Người nông dân kiếm hàng triệu USD từ việc livestream bán trái cây trên TikTok
Vào năm 2018, Jin Guowei vẫn chìm trong các khoản nợ và làm nghề bán trái cây cho khách du lịch trên đường phố Lệ Giang, Vân Nam.
Anh Jin Guowei trong một buổi livestream. (Ảnh: Liang Taiping)
Tuy nhiên, tình thế đã thay đổi khi bây giờ anh trở thành một cơn sốt trên internet với 7,3 triệu người theo dõi và thu về 300 triệu nhân dân tệ (46 triệu USD) vào năm 2020. Anh thu về 6 triệu nhân dân tệ từ việc bán lựu trong 20 phút.
Đây chính là ví dụ về xu hướng khởi nghiệp ngày càng tăng ở nông thôn Trung Quốc. Nông dân và những người bán hàng nông sản ở các tỉnh bán hàng cho khách hàng thành thị thông qua các buổi livestream và các video ngắn. Doanh thu do những người sáng tạo nội dung nông thôn tạo ra trên ứng dụng Douyin của ByteDance – ứng dụng tương tự như TikTok đã tăng gấp 15 lần so với cùng kỳ năm ngoái.
Một nông dân khác tên Guo Chengcheng tương tác với 2,5 triệu người hâm mộ Douyin trên chính cánh đồng của mình, thu hoạch sản phẩm trong khi người tiêu dùng có thể nhấn vào một liên kết trên màn hình để mua sản phẩm. Trước đây, cô cũng bán hàng trên WeChat với khoảng 100 đơn đặt hàng mỗi ngày. Hiện tại, cô nhận tới 50.000 đơn đặt hàng mỗi lần phát trực tiếp, kiếm được ít nhất 9 triệu nhân dân tệ mỗi tháng.
Theo Douyin, 54% những người có ảnh hưởng (influencer) ở nông thôn là những người trẻ tuổi hồi hương.
Đại dịch đã thúc đẩy sự thay đổi này, khiến hơn 23 triệu người lao động nhập cư phải ở lại quê hương. Khi hệ thống giao thông của quốc gia đình trệ, các sản phẩm nông nghiệp tồn đọng trong kho lưu trữ. Trong khi đó, người tiêu dùng lại nấu ăn nhiều hơn bao giờ hết. Do đó, nhu cầu đối với hàng tươi sống trực tuyến tăng nhanh và thương mại điện tử đã mang đến cho nông dân cơ hội trở thành triệu phú.
Một người bán hoa quả tên Jin cho biết: “Những khoảnh khắc đời thường ở những ngôi làng cũng có thể tạo thành những nội dung trực quan thú vị bởi đó là những gì người dân thành phố không có và họ muốn xem.”
Số lượng nông dân livestream ở Trung Quốc đang tăng nhanh chóng. Hơn 100.000 nông dân đã phát trực tiếp 2,52 triệu lần trên Taobao Live trong năm tài chính kết thúc vào tháng 3. Những người sáng tạo nội dung nông nghiệp của Douyin có hơn 10.000 người theo dõi đã tăng gấp 6 lần trong giai đoạn 2019 – 2020 so với giai đoạn trước đó.
Để vận chuyển mặt hàng nông sản, nông dân phải sử dụng hệ thống vận chuyển của các công ty thương mại điện tử lớn như JD Logistics hay Cainiao của Alibaba hay đơn vị vận chuyển SF Express. Tất nhiên, nông dân vẫn gặp nhiều rủi ro khi bán hàng trực tiếp. Khách hàng có thể yêu cầu hoàn tiền đối với hàng hóa bị hư hỏng. Cạnh tranh ngày càng tăng và chi phí giao hàng cao hơn khiến lợi nhuận giảm nhưng lợi nhuận từ việc tăng đơn đặt hàng và khách hàng trung thành có thể bù đắp được những khó khăn trước đó của họ.
Bí quyết thành công của nông dân là sự pha trộn giữa nỗi nhớ thiên nhiên của cư dân thành phố, sự mất lòng tin vào các khu chợ truyền thống và những nét mộc mạc độc đáo.
Clip: Nông dân khiến dân mạng cười lăn vì khoe sầu riêng đột biến
Một đoạn clip khoe trái sầu riêng đột biến được một chủ vườn tại Đắk Lắk chia sẻ đã thu hút sự chú ý của cư dân mạng.
Mở đầu đoạn clip được đăng tải lên Tiktok, chủ vườn khoe nhẹ là dạo này quả sầu riêng rụng nhiều quá nên cứ sáng sáng phải ra vườn thị sát, thu hoạch về. Nhưng giật gân hơn là trong lúc đi thăm vườn, anh bắt gặp một trái sầu riêng đột biến.
Một quả bơ chín mọc ra trên một cây sầu riêng, ngay bên cạnh một quả sầu riêng khác. Người chủ vườn vui tính đã khiến nhiều người xem cười lăn lóc. Trong lúc tếu táo vui đùa trên môi trường mạng, một trong số khán giả còn mạnh dạn trả giá 14 tỷ để rước em sầu riêng đột biến này về để sĩ với đời.
Chuyến tàu chở gia súc độc đáo ở Trung Quốc Đoàn tàu tốc độ thấp ở tỉnh Tứ Xuyên, Trung Quốc, giúp người nông dân vận chuyển gia súc lên thành phố. Giá vé thấp nhất rơi vào khoảng 0,3 USD.