Người nông dân Philippines chụp ảnh ruộng lúa lần cuối vì mai bão về
Vào ngày 25/9 vừa qua, siêu bão Noru đã chính thức đổ bộ vào Philippines. Theo thông báo của Cục khí tượng Philippines PAGASA, bão Noru đã mạnh lên với sức gió 195km/h, giật mạnh 240km/h và được xếp vào hàng siêu cuồng phong theo thang sức gió Beaufort.
Cơn bão đi qua chắc chắn sẽ để lại những thiệt hại không hề nhỏ đối với đất nước Philippines.
Bão Noru đã đổ bộ trực tiếp vào Philippines. (Ảnh: Reuters)
Mới đây, trên mạng xã hội, một người nông dân Philippines đã chia sẻ lại khoảnh khắc cuối cùng của mình với cánh đồng xanh tươi tốt mà ông dày công chăm bón bấy lâu nay. Bởi vì chỉ ngày mai thôi, cánh đồng lúa này của ông có thể sẽ chẳng còn nguyên vẹn nữa.
Được biết, người nông dân này có tên là Felix Pangibitan. Ông Felix và cả gia đình đang sinh sống tại thị trấn Laur, tỉnh Nueva Ecija thuộc vùng Trung Luzon. Đây là một trong những nơi bị ảnh hưởng trực tiếp của siêu bão Noru.
Một người nông dân đã chia sẻ lại hình ảnh cánh đồng lúa tươi tốt của mình trước khi mưa bão đổ bộ. (Ảnh: Felix Pangibitan)
Chính vì vậy mà vào ngày trước khi cơn bão đổ bộ, ông Felix đã dậy thật sớm, cùng những người nông dân khác ra ruộng lúa từ sáng tinh mơ. Nhìn khung cảnh lúa non tươi tốt trước mặt, ông vô cùng xúc động, vì vậy muốn chia sẻ, gửi gắm những dòng tâm tư của mình vào đoạn clip ngắn.
“Tôi đang ở trên cánh đồng lúa tuyệt đẹp của mình và vô cùng lo lắng về cơn bão sắp quét qua. Tôi chẳng thể nào biết được điều gì sẽ xảy ra vào ngày mai. Tôi chỉ muốn ghi lại khoảnh khắc đẹp đẽ này mà thôi. Hy vọng, khi bão vào đến đây, nó sẽ suy yếu. Mong bề trên sẽ ban phước lành cho tất cả mọi người. Làm nông dân thật khó quá”.
Ông Felix muốn lưu giữ lại khung cảnh tuyệt đẹp này vì ngay mai sẽ chẳng biết ra sao. (Ảnh: Felix Pangibitan)
Những lời chia sẻ của ông Felix đã chạm vào trái tim của nhiều người. Ông Felix đã nói lên tiếng lòng của biết bao người nông dân trên khắp thế giới. Bởi làm nông thực sự không phải là một công việc dễ dàng.
Nông dân là một nghề vô cùng vất vả. (Ảnh minh hoạ: Wiki)
Người nông dân “bán mặt cho đất, bán lưng cho trời”, vất vả quần quật cả ngày trên ruộng đồng chỉ hy vọng sẽ thu hoạch được một vụ mùa bội thu. Ấy thế nhưng chỉ cần một dịch bệnh nào đó gây hại cho mùa màng, một trận mưa lớn kéo dài nhiều tiếng đồng hồ hay một cơn bão quét qua có thể thổi bay công sức mà họ cố gắng biết bao lâu.
Những người nông dân luôn mong muốn được mùa màng bội thu. (Ảnh: Đại Đoàn Kết)
Philippines là một quốc đảo với hơn 7.600 hòn đảo, trung bình hàng năm quốc gia này chịu ảnh hưởng bởi 20 cơn bão nhiệt đới gây ra lũ lụt và sạt lở đất nghiêm trọng. Đặc biệt vào năm 2013, cơn bão Haiyan, một trong những siêu bão mạnh nhất từng được ghi nhận trong lịch sử khiến 6.300 người không qua khỏi. Do vậy, những người dân ở quốc gia này vô cùng lo lắng mỗi khi bão về.
