Người nước ngoài tìm vợ ở ‘phố Tây’
Tại Hà Nội, những con phố có “thương hiệu” như Hàng Hành, Đinh Liệt, Tạ Hiện, Hàng Buồm (quận Hoàn Kiếm)… lâu nay là địa chỉ quen thuộc của nhiều khách quốc tế, họ đến đây không chỉ để giao lưu, kết bạn mà còn tìm người yêu là những cô gái Việt Nam.
Choáng với tư tưởng “thích là nhích”
Chúng tôi có mặt tại “ngã tư quốc tế” Tạ Hiện – Lương Ngọc Quyến (Hà Nội) trong một buổi tối cuối tuần, dọc ven đường hai bên phố cổ là những quán trà chanh, trà đá, bia hơi rất đông khách, tây có, ta có, họ ngồi uống nước và “chém gió” sôi nổi bên nhau. Có lẽ, ở những quán nước phố cổ như thế này, khoảng cách giữa người Việt và người nước ngoài được rút ngắn lại, họ ngồi bên nhau trò chuyện và cùng ngắm nhìn đường phố ngày cuối tuần. Hồng Anh, nhà ở phố Mã Mây cho tôi biết: “Nhiều trai Tây đã tìm được người yêu ở đây, ban đầu là kết bạn vì có cùng sở thích, sau đó là tìm hiểu và yêu. Nhiều cô gái trẻ giờ đây cũng rất “open” (cởi mở – PV) họ cũng muốn tìm một người đàn ông ngoại quốc để lấy “le” với bạn bè, đồng nghiệp… “.
Daniel đang ngồi uống nước với các bạn Việt Nam
Trong quán trà chanh ở số 18 Tạ Hiện (Hà Nội), Robetto – người Anh đang ngồi “chém gió” với những người bạn Việt Nam. Anh sang Việt Nam được ba năm, đang học ở khoa Việt Nam học, trường ĐHKHXHNV (ĐHQG), những người bạn đi cùng với Robetto là những người anh quen ở “phố trà chanh” này. Tại đây, những câu chuyện rôm rả hơn khi cả nhóm bạn rủ nhau cuối tuần này về khu du lịch Vân Long (Ninh Bình) để chụp ảnh và tham quan đầm ngập nước. Robetto cho biết, nhiều người nước ngoài đến đây không chỉ tìm bạn cùng sở thích để nói chuyện mà họ cũng đến đây để tìm cơ hội, làm quen với các cô gái Việt Nam.
Robetto bật mí rằng, ngay từ khi mới sang Việt Nam, anh và những người bạn ngoại quốc của mình đã rất thích vẻ đẹp dịu dàng của những người con gái Việt Nam nên anh cũng muốn có người yêu là một cô gái Việt Nam hiện đại, cá tính. Robetto xác nhận rằng, đàn ông Tây rất thích nét đẹp Á Đông của phụ nữ Việt, họ thường gọi các cô gái ở Hà Nội là “exotic”, tức là “lạ”. Robetto và những người bạn của mình thường bị cuốn hút bởi những cô gái có nước da ngăm đen, dáng người nhỏ nhắn, khỏe khoắn… và có vẻ đẹp rất Việt Nam.
Video đang HOT
“Phố Tây” mở cửa từ 15h đến 0h, thậm chí có những khách quen ngồi ở quán đến 2 – 3h sáng, họ ngồi ở đây chỉ để nói chuyện và nhìn nhịp sống của Hà Nội phố về đêm. Nhiều người nước ngoài cho biết, nếu đến Hà Nội mà chưa được ngồi ở “phố trà chanh” nói chuyện rôm rả với những người trẻ bản địa thì coi như chưa đến Việt Nam. Những khách nước ngoài đến đây để nói chuyện rất thích những con phố ngắn, san sát quán hàng, nhộn nhịp người mua kẻ bán ở phố cổ. Và cũng có nhiều khách Tây tìm đến phố Tạ Hiện, Đinh Lễ, Bảo Khánh để tìm người yêu.
