xuất – kinh doanh giỏi cấp tỉnh, 5 năm liền là nông dân sản xuất – kinh doanh giỏi cấp Trung ương. Anh Sơn có tổng cộng 20 bằng khen, 1 bằng vinh danh và 14 giấy khen, trong đó, anh vinh dự 2 lần được Thủ tướng Chính phủ tặng Bằng khen, một lần Trung ương Hội Nông dân tặng Bằng khen và một lần Hội Sinh vật cảnh Việt Nam vinh danh. Ngoài ra, anh còn được UBND tỉnh Long An tặng Bằng khen (15 lần). Mô hình nuôi cá cảnh của anh được nhiều người tham quan, học hỏi.
Phó Chủ tịch Hội Nông dân tỉnh Long An – Trần Quốc Toản cho biết: “Anh Sơn là một trong những điển hình của nông dân sáng tạo, làm kinh tế có hiệu quả của tỉnh Long An. Hiện, Hội Nông dân tỉnh Long An đang đề nghị cấp Trung ương khen tặng danh hiệu vì những thành tích anh Sơn đã đạt.”./.
Theo Đ.Lâm (Báo Long An)
Hải Phòng: Kỹ sư bỏ lương cao về quê nuôi quốc ngư Nhật Bản
Đang làm việc cho một công ty xây dựng với mức thu nhập hàng chục triệu đồng mỗi tháng, kỹ sư Vũ Văn Lực (30 tuổi) ở thôn Kỳ Sơn, xã Tân Trào, huyện Kiến Thụy (Hải Phòng) đã bỏ ngang về quê đào ao thả nuôi cá Koi-loài cá được xem như là quốc ngư của Nhật Bản.
Kỹ sư về quê.... nuôi cá Koi
Anh Vũ Văn Lực sinh ra và lớn lên tại thôn Kỳ Sơn, xã Tân Trào, huyện Kiến Thụy (Hải Phòng). Sau khi tốt nghiệp khoa kỹ thuật cơ khí, Trường Đại học Sư phạm kỹ thuật Hưng Yên vào năm 2012, anh Lực được nhận vào làm việc tại Công ty xây dựng hàng không ACC (thuộc bộ Quốc Phòng) với mức lương 15 triệu đồng/tháng.
Chàng kỹ sư trẻ Vũ Văn Lực bỏ lương cao về quê đào ao thả nuôi cá Koi-loài cá được xem như là quốc ngư của Nhật Bản.
Học hành bài bản, công việc lương cao và ổn định là niềm vui không chỉ của riêng anh Lực mà còn là niềm tự hào của gia đình, làng xóm, những tưởng anh sẽ theo nghề kỹ sư suốt cuộc đời. Ai ngờ, đùng một cái, anh rẽ ngang, bỏ việc về quê nuôi cá cảnh.
Vậy là đầu năm 2017, Lực khăn gói về quê, mặc cho bạn bè "sốc", rồi gia đình họ hàng ra sức khuyên ngăn. Mặc dù bị nhiều người phản đối, bàn tán xì xầm, cho là bị "chập mạch, ẩm ương" nhưng anh vẫn kiên quyết theo đuổi đam mê, đi theo con đường mình đã chọn, về quê cùng gia đình xây dựng trang trại nuôi cá cảnh.
Nhận thấy, thời buổi kinh tế phát triển, thu nhập của người dân tăng lên, đời sống ngày càng khá giả, Lực nhận định, nghề nuôi cá kiểng, nhất là ươm nuôi con cá chép Koi có nhiều tiềm năng để phát triển kinh tế nên anh Lực quyết tâm đầu tư công sức và tài chính để xây dựng mô hình nuôi cá chép Koi hiện đại, quy mô lớn.
Để có đất mở trang trại nuôi cá cảnh, anh Lực mạnh dạn thuê 10 mẫu đất trồng lúa kém hiệu quả của thôn Kỳ Sơn để cải tạo thành ao nuôi cá.
Sau khi đã có đất và nắm được kỹ thuật nuôi cá chép Koi trong tay, anh Lực bỏ ra hơn 50 triệu đồng để mua 5 vạn cá chép Koi giống về nuôi thử. Dù mới đưa vào nuôi thử nghiệm nhưng con cá chép ngoại quốc có nguồn gốc từ Nhật Bản này phát triển rất tốt tại quê hương Hải Phòng của anh.
Cá Koi có thể sống tới cả trăm năm tuổi, bình thường nuôi trong hồ nhân tạo nó cũng thể sống tới 25 - 35 năm, trọng lượng của cá Koi có thể lên tới hàng chục kg mỗi con.