Video đang HOT
Người dân Philippines được sơ tán để tránh bão Noru. (Ảnh: Reuters)
Sau khi bão Noru đi qua Philippines, dự báo nó sẽ đổ bộ trực tiếp vào các tỉnh từ Quảng Bình đến Bình Thuận ở Việt Nam. Phó thủ tướng Lê Văn Thành Trưởng Ban Chỉ đạo quốc gia về phòng, chống thiên tai đã yêu cầu các địa phương không được phép chủ quan. Không chỉ cần đảm bảo an toàn cho con người, phương tiện mà các địa phương còn phải bảo vệ hoa màu, thủy sản cho bà con; sẵn sàng lương thực, thực phẩm đủ để hỗ trợ dân trong trường hợp bị chia cắt bởi bão. Các tỉnh từ Quảng Bình – Bình Thuận đã rà soát các phương án và sẵn sàng sơ tán 868.230 người dân đến các khu vực an toàn.
UBND các tỉnh thành đang kêu gọi tàu thuyền vào bờ tránh bão. (Ảnh: Báo Chính Phủ)
Người dân gia cố nhà cửa để tránh gió lớn có thể gây đổ sập nhà. (Ảnh: Tạp chí Nhân Đạo)
Siêu bão Noru là một cơn bão có những diễn biến khó lường. Vì vậy công tác chuẩn bị ứng phó với bão phải thật khẩn trương, cẩn thận để tránh những thiệt hại nặng nề.
Hiện nay, các hiện tượng thời tiết cực đoan, thiên tai, bão lũ, động đất, sóng thần đang xảy ra ngày một phổ biến. Nguyên nhân được chỉ ra là do biến đổi khí hậu toàn cầu, ô nhiễm môi trường, đặc biệt do hoạt động sản xuất và sinh hoạt của con người đã khiến tình trạng này ngày càng nặng nề hơn. Những hiện tượng thời tiết thất tường, thiên tai liên miên diễn ra đã ảnh hưởng trực tiếp đến đời sống của con người, thiệt hại nặng nề cả về người và của. Do vậy, chúng ta cần chung tay bảo vệ môi trường, giảm phát thải khí nhà kính, hạn chế rác thải nhựa,… để phần nào giảm bớt “sự giận dữ của mẹ thiên nhiên”.
Cô gái Hải Dương theo chồng sang Angola làm bác sĩ, ngày khám chữa bệnh, tối làm nông dân
Đã 7 năm ở Angola, vợ chồng Quỳnh vẫn ngày ngày miệt mài thực hiện sứ mệnh nhân đạo.
Sang Angola làm bác sĩ
Sau khi sinh con gái đầu lòng được 10 tháng ở Việt Nam, Nguyễn Thị Quỳnh (SN 1990, quê Hải Hương) lại cùng chồng thu xếp trở lại Angola, để em bé lại cho ông bà nội ngoại chăm giúp. Cô chấp nhận cuộc sống xa gia đình, xa quê hương để quay lại mảnh đất cằn cỗi ở Nam Phi lần thứ 2, tiếp tục thực hiện sứ mệnh cao cả của một lương y. Hiện 2 vợ chồng Quỳnh đang làm chuyên gia y tế của bệnh viện ở tỉnh Cuanza Norte, Angola.
Vợ chồng anh Quyết - chị Quỳnh đang sống tại Angola.
