Người nuôi cá bỏ ao đi trồng màu
Theo khảo sát của NTNN, hiện giá cá tra nguyên liệu tại ĐBSCL đã giảm xuống mức thấp nhất trong vòng 5 năm qua. Cụ thể, tại nhiều tỉnh ĐBSCL như An Giang, Đồng Tháp, Bến Tre… giá cá tra nguyên liệu loại thịt trắng đang ở mức 17.500 – 19.000 đồng/kg, giảm hơn 2.000 đồng/kg so với cùng kỳ. Thậm chí đối với cá tra nguyên liệu quá lứa, thương lái thu mua tại hầm chỉ còn 16.000 – 16.500 đồng/kg…
Cụ thể, tại nhiều tỉnh ĐBSCL như An Giang, Đồng Tháp, Bến Tre… giá cá tra nguyên liệu loại thịt trắng đang ở mức 17.500 – 19.000 đồng/kg, giảm hơn 2.000 đồng/kg so với cùng kỳ. Thậm chí đối với cá tra nguyên liệu quá lứa, thương lái thu mua tại hầm chỉ còn 16.000 – 16.500 đồng/kg…
Nhiều nông dân tại thị xã Ngã Bảy (Hậu Giang) đang cầm cự với con cá tra. Ảnh: K.H
Nhiều năm gắn bó với nghề nuôi cá tra, thế nhưng giờ đây, ông Nguyễn Hữu Nguyên (ngụ huyện Châu Phú, An Giang) không mấy tha thiết với con cá này nữa. Ông Nguyên cho biết, dù giá cá tụt xuống mức đáy nhưng không nhiều người mua khiến cá quá lứa xuất khẩu.
Ông Nguyên kể, cả tháng qua, trong vùng chỉ có 2 hộ bán được cá nhưng với giá chỉ 17.000 – 18.000 đồng/kg đối với cá có cỡ 1,2 – 1,3kg/con. Trong khi đó, giá thành nuôi cá hiện nay đã là 20.000 – 21.000 đồng/kg đối với những hộ kiểm soát tốt giá đầu vào. “Với mức giá này, hộ nuôi đã lỗ 2.000 – 3.000 đồng/kg, nhưng dù sao thì bán được cá vẫn tốt hơn, vì giúp cắt lỗ. Nếu không bán được phải giam cá lại trong ao, vừa tốn thức ăn vừa hao hụt” – ông Nguyên cho biết.
Trong khi đó, nhiều hộ nuôi cá ở các tỉnh như An Giang, Đồng Tháp, Hậu Giang… đã phải bỏ nghề hoặc bán đất, bán ao để trả nợ vì con cá tra. Bà Nguyễn Thị Lệ Hồng ở thị xã Ngã Bảy (Hậu Giang) có ao nuôi rộng hơn 2.000m2, sản lượng cá có thể đạt 70 – 80 tấn cá. Bà Hồng cho biết, nuôi được ra đàn cá thương phẩm đã khó, bán cá sao cho thu hồi được vốn càng khó hơn khi giá cá cứ ngày càng giảm. Do đó, gia đình bà Hồng đã tính tới chuyện bỏ nghề, chuyển sang trồng màu.
Video đang HOT
Bà Hồng cũng cho biết, có 60 – 70% số hộ dân nuôi cá tra trong vùng đã phải treo ao vì thua lỗ. “Cá tra bây giờ không còn là niềm vui, niềm tự hào của nông dân ĐBSCL như mười mấy năm trước đây nữa, thay vào đó, nói tới cá tra là nói tới thua lỗ, nợ nần, nghèo khó… nên không có ai vui vẻ gì” – bà Hồng than thở.
Còn theo Bộ NNPTNT, tính đến cuối tháng 7, diện tích nuôi mới cá tra ở ĐBSCL chỉ đạt hơn 1.700ha, giảm 23% so với cùng kỳ năm 2015, diện tích thu hoạch đạt hơn 1.800ha, giảm 10% so với cùng kỳ năm 2015. Việc giá cá liên tục giảm không đã không hấp dẫn người nuôi.
Theo Danviet
Giải cứu cá tra bằng chất lượng
Nguyên thứ trưởng Bộ Thủy sản Nguyễn Thị Hồng Minh cho rằng, cá tra Việt Nam phải được "trả lại danh phận" bằng việc xây dựng dòng sản phẩm có tiêu chuẩn chất lượng xác định, có thương hiệu với giá bán phù hợp hơn.
Có ý kiến cho rằng, cá tra Việt Nam hiện chỉ là sản phẩm dành cho người nghèo, người thu nhập thấp. Theo bà thì có phải vậy?
- Đúng là tại các thị trường lớn hiện nay như Mỹ, Nhật, châu Âu... cá tra Việt Nam là sản phẩm dành cho phân khúc thị trường người lao động có thu nhập thấp, công nhân, người nghèo, người nhập cư... Điều này đã khiến cái nhìn của người tiêu dùng trên thị trường thế giới về cá tra không được tốt.
Bà Nguyễn Thị Hồng Minh (áo trắng) đang giới thiệu chương trình truy xuất nguồn gốc thủy sản
xuất khẩu. Ảnh: T.H
Nguyên nhân của vấn đề này này là việc cạnh tranh giảm giá không lành mạnh giữa các doanh nghiệp, với mục tiêu "bán hàng bằng mọi giá", dẫn tới việc giá xuất khẩu giảm liên tục. Doanh nghiệp nhiều khi ngồi với nhau thì rất hòa thuận, nhưng sau đó trong mỗi đơn hàng đều cố gắng tìm cách "lại quả", giảm giá để giành hợp đồng... Điều này khiến sự cạnh tranh trong ngành không lành mạnh, sản phẩm có giá thấp nên bị đánh đồng là dành cho người thu nhập thấp.