Trần Phương Hoa (phố Đặng Văn Ngữ, Đống Đa, Hà Nội) cho biết: “Cuối tuần, bọn em hay lên “phố Tây” ngồi “thiền” với trà chanh và ăn pho mai que vì… không khí. Nhiều lần bọn em đang ngồi thì cũng có khách Tây đến làm quen, trò chuyện. Thậm chí, nếu tâm đầu ý hợp là yêu luôn. Xã hội bây giờ cũng cởi mở rồi, nhiều cô gái trẻ cũng muốn lên đây để quen được… Tây. Có người còn nghĩ, yêu Tây, cũng như có trang sức trên người, thích là nhích thôi…”.
Khoảng cách giữa người Việt Nam và nước ngoài được rút ngắn qua những lần trò chuyện
Ngồi “thiền” phố Tây tìm người yêu
Trong quán bia hơi ồn ào ngay đầu phố Đinh Liệt, Hồng An (ngõ 102, Trường Chinh, Hà Nội) cho biết: “Sau những ngày học tập và làm việc bận rộn thì tôi cùng các bạn hay lên đây ngồi… “chém gió” để giảm stress. Ngồi ở đây dễ dàng làm quen được với những người ngoại quốc bởi từ lâu, “ngã tư quốc tế” này được ví như chốn ăn chơi của Tây. Bạn thân của tôi đã tìm được một anh Tây để yêu khi lên đây trà chanh. Nói chung, nếu kết bạn và tìm bạn đời một cách nghiêm túc thì kể cả Tây hay ta đều được…”.
Daniel – du học sinh trường đại học Bách khoa Hà Nội cho chúng tôi biết, hồi mới sang Việt Nam, cậu rất lóng ngóng, không biết đường phố và tiếng nên mọi giao tiếp đều nhờ một cậu bạn thân người Việt. Sau khi biết đến “phố Tây” trên này, hầu như tuần nào Daniel cũng lên để giao lưu trò chuyện với bạn bè đồng hương và gặp được nhiều bạn mới. Một lần uống nước ở phố Tạ Hiện, trong khi Daniel chuyển chỗ ngồi ra ngoài vỉa hè để ngồi cùng bạn thì do vô ý, anh làm đổ cốc cà phê vào váy của một cô gái Việt Nam. Sự cố này đã cho anh cơ hội làm quen với Bảo Ly – một cô gái Hà Nội đang là sinh viên năm thứ hai trường đại học Văn hóa, cả hai đã yêu nhau được bốn tháng. Daniel cho biết, hè này cậu sẽ đưa Bảo Ly về Pháp – quê hương của cậu để bạn gái được tham quan nước Pháp và bố mẹ cậu.
Daniel cho biết thêm, nhiều người cho rằng, làm quen ở những nơi ồn ào thì khó có những tình cảm nghiêm túc, nhưng anh không nghĩ thế. Bởi nhiều người bạn của anh đã tìm được vợ, người yêu ở những cuộc gặp mặt như thế này. Tình yêu quan trọng là ở thái độ, tình cảm dành cho nhau, chứ không phụ thuộc vào địa điểm làm quen, có khi càng thoái mái lại càng dễ tìm được những người đồng cảm với mình. Như Mario – đồng hương của Daniel vừa tổ chức đám cưới với một cô gái Việt Nam. Họ cũng gặp nhau lần đầu tiên ở “phố Tây” này và những mối tình xuyên quốc gia ấy đã làm nhiều người cảm động, bởi đa phần những cặp vợ chồng ấy có sự chia sẻ với nhau về tình cảm và văn hóa.
Tuy nhiên, cũng chính vì cái “mác” yêu Tây mà nhiều cô gái trẻ ngày nào cũng lên “phố Tây” ngồi để mong lọt vào “mắt xanh” của một anh Tây “ba lô” nào đó. Thùy Dương (ngõ 988, Nguyễn Khoái, Hà Nội) cho biết: “Vì nghĩ yêu Tây là sành điệu nên cô bạn tên Liên lớp em ngày nào cũng lên đây ngồi để bắt chuyện với Tây. Tuy nhiên, không như cô ấy tưởng, sau một thời gian “ngồi thiền” ở Tạ Hiện thì Liên cũng quen được một anh Tây tên là Ahmed người Ba Lan. Nhưng vì chỉ là Tây “ba lô” ở nhà anh ta vẫn phải ăn bám bố mẹ nên mọi chi phí ăn chơi, di du lịch, Liên đều trả hết. Cô ấy còn nói dối bố mẹ là đi học ngoại ngữ ở Trung tâm tiếng Anh để trả tiền khách sạn cho Ahmed. Nói chung là nếu không tỉnh táo thì yêu Tây rất khổ chị ạ…”.