Trước đây, khi đang học ĐH Y Dược Hải Phòng, Quỳnh gặp và quen anh Nguyễn Xuân Quyết (SN 1990, quê Thanh Hoá). Quyết tốt nghiệp chuyên ngành Chẩn đoán hình ảnh còn Quỳnh là bác sĩ chuyên khoa mắt. Tuy nhiên thời điểm ấy, gia đình Quỳnh không chấp nhận cho cả hai phát triển mối quan hệ yêu đương và thúc giục chị sang Angola để tách họ ra. Nhưng khi Quỳnh chưa kịp đi thì Quyết đã đi trước.
Chàng rể Hải Dương tâm sự: "Lúc đó 2 vợ chồng mới ra trường, bị phía nhà vợ cấm không cho yêu nhau và muốn vợ sang Angola để tách cả hai ra. Nhưng không ngờ là mình đã "đi ngầm" trước đó rồi. Sau khi qua được 10 tháng thì Quỳnh bay sang. Khi 2 đứa sang đến nơi thì lúc đó cả hai gia đình mới phát hiện ra".
Quỳnh cũng cười mỉm khi nhớ lại quãng thời gian khó khăn đó: "Lúc đó tuổi trẻ mà. Mình sang khám phá mọi thứ, cũng sợ nhưng cảm thấy hứng thú nhiều hơn". Cặp đôi đăng ký theo diện tự nguyện sang Angola làm việc theo chương trình hợp tác của Bộ Y tế.
Trước khi đi, hai vợ chồng Quỳnh đã phải mất một năm để chuẩn bị từ việc học tiếng Bồ Đào Nha, kỹ năng sinh tồn trong môi trường địa lý, thời tiết khắc nghiệt...
Cô gái Hải Dương chia sẻ, ở Angola sợ nhất hai thứ: Một là cướp bóc, hai là bệnh sốt rét. Bản thân Quỳnh mới qua cũng đã trải qua 2 lần mắc phải căn bệnh nguy hiểm, thế nên chị thường vẫn đùa rằng bản thân thấy "sợ ốm" hơn là sự thiếu thốn về vật chất.
"Bản thân mình là bác sĩ thật nhưng bên này rất nhiều bệnh truyền nhiễm. Dù có phòng tránh mấy thì vẫn khó tránh khỏi. Đa phần ai qua đây cũng sẽ bị sốt rét 1 lần. Nếu ai sức đề kháng kém sẽ bị sốt rét "vật" cho rất mệt", Quyết cho hay.
Ông bố trẻ cho hay, mức lương y tế bên Angola đứng cao hơn các ngành nghề khác. Tuy nhiên mức độ áp lực lại khó so sánh vì vật chất, nhân sự ở Angola vô cùng thiếu thốn, một người có thể phải "ôm đồm" nhiều việc.
Hai vợ chồng học cách hòa nhập tại Angola
Khi hết thời gian 3 năm công tác, Quyết về Hải Dương xin phép gia đình hai bên tiến tới chuyện làm đám cưới. Sau khi sinh bé gái đầu lòng, Quỳnh và Quyết lại lên đường sang Nam Phi, mặc sự lo lắng và ngăn cản của bố mẹ.
Bác sĩ hóa nông dân, "phủ xanh" vườn
Một ngày của vợ chồng Quỳnh bắt đầu từ 8h sáng đến 15h chiều. Tất cả các ngày trong tuần đều làm theo giờ hành chính, ngoài ra sẽ đăng ký theo ca trực. Nhưng vì là bệnh viện duy nhất của tỉnh nên có nhiều ca cấp cứu ngoài giờ làm. Điện thoại của Quỳnh - Quyết luôn trong trạng thái 24/7 để "sẵn sàng" tới viện hỗ trợ.
"Ngần đó năm sinh hoạt có rất nhiều kỷ niệm, vui, buồn có rất nhiều. Người dân rất chào đón mình, đặc biệt họ rất thích bác sĩ. Dù chưa biết mình làm ở đâu nhưng nghe mình là bác sĩ, họ thích lắm, nhiệt tình, cởi mở. Với người Việt Nam lại càng niềm nở hơn.
