Người nữ giao liên, tình báo gan dạ, mưu trí
Một ngày giữa tháng tư, gặp nữ chiến sĩ tình báo Tám Thảo ở ngôi nhà riêng tại con hẻm đường Nguyễn Trọng Tuyển (quận Phú Nhuận, TP .HCM), tôi say sưa nghe cô kể về những năm tháng hoạt động tình báo, trong đó có nhiều năm làm giao liên cho cố Thiếu tướng, Anh hùng Lực lượng vũ trang nhân dân, “điệp viên hoàn hảo” Phạm Xuân Ẩn với những lần vận chuyển tài liệu đầy mạo hiểm vào căn cứ cách mạng.
Cô Tám Thảo cùng đồng đội dựng bảng đồng Phạm Xuân Ẩn.
Mải làm cách mạng nên đến năm 39 tuổi cô Tám Thảo mới kết hôn, cộng với sự căng thẳng thời sống trong nội thành và sự gian khổ khi ra ngoài căn cứ, vì thế cô chưa bao giờ được làm mẹ. Điều duy nhất an ủi cô chính là niềm hạnh phúc có được một người chồng thương yêu, tin tưởng cô hết mực. Thế rồi vào cái độ “thất thập cổ lai hy” người chồng lại rời xa cô. Đến bây giờ, ở tuổi ngoài 80, bà Tám Thảo tuy sống một mình, nhưng trái tim bà vẫn luôn biết yêu thương như thuở nào, yêu từ những bông hoa nhỏ, những kỉ vật xưa cũ cho tới thương những người bạn già, những đứa cháu họ láu lỉnh…
Những “chuyến hàng” mạo hiểm
Tên thật của cô là Mỹ Nhung, xuất thân trong một gia đình thương nhân bán tơ lụa nổi tiếng ở Sài Gòn. Từ bé, cô đã được mặc những bộ quần áo bằng tơ lụa đẹp nhất, đeo đồ nữ trang đẹp nhất. Suốt ngày, Mỹ Nhung chỉ học, chơi đùa và đọc sách. Thế nhưng, khi mới 16 tuổi, “cô tiểu thư” ấy đã chủ động “xếp bút nghiên lên đường tranh đấu”.
Video đang HOT
Cô bỏ học, đón xe đò, tìm đường vào chiến khu, tìm người dì ruột cũng tham gia kháng chiến. Không gặp được dì, Mỹ Nhung được đưa đến một cơ quan đặc biệt. Cũng từ đây, cuộc đời cô gắn chặt với nghề tình báo như một định mệnh. Năm 1950, cô được kết nạp Đảng khi mới tròn 18 tuổi. Sau Hiệp định Geneve, cô trở về Sài Gòn vừa đi học vừa phụ giúp gia đình kinh doanh ở cửa hàng vải lụa Tân Mỹ nổi tiếng tại chợ Bến Thành.
Chị em Mỹ Nhung không chỉ được diện những bộ quần áo dài đẹp nhất, thời trang nhất, cha mẹ cô còn phóng khoáng cho con gái đi học nhảy đầm để giao tiếp, tạo mọi điều kiện cho các con học tốt ngoại ngữ, đặc biệt là tiếng Anh. Người thầy đầu tiên dạy tiếng Anh cho chị em cô lại chính là Phạm Xuân Ẩn. Sau đó Phạm Xuân Ẩn đi Mỹ.
Năm 1959, khi nhà tình báo Phạm Xuân Ẩn từ Mỹ về Sài Gòn hoạt động báo chí, ông tìm cách bắt liên lạc với cách mạng. Chính Mỹ Nhung là người tổ chức móc nối, đưa Phạm Xuân Ẩn ra chiến khu ở Củ Chi gặp những đồng chí lãnh đạo. Từ đó, Mỹ Nhung có tên bí danh là Nguyễn Thị Yên Thảo (Tám Thảo) là người giao liên mang tài liệu cho nhà tình báo Phạm Xuân Ẩn và ngược lại, mang những chỉ thị mật cho các cơ sở nội thành.
Cô Tám Thảo hồi trẻ
Công việc giao liên khá nguy hiểm, nhưng với vẻ đẹp sang trọng, đài các, Tám Thảo đã vượt qua hiểm nguy để mang tài liệu của nhà tình báo Phạm Xuân Ẩn từ chiến khu vào nội thành Sài Gòn và ngược lại một cách dễ dàng. Cô nhớ lại một chuyến “giao hàng” gồm 24 cuộn phim Kodax chụp tư liệu mà Phạm Xuân Ẩn nhờ lăn lộn trong hàng ngũ cao cấp chính quyền Sài Gòn mới có được. Cô cho “thứ hàng chết người” ấy vào chiếc giỏ màu hồng xinh xắn, diện bộ quần áo dài tha thướt, đón xe lên Củ Chi rồi đón chiếc xe lam vào căn cứ.
Bất ngờ, hôm đó địch bắt xe dừng lại để tiến hành khám xét. Thấy vậy, cô liền chủ động bắt chuyện với một trong 3 tên lính đang làm nhiệm vụ. Nhìn thấy cô gái đẹp, ăn nói có duyên tên lính cũng chỉ hỏi qua loa xem cô đi đâu. Khi cô nói mình là cháu một tư sản đồn điền cao su nhân ngày nghỉ về thăm dì hắn cũng tin và bỏ qua việc khám xét. Thế là Tám Thảo cùng chiếc giỏ hồng xinh xắn trên tay, tà áo dài tha thướt lại tiếp tục hành trình. Khi giao cho thủ trưởng 24 cuộn phim Kodax có đánh số hẳn hoi, cô giao liên Tám Thảo mới hay mình vừa thoát qua cửa tử.