Anh Trần Ngọc Sơn, chủ quán cà phê trên phố Tạ Hiện cho biết: “Phố Tạ Hiện và một vài con phố xung quanh đây đều là địa điểm quen thuộc của người nước ngoài vì nó gần trung tâm thành phố, tiện cho việc đi lại và mua sắm. Ở phố này, nói không ngoa rằng, Tây còn nhiều hơn Việt Nam. Ngoài những người có tiền ở những khách sạn phố cổ thì có những Tây “ba lô” chấp nhận thuê trọ, ở cùng nhà với người Việt. Buổi tối họ ra phố ngồi đông lắm. Nhiều Tây tử tế và nghiêm túc cũng tìm được các cô gái Việt Nam tốt để yêu và tiến đến hôn nhân. Tuy nhiên cũng có một vài trường hợp ngoại lệ, họ yêu nhau chỉ vì cái mác, nhiều cô gái quen với Tây để “vòi” tiền, để được mua cái này, cái kia… Nói chung thì những tình yêu ấy không bền được vì nó mang nặng vật chất…”.
Đêm đã về khuya, nhưng trên “phố Tây” vẫn còn đông khách, từng nhóm bạn Việt Nam và quốc tế ngồi chụm lại nhau để nói chuyện, bông đùa và ngắm người qua lại… Trong số ấy, có nhiều người nước ngoài đã tìm được cho mình người yêu qua những cuộc gặp gỡ bình dị ấy.
“Nhất cử lưỡng tiện”
Michel Ranlo – một khách người Mỹ cho biết: “Đến Việt Nam làm việc được hai năm, tôi cảm thấy rất thích con người Việt Nam. Theo một người bạn lên phố Tạ Hiện, tôi thấy rất thích bởi ở đây, các quán trà chanh, bia hơi san sát nhau. Mọi người có thể làm quen, chuyện trò với nhau mà không ngại gì cả. Nhiều lúc tôi đi một mình, cũng được nhiều bạn trẻ Việt Nam mời “nhập hội” nói chuyện cho vui. Tôi thì cải thiện được tiếng Việt, còn các bạn ấy có cơ hội nói tiếng Anh, vì chúng tôi dùng cả hai ngôn ngữ với nhau. Nếu được, tôi cũng muốn làm quen và yêu một cô gái Việt Nam…”.
Theo vietbao
Khủng hoảng Syria đang trở nên phức tạp
Việc phe nổi dậy kêu gọi một sự can thiệp quân sự của nước ngoài vào Syria sẽ đẩy nước này ngày càng xa những giải pháp chính trị, mà thay vào đó sẽ là một cuộc xung đột vũ trang khó kiểm soát hơn. Đó là đánh giá của ông Hmaidi al-Abdullah, môt chuyên gia phân tích chính trị về tình hình mới nhất của Syria.
Tại cuộc họp của "Nhóm Những người bạn Syria" ở thủ đô Istanbul, Thổ Nhĩ Kỳ, hôm thứ Bảy vừa rồi (20/4), Liên minh Quốc gia Syria của phe nổi dậy cho biết, họ muốn thiết lập một vùng cấm bay trên bầu trời Syria để bảo vệ các đường biên giới phía bắc và phía nam của nước này, đồng thời để bảo đảm sự an toàn cho người tị nạn Syria trở về đất nước.
Cuộc khủng hoảng chính trị, dẫn tới xung đột vũ trang ở Syria đã bước qua năm thứ 2 mà chưa hề có lối thoát.
Bên cạnh đó, nhóm này còn yêu cầu "các quốc gia có năng lực" tiến hành các giải pháp tức thì nhằm vô hiệu hóa khả năng sử dụng "vũ khí hóa học và tên lửa đạn đạo" của chính phủ Syria, đồng thời kêu gọi tiến hành "hàng loạt cuộc không kích ác liệt" bằng máy bay không người lái nhằm vào các căn cứ phóng tên lửa đạn đạo của quân đội Syria.
Tuy nhiên, yêu sách của phe nổi dậy Syria có lẽ khó thành hiện thực.