Thi thoảng mình làm đồ ăn Việt, mời người dân Angola ăn như nem rán, các loại nộm, đồ chiên rán... Đa phần họ rất thích ăn nhưng cũng có một số không hợp", anh Quyết nói.
Vườn rau xanh của hai vợ chồng Quỳnh
Ngoài giờ làm, hai vợ chồng lại về chăm bẵm mảnh vườn nhỏ, trồng đủ loại cây trái, hoa quả ở Việt Nam. Từ rau muống, đậu, cà tím, bí cho tới ngô, lạc, mướp đắng, bắp cải, cà chua..., ngoài ra còn nuôi thêm cả đàn gà nhỏ.
Mảnh đất nhỏ cạnh nhà được Quyết dày công vun xới. Ngày khám chữa bệnh ở viện, chiều về, anh lại xắn quần, đeo đôi ủng xuống vườn cuốc đất. Nhờ kinh nghiệm trồng trọt và sự kiên nhẫn, tỉ mỉ, rau trái xanh mướt, thu hoạch quanh năm.
"Chỉ có một số tỉnh nóng hơn chút thôi còn thời tiết ở Angola khá dễ chịu, mát mẻ nên thích hợp cho việc trồng trọt", Quyết nói.
Điều khiến Quyết lưu luyến nhất là sự chân chất của người dân nơi đây, tuy nghèo, thiếu thốn nhưng rất giàu tình cảm. Anh luôn tìm cách hỗ trợ họ ngoài giờ làm việc. Quyết kể, anh quen một chàng trai Angola tên Atony, đông con nhưng nhà rất nghèo, cả nhà ăn chuối luộc quanh năm. Thương cảm cho hoàn cảnh nên Quyết nhiệt tình xuống giúp Atony, dạy anh cách trồng trọt, cách làm ăn, xây dựng một số công trình cho gia đình chàng trai nghèo.
Tình yêu dành cho đất nước, con người Angola giúp 2 vợ chồng trẻ nhen nhóm ý định thành lập một kênh Youtube, chia sẻ về văn hóa nơi đây. Tranh thủ ngày nghỉ và thời gian rảnh rỗi, anh Quyết lại quay video về cuộc sống của người dân Angola, đăng tải trên mạng xã hội.
Quyết mang bản sắc của Việt Nam đến với người dân châu Phi
Do dịch Covid-19 nên đã hơn 2 năm, Quỳnh và Quyết đều chưa về Việt Nam thăm nhà. Anh vẫn đùa vui rằng, con gái 3 tuổi đã "quên mặt" bố mẹ và giờ không còn đòi bế hay nhõng nhẽo mỗi khi gọi điện qua video nữa.
"Để con lại cho ông bà cũng áy náy, nhưng đành chấp nhận. Gia đình hai bên cũng trông ngóng con cái về nhưng biết công việc 2 vợ chồng là bác sĩ nên dù nhớ nhưng cũng không giục.
Giờ tụi mình vẫn chưa có dự định gì trong tương lai vì vẫn muốn ở đây để giúp đỡ cho y tế Angola một thời gian nữa. Y tế cần nhân lực và còn nhiều dịch bệnh nguy hiểm, mong sẽ góp chút công sức nho nhỏ. Có lẽ 2 vợ chồng chờ con lớn thêm một chút sẽ về Việt Nam sau", Quyết cho hay.
Yasuy: Hiện tượng Vietnam Idol giờ là anh nông dân hiền lành Yasuy chính là cậu học trò người Chu Ru được ca sĩ Mỹ Tâm quý mến trong cuộc thi Vietnam Idol. Anh từng là hiện tượng thời điểm ấy và sau 10 năm cuộc sống của Yasuy ra sao? Yasuy: Chàng trai Chu Ru và hành trình đến Vietnam Idol Ya Suy là người Chu Ru, sinh ra và lớn lên tại vùng...