Nữ tình báo gan dạ, mưu trí
Sau Mậu Thân 1968, trước tình hình địch phản công dữ dội, để bảo vệ đường dây hoạt động của “điệp viên” Phạm Xuân Ẩn, cấp trên quyết định thay đổi giao liên khác thay Tám Thảo. Cô được chỉ thị dừng những chuyến “giao hàng” mạo hiểm, rút về chiến khu, để chuẩn bị cho một công tác quan trọng tại Cục Tình báo Miền Nam. Cô được Tư Cang (Nguyễn Văn Tàu, còn có tên là Trần Văn Quang) – người chỉ huy Cụm tình báo chiến lược A18 – H63 chỉ đạo phải học giỏi tiếng Anh.
Có trong tay tấm bằng loại ưu, Tám Thảo đã xin được vào vị trí làm phiên dịch cho thiếu tá tình báo Hải quân Mỹ, phụ trách cố vấn cho tình báo Hải quân Sài Gòn. Tuy nhiên, cũng không phải dễ dàng mà Tám Thảo trụ lại được ngay trong hang ổ cao cấp của Bộ Tư lệnh Hải quân quân đội Sài Gòn. Cô đã phải trải qua nhiều kì thử thách khốc liệt. Tám Thảo bồi hồi nhớ lại cái lần bị quân đội Sài Gòn đưa đi thử máy đo sự thật để kiểm tra “lòng trung thực” của cô: “Vào một buổi chiều, khi đang làm việc trong văn phòng, tôi được tên cố vấn Mỹ mời lên chiếc Mercury và đưa đến một biệt thự vắng vẻ ở Chợ Lớn. Sau đó, tôi được đưa vào phòng sáng choang ánh điện. Giữa phòng là chiếc máy giống như tivi màu đen, dây dợ chằng chịt. Trong phòng có một tên sĩ quan Mỹ và một tên sĩ quan người Việt mặt lạnh như tiền. Sau khi gắn các sợi dây của chiếc máy như đo huyết áp vào tay tôi, tên sĩ quan Mỹ cho biết tôi phải trả lời “có” hay “không”, câu dài nhất không được quá 3 từ cho những câu hỏi bằng tiếng Việt của hắn”.
Trước đó vài tháng, cô được cấp trên phổ biến về máy đo sự thật này nên tự nhủ phải bình tĩnh để tìm cách đối phó. Để đủ bình tĩnh đối mặt với cái máy đo sự thật của kẻ địch, Tám Thảo hướng sự tập trung tinh thần nghĩ đến bộ phim “Người vĩ đại” mà cô đã từng được xem trước đó. Cô nhớ lại từng chi tiết, đặt mình vào các nhân vật trong phim. Vì thế, trải qua 3 giờ đồng hồ liền, cô đã dễ dàng vượt qua những câu hỏi “cắc cớ” và cân não của địch. Từ đó, nữ tình báo Tám Thảo đã tạo được niềm tin ở thiếu tá tình báo Hải quân Mỹ và yên tâm làm việc trong Bộ Tư lệnh Hải quân quân đội Sài Gòn, lặng lẽ góp phần làm nên một ngày lịch sử, giải phóng hoàn toàn miền Nam, thống nhất đất nước…
Theo VNE
Thêm một em bé mắc "bệnh lạ" nguy hiểm
Chiều 14-4, Trung tâm y tế huyện Ba Tơ, Quảng Ngãi, cho biết, Trung tâm y tế vừa chuyển bệnh nhân Phạm Thị Huy (SN 2000) ở Làng Dút 1, xã Ba Nam, huyện Ba Tơ, vào bệnh viện Nhi Đồng 2 TP.HCM điều trị.
Trước đó vào ngày 8-4-2014, bệnh nhân Phạm Thị Huy được Trạm Y tế xã Ba Nam chuyển xuống Trung tâm y tế Ba Tơ với các biểu hiện tổn thương da bàn tay, bàn chân, men gan tăng. Sau khi được các y, bác sỹ Trung tâm y tế huyện Ba Tơ khám hội chẩn cho thấy bệnh nhân mắc Hội chứng viêm da, còn gọi là bệnh lạ.
Các y, bác sỹ khám sàng lọc cho bệnh nhân mắc Hội chứng viêm da dày sừng bàn tay, bàn chân ở Ba Tơ
Sau gần một tuần điều trị tại Trung tâm y tế huyện Ba Tơ nhưng các triệu chứng vẫn không thuyên giảm. Trước tình hình trên, ngày 10-4-2014 Trung tâm y tế huyện Ba Tơ đã tổ chức cho đoàn y, bác sỹ khám sàng lọc cho nhân dân xã Ba Nam, đoàn đã khám sàng lọc cho 191 người, lấy máu xét nghiệm trong đó có 13 trường hợp men gan tăng.
Đây là xã thứ 6 sau Ba Ngạc, Ba Vinh, Ba Điền, Ba Xa, Ba Tô, phát hiện ca bệnh mới mắc Hội chứng viêm da sày sừng bàn tay, bàn chân tại huyện Ba Tơ.
Theo ANTD
Vì sao ông Nguyễn Thanh Chấn chưa đòi bồi thường? Liên quan đến vụ án oan sai của ông Nguyễn Thanh Chấn, đại diện Bộ Tư pháp cho biết hiện ông Chấn vẫn chưa có đơn yêu cầu bồi thường do còn đang thu thập chứng cứ... Ngày 8/4, Bộ Tư pháp đã tổ chức họp báo quý I/2014. Nhiều vấn đề nóng được các nhà báo quan tâm đã được Bộ Tư...