Người nhiễm nCoV ở Đức vượt 120.000
Đức ghi nhận thêm hơn 2.821 ca nhiễm nCoV, nâng tổng số lên 120.479, đánh dấu ngày thứ hai số ca nhiễm mới giảm trở lại.
Viện Robert Koch Institute (RKI), cơ quan phụ trách kiểm soát và phòng ngừa dịch bệnh Đức, hôm nay cho biết thêm 129 người chết và nâng tổng số ca tử vong vì Covid-19 tại nước này lên 2.673.
Số ca nhiễm và tử vong mới đều thấp hơn ngày 11/4, thời điểm kết thúc đà tăng số ca trong 4 ngày liên tiếp tại Đức. Dù ghi nhận số ca nhiễm cao thứ tư thế giới và thứ ba châu Âu, Đức được đánh giá là chống Covid-19 tốt hơn nhiều nước trong khu vực như Pháp và Italy.
Người dân ở trung tâm thủ đô Berlin của Đức hôm 10/4. Ảnh: AFP.
Thủ tướng Angela Merkel khẳng định các biện pháp cách biệt cộng đồng giúp làm chậm tốc độ lây lan virus, song cảnh báo Đức “chưa an toàn” trước đại dịch. Bà đang chờ khuyến nghị từ Viện Hàn lâm Khoa học Quốc gia Đức trước khi cân nhắc nới lỏng lệnh hạn chế đi lại và những biện pháp cách biệt cộng đồng ban hành từ giữa tháng 3.
Giám đốc RKI Lothar Wieler trước đó cũng tỏ ra thận trọng khi nói còn quá sớm để Đức tuyên bố chiến thắng trước Covid-19 dù tốc độ lây lan có xu hướng chậm lại.
Video đang HOT
Đa số công chúng Đức tán thành cách tiếp cận của Thủ tướng Merkel với cuộc khủng hoảng do nCoV gây ra với chiến lược “truyền thông minh bạch” cùng gói hỗ trợ kinh tế chưa từng có. Tuy nhiên, một số quan chức Đức đã yêu cầu thảo luận mở về kế hoạch tái khởi động nền kinh tế sau thời gian trì trệ vì đại dịch.
Giáo sư Alexandre Kekule, chuyên gia bệnh dịch tại Đại học Halle của Đức, đề xuất gỡ bỏ lệnh phong tỏa theo ba bước và xây dựng “miễn dịch cộng đồng” nhằm hạn chế thiệt hại kinh tế. Thủ tướng Merkel đã bác bỏ khả năng này, cho rằng nước Đức không thể mất cảnh giác. “Chúng ta có thể nhanh chóng phá hủy mọi thứ đã đạt được”, bà phát biểu trên truyền hình hồi giữa tuần.
Covid-19 khởi phát từ Trung Quốc vào tháng 12/2019, xuất hiện tại hơn 200 quốc gia và vùng lãnh thổ với gần 1,8 triệu ca nhiễm nCoV, hơn 108.000 người chết và hơn 401.000 người đã hồi phục.
Vũ Anh
Phát hiện nơi Covid-19 "sinh sôi nảy nở" nhiều nhất trong cơ thể người
Nhiều người nghĩ rằng Covid-19 chỉ nhân lên nhiều nhất tại phổi, do phổi người nhiễm có các thụ thể tương thích giúp hỗ trợ quá trình xâm nhập của virus. Tuy nhiên, thực tế không hẳn như vậy.
Các nhà khoa học tại Đức mới đây chỉ ra rằng, số lượng Covid-19 cũng phát triển mạnh mẽ trong cổ họng của người nhiễm. Điều này là một trong những nguyên nhân quan trọng giải thích lý do vì sao Covid-19 có khả năng lây lan mạnh hơn nhiều lần hơn so với SARS do việc bị nhiễm virus từ các giọt bắn từ cổ họng là rất dễ dàng.
Nghiên cứu nói trên đã được công bố trên tạp chí y khoa Nature.
Nhóm các nhà nghiên cứu đến từ Berlin, Munich và Cambridge cho rằng, Covid-19 có thể dễ dàng lây nhiễm qua các giọt bắn chứa mầm bệnh. Vì vậy, việc ngăn chặn cách thức lây truyền này phải là một trong những ưu tiên hàng đầu và rõ ràng đeo khẩu trang có tác dụng ngăn ngừa khả năng lây nhiễm virus.
Nghiên cứu cũng chỉ ra khác biệt đáng kể về số lượng nhân lên giữa Covid-19 và SARS. Theo đó, số lượng Covid-19 trong cơ thể người sẽ đạt cực đại vào ngày thứ 5 sau khi bị nhiễm virus và cao gấp 1.000 lần nồng độ của SARS khi đạt đỉnh.
Một người đang được lấy mẫu xét nghiệm Covid-19 (ảnh: SCMP)
Covid-19 cần các thụ thể tương thích trong cơ thể người để có thể dễ dàng xâm nhập vào phổi. Thụ thể này có tên gọi là ACE2, xuất hiện nhiều ở vùng hô hấp dưới (khí quản, phế quản và phổi). Điều này khiến nhiều người cho rằng, Covid-19 chỉ nhân lên mạnh mẽ ở phổi.
Tuy nhiên theo nghiên cứu của các nhà khoa học Đức, mặc dù có ít thụ thể ACE2 hơn phổi, nhưng cổ họng lại là nơi Covid-19 gia tăng số lượng mạnh không kém.
Bộ Y tế khuyến cáo về việc cách ly, theo dõi sức khỏe trong phòng chống Covid-19:
- Đối với những người tiếp xúc gần với bệnh nhân dương tính với Covid-19: Phải cách ly ngay tại cơ sở y tế trong vòng 14 ngày, đồng thời lấy mẫu bệnh phẩm để xét nghiệm.
- Đối với người tiếp xúc với người tiếp xúc gần với bệnh nhân dương tính với Covid-19: Cách ly, theo dõi sức khỏe tại nhà, nơi lưu trú, cư trú trong vòng 14 ngày và thông báo với chính quyền cơ sở (phường, xã, thị trấn) và phải theo dõi chặt chẽ tình hình sức khỏe. Nếu thấy có biểu hiện sốt, ho, hắt hơi, sổ mũi, mệt mỏi, ớn lạnh hoặc khó thở thì lập tức cho cách ly ngay tại cơ sở y tế và lấy mẫu bệnh phẩm để xét nghiệm.
- Thường xuyên đeo khẩu trang, che miệng khi ho, hắt hơi.
- Rửa tay bằng xà phòng liên tục để tránh nguy cơ lây truyền bệnh cho những người khác.
- Chia sẻ lịch trình di chuyển của bản thân với nhân viên y tế.
- Gọi ngay đến đường dây nóng thông báo thông tin: 19003228 và 19009095.
Vương Nam
Số ca mắc mới Covid-19 tại Đức tăng ngày thứ 3 liên tiếp Sau vài ngày có dấu hiệu chững lại, số ca mắc mới Covid-19 ở Đức đã tăng trở lại ngày thứ 3 liên tiếp, số ca thiệt mạng cũng đã vượt mốc 2.000 người. Số liệu chính thức được Viện Robert Koch, Cơ quan kiểm soát dịch bệnh liên bang Đức, công bố vào đầu giờ sáng nay theo giờ địa phương cho...