Vừa thỏa niềm đam mê vừa có thu nhập
Sau khi nuôi cá chép Koi được một năm, đàn mỹ ngư của anh Lực cũng đến ngày "gả chồng", nhưng chớ trêu thay bán chẳng có mấy ai mua. Dù anh có đi rong ruổi khắp các đại lý cá cảnh ở thành phố Hải Phòng để chào hàng, nhưng kết quả cũng gần như bằng không. Anh Lực ngậm ngùi quay đầu, chở đàn "mỹ ngư" về với tâm trạng gần như chán nản vì tuyệt vọng.
Cá đẹp thì không bán được mà chi phí thức ăn mỗi ngày lại tăng lên khiến Lực rơi vào tình cảnh trớ trêu. Dù lấy sạch tiền trong nhà và thậm chí đi vay mượn cũng không thể nuôi nuổi đàn mỹ ngư mỗi ngày mỗi lớn, buộc anh phải mang cả sổ đỏ đi cầm cố ngân hàng vay 300 triệu đồng lấy tiền để đổ xuống ao nuôi cá.
"Ngày đó vì không bán được nên chỉ cho ăn cá Koi cầm cự để tìm đầu ra vậy mà mỗi ngày cũng ngốn cả hơn 1 triệu tiền cám. Trông ao cá đẹp ai cũng thích, nhưng vì nuôi chúng quá tốn kém mà tôi phải mang cả sổ đỏ của bố mẹ ra ngân hàng cầm cố để lấy tiền cho đàn cá ăn. Lúc đó chán nản vô cùng, nhiều lúc muốn bỏ nghề", anh Lực nhớ lại.
Trang trại nuôi cá Koi của gia đình anh Vũ Văn Lực rộng đến 10 mẫu và mỗi năm cung cấp ra thị trường khoảng 5 tấn cá Koi.
Sau khi vay được tiền để nuôi cá, anh Lực lại tiếp tục rong ruổi khắp nơi tìm đầu ra cho đàn cá Koi của mình. Ông trời cũng chẳng phụ công người chịu khó, rồi dần dần, các mối bạn hàng cũng hình thành và việc tiêu thụ cá Koi cũng ngày càng thuận lợi. Rồi lứa cá chép Koi anh thả nuôi đầu tiên cũng có khách mua hết và tiếp tục đặt mua với số lượng lớn.
Chia sẻ với phóng viên Dân Việt, anh Vũ Văn Lực cho biết, hiện cơ sở của anh mỗi năm cung cấp ra thị trường khoảng 5 tấn cá chép Koi, mỗi kg cá chép Koi có giá trung bình 250 ngàn đồng. Sau khi trừ hết chi phí gia đình anh lãi khoảng 500 triệu đồng.
Lực cho hay, trung bình một năm nuôi được 2 lứa cá Koi, mỗi lứa nuôi từ 4-5 tháng là cá đạt trọng lượng khoảng 400g, lúc này có thể xuất bán được. Cá Koi nuôi càng lâu và có trọng lượng càng lớn thì có giá trị kinh tế càng cao.
"Nuôi cá chép Koi khá đơn giản và kỹ thuật nuôi cá Koi giống như nuôi các loại cá chép khác của Việt Nam nhưng giá bán lại cao gấp 3-4 lấn so với cá chép bình thường nên cho hiệu quả kinh tế rất cao ", anh Lực tiết lộ.
Nhờ nuôi cá Koi mà mỗi năm anh Lực bỏ túi khoảng 500 triệu đồng.
Theo anh Lực, cá Koi thuộc hạng mỹ ngư trong thế giới cá cảnh, biểu trưng cho sự giàu sang, may mắn, trường thọ. Trên thế giới có khoảng 70 dòng cá Koi. Trong một đàn cá Koi bao giờ cũng có một con cá thủ lĩnh dẫn đầu (gọi là dòng Chagoi). Các cá thể cá Koi trong đàn phải đủ ít nhất 3 màu sắc là đen, đỏ và vàng, bởi nó biểu trưng cho sự hài hoà âm - dương. Những con cá Koi đạt chuẩn có giá hàng trăm, thậm chí hàng ngàn đô la 1 cặp.
Từ những thành công bước đầu, đến nay anh Lực đã chứng minh cho mọi người thấy con đường mình chọn quay lại làm nghề nông là đúng miễn sản phẩm làm ra đáp ứng đúng nhu cầu, thị hiếu của thị trường. Nhưng có lẽ điều làm cho anh vui nhất đó là được làm những điều mình thích và làm giàu từ cá Koi.
Theo Danviet
Những giống cá lạ chưa từng thấy quy tụ ở triển lãm cá cảnh TP.HCM Triển lãm cá cảnh đang diễn ra tại Trung tâm Dịch vụ thể dục thể thao (215C Lý Thường Kiệt, quận 11, TP.Hồ Chí Minh) quy tụ nhiều loại giống cá mới, đặc sắc có giá trị cao như cá rồng, cá dĩa, cá la hán, cá vàng, cá koi ... Đây là năm thứ 4 liên tiếp Trung tâm Xúc tiến thương...