Có thời điểm fillet (fi-lê) cá tra Việt Nam có giá bán đến 3 USD/kg, là mức giá rất tốt cho doanh nghiệp xuất khẩu trong việc xây dựng thương hiệu cho sản phẩm. Thế nhưng, hiện nay, giá cá tra Việt Nam đã giảm rất thấp, có thời điểm chỉ hơn 2 USD/kg. Mà giá thấp thì người tiêu dùng sẽ nghi ngờ về chất lượng, giá trị sản phẩm.
So với các sản phẩm cá thịt trắng khác, cá tra Việt Nam có những lợi thế cạnh tranh nào, thưa bà?
-Cá tra là cá thịt trắng có thể sản xuất quy mô lớn với kích cỡ đồng đều, dễ dàng đưa vào chế biến trong các dây chuyền công nghệ hiện đại. Theo tôi được biết, nhu cầu thị trường cho sản phẩm fillet cá tra hiện rất lớn. Các nhà sản xuất, chế biến thực phẩm ở các nước thiếu cá nguyên liệu thịt trắng. Trong khi đó, tại ĐBSCL, nguồn nguyên liệu cá tra cũng rất dồi dào, đáp ứng được những đơn hàng lớn. Một ưu điểm nữa của cá tra thịt trắng là loại cá này ít mùi tanh, phù hợp với nhiều đối tượng người tiêu dùng, đặc biệt là giới trẻ. Vì giới trẻ châu Âu thì không thích những loại cá có mùi tanh.
Với thực trạng hiện nay, theo bà, có cách nào lấy lại danh dự cho cá tra Việt Nam?
- Phải thay đổi! Thay đổi từ tư duy, từ cái nhìn của nhà nước về thương mại, thị trường... Sản xuất ra một sản phẩm đã khó, bán được một sản phẩm càng khó hơn nên trong môi trường cạnh tranh khốc liệt hiện nay, chuyện doanh nghiệp mạnh ai nấy sống như cộng đồng doanh nghiệp Việt Nam cũng là điều dễ hiểu.
Theo tôi, việc xây dựng lại hình ảnh cá tra Việt Nam phải do Bộ NNPTNT giao cho Hiệp hội Chế biến xuất khẩu thủy sản Việt Nam (VASEP), cụ thể là Câu lạc bộ Cá tra của Hiệp hội này, thực hiện. Nếu các đơn vị này không làm thì không ai làm thay được. Bộ Công Thương cũng phải chung tay hỗ trợ việc xây dựng lại hình ảnh cá tra.
Thực tế việc xây dựng hình ảnh, thương hiệu cho một sản phẩm không đơn giản. Không thể đổ trách nhiệm này cho nông dân vì họ không có động lực thị trường, họ không bán sản phẩm ra thế giới. Doanh nghiệp Việt Nam thì tiềm lực không lớn, nếu chỉ một vài doanh nghiệp đơn lẻ thực hiện việc truyền thông quảng cáo thì cũng sẽ "không tới đâu". Do đó, phải có chiến lược và sự hợp sức của cả cộng đồng!
Cụ thể, việc xây dựng hình ảnh cá tra thực hiện như thế nào?
- Phải xây dựng một dòng sản phẩm chính fillet cá tra Việt Nam, dựa trên nền tảng một hệ tiêu chuẩn đồng nhất, xác định. Doanh nghiệp chế biến xuất khẩu nào đạt các tiêu chuẩn chung trên thì được mang thương hiệu này. Tôi đề xuất chọn sản phẩm fillet vì đây là sản phẩm chiếm tới 90% sản lượng xuất khẩu của Việt Nam. Nhu cầu thị trường đối với fillet cá tra cho chế biến thực phẩm hiện cũng rất lớn. Tuy nhiên, nếu mình chỉ trông chờ các nhà sản xuất lại sản phẩm cá tra thì mình sẽ bị phụ thuộc và khó bán được giá cao do mình chỉ bán cá nguyên liệu. Ngược lại, nếu mình làm truyền thông tốt, đưa sản phẩm đến tận tay người tiêu dùng thì lúc này, giá có thể sẽ tốt hơn. Khi nhu cầu tăng lên thì giá bán sẽ được cải thiện.
Đương nhiên, khi làm được thương hiệu, thay vì là sản phẩm chỉ dành cho phân khúc khách hàng rất bình dân như hiện nay thì ta sẽ nâng "hạng" cho cá tra. Từ đó, giúp cá tra không còn mang nhiều "tai tiếng" như hiện nay nữa! Bên cạnh việc xây dựng một dòng sản phẩm chính, các doanh nghiệp chế biến, xuất khẩu sẽ cùng tham gia xây dựng Quỹ Phát triển thị trường cho cá tra. Nguồn quỹ này sẽ dùng để cùng nhau tiếp thị, phát triển thị trường, xây dựng thương hiệu cho sản phẩm...
Xin cảm ơn bà!
Theo Danviet
Tìm lại "ngai vàng" cho cá tra Việt Nhiều ý kiến cho rằng, nguyên nhân sâu xa của các rào cản kỹ thuật lập ra với cá tra Việt Nam tại các thị trường lớn như Mỹ, EU, Nhật... cũng xuất phát từ những "scandal" không hay về mặt hàng này. Khó khăn bủa vây Được xem là một trong những sản phẩm nông nghiệp chính của Việt Nam, năm 2011...