Hmaidi al-Abdullah, nhà phân tích chính trị nổi tiếng nhận xét rằng: "Chỉ có 11 quốc gia tham dự cuộc họp lần này, trong khi đó tại các cuộc họp trước đó, phe nổi dậy Syria đã huy động được một số lượng lớn các quốc gia tham dự, đạt con số lên tới hơn 70 quốc gia. Điều này cho thấy, sự ủng hộ của cộng đồng quốc tế đối với phe nổi dậy đang có dấu hiệu thuyên giảm".
Mặc dù Anh và Pháp đã và đang ủng hộ nỗ lực gỡ bỏ lệnh cấm vận vũ khí đối với phe nổi dậy Syria, nhưng Tổng thống Mỹ Barack Obama gần đây vẫn nhiều lần khẳng định rằng, ông chưa hề có kế hoạch cung cấp vũ khí hay thiết bị có thể gây sát thương cho phe nổi dậy Syria.
Tuy nhiên, Mỹ vẫn cam kết hỗ trợ phe nổi dậy Syria một gói cứu trợ "phi sát thương" mới trị giá lên tới 130 triệu USD, trong đó bao gồm các loại áo giáp, ống nhóm quan sát ban đêm, xe bọc thép hay các thiết bị liên lạc tối tân. Trước đó, Mỹ cũng đã từng cung cấp nhiều thiết bị phi sát thương trị giá lên đến 117 triệu USD cho phe nổi dậy Syria.
Tuy nhiên, nhà phân tích Abdullah vẫn chỉ trích việc cung cấp các thiết bị được gọi là "phi sát thương" này cho phe nổi dậy của Mỹ, vì cho rằng "đó không phải những loại vũ khí phi sát thương. Tất cả các loại vũ khí đó đều có thể gây sát thương ngay cả áo giáp bởi vì chúng có thể cổ động các chiến binh tăng cường các cuộc tấn công".
Theo nhận định của ông Abdullah, cuộc họp tại Istanbul lần này có thể khiến cuộc khủng hoảng ở Syria càng thêm phức tạp, "đặc biệt khi nó được tổ chức với hy vọng phe nổi dậy sẽ được cung cấp thêm vũ khí và tiền mặt".
Còn Safwat Akkash, một thành viên của Cơ quan Hợp tác Quốc gia có trụ sở ở Damascus lại nói rằng, mục đích của cuộc họp "Những người bạn Syria" là nhằm thiết lập nhóm kiểu như phe nổi dậy có khả năng kết nối với phương Tây.
Ông Akkash đề cập tới Liên minh Quốc gia, một tổ chức được các phe nhóm đối lập của Syria coi là tổ chức hỗ trợ của phương Tây. Trong một cuộc phỏng vấn với Đài truyền hình al-Alam của Iran, Akkash nói rằng, việc thảo luận về dòng vũ khí cung cấp cho phe nổi dậy như một động thái "đổ thêm dầu vào lửa".
Ông nói, cả phe nổi dậy và phe chính phủ đều không nên được cung cấp vũ khí, để tạo điều kiện cho "các cuộc đàm phán thực sự" có thể sớm được tiến hành.
Đề cập tới quan điểm của chính phủ Syria đối với cuộc họp trên, ông Abdullah cho biết, Damascus lên án mọi hình thức cung cấp vũ khí cho phe nổi dậy vì việc làm này sẽ làm cản trở nỗ lực giải quyết cuộc khủng hoảng bằng giải pháp chính trị.
Bình luận của ông Abdullah được đưa ra một ngày sau khi chỉ huy quân sự của phe nổi dậy - Salem Idris nói với cánh phóng viên bên lề cuộc họp "Những người bạn của Syria" rằng: "Chỉ có quyền lực mới có thể chấm dứt xung đột ở Syria".
Ông Idris còn bác bỏ khả năng tiến hành các cuộc đàm phán với chính phủ Syria.
Theo vietbao
Bi kịch tái hôn của 7 sao Hoa ngữ Sau cuộc hôn nhân đầu tan vỡ, các nghệ sĩ xứ trường thành vội vã đi bước nữa nhưng họ không ngờ "tập 2" cũng chẳng thể xuôi chèo mát mái. 1. Vương Cương Cuộc hôn nhân đầu tiên của "Hòa thân" Vương Cương với người đẹp Khiếu Tiểu Quyên sớm kết thúc vì hai người không tìm thấy tiếng nói chung. Sau...