Người nhiễm Covid-19 được cho là khỏi bệnh khi đạt những tiêu chuẩn nào?
Người nhiễm dịch Covid-19 được cho là khỏi bệnh khi đạt 5 tiêu chuẩn về sức khỏe mà Bộ Y tế đưa ra.
Các tiêu chuẩn xác định khỏi bệnh Covid-19
Người bệnh được xác định khỏi Covid-19 hoàn toàn khi đáp ứng đầy đủ các tiêu chuẩn của Bộ Y tế (Ảnh minh họa)
Thông tin mới nhất về dịch bệnh Covid-19 cho thấy, đến sáng nay 25/2 bệnh nhân thứ 16 nhiễm loại virus này ở Việt Nam đã cho kết quả âm tính.
Nam bệnh nhận tại Vĩnh Phúc sẽ tiếp tục được theo dõi và nếu không có diễn biến bất thường sẽ xuất viện trong vài ngày tới.
Theo thông tin từ Bộ Y tế, người mắc Covid-19 được cho là khỏi bệnh và xuất viện phải đáp ứng đầy đủ các tiêu chuẩn sau:
- Hết sốt ít nhất 3 ngày.
- Các triệu chứng lâm sàng cải thiện, toàn trạng tốt.
- Các dấu hiệu sinh tồn ổn định, chức năng các cơ quan bình thường.
Video đang HOT
- Xét nghiệm máu trở về bình thường, X-quang phổi cải thiện.
- Bên cạnh đó, 2 mẫu bệnh phẩm (lấy cách nhau ít nhất 1 ngày) xét nghiệm âm tính với SARS-CoV-2.
Người bệnh Covid-19 có nguy cơ bị tái nhiễm không?
Trả lời câu hỏi này trên báo VietnamNet, BS Trương Hữu Khanh – Trưởng khoa Nhiễm, Bệnh viện Nhi đồng 1, TP.HCM khẳng định khi đã xác định khỏi hoàn toàn Covid-19 thì rất khó có nguy cơ tái nhiễm ngay sau đó vì kháng thể có thể tồn tại trong cơ thể từ 6 tháng tới 2 năm hoặc vĩnh viễn.
Do vậy, Bác sĩ Khanh khẳng định, người dân không cần quá lo nguy cơ này. Bởi tiêu chuẩn xét nghiệm của chúng ta là cho kết quả âm tính 2 lần liên tiếp, cách nhau một vài ngày, rồi mới xem xét xuất viện. Tất cả bệnh nhân ở Việt Nam khi xuất viện đều đã chắc chắn sạch virus hoàn toàn và không có khả năng tái nhiễm hay lây lan cho cộng đồng trong thời gian tới. Các trường hợp bệnh nhân hết ho, sốt từ lâu, thậm chí có người chỉ ho nhẹ một ngày rồi thôi vẫn phải nằm viện nhiều ngày rồi cho chắc chắn hết hẳn rồi mới được xét nghiệm.
Ở Việt Nam các bệnh nhân nghi nhiễm Covid-19 mà chưa phát bệnh đều phải cách ly 14 ngày, thực hiện khám chữa bệnh theo quy chuẩn, khi nào phát bệnh mới xét nghiệm để mang lại kết quả chính xác nhất.
Theo số liệu cập nhật lúc 9h30 ngày 25/2 trên thế giới đã có 80.149 người mắc, 2.701 người tử vong, trong đó: Lục địa Trung Quốc 2.663 người tử vong; Hồng Kông 02 người tử vong; Đài Loan 01 người tử vong; Phillippines 01 người tử vong; Nhật Bản 01 người tử vong; Pháp 01 người tử vong; Iran 12 người tử vong; Tàu Diamond Princess 04 người tử vong; Hàn Quốc 09 người tử vong; Ý 07 người tử vong.
Ở Việt Nam ghi nhận 16 trường hợp dương tính với Covid-19 và đã điều trị khỏi cả 16 trường hợp.
Theo giadinhvietnam
Chăm sóc "hệ thống phòng thủ" tự nhiên
Hệ miễn dịch khỏe mạnh là một trong những vũ khí quan trọng nhất để chống lại các căn bệnh chưa có thuốc điều trị đặc hiệu như Covid-19
Hệ miễn dịch mạnh liên quan đến nhiều thứ như: cách bạn ăn, ngủ, tập luyện, sinh hoạt...
Ăn những thực phẩm giàu vitamin
Trong vấn đề dinh dưỡng, con người thường được khuyên đừng quên chăm uống cam, chanh để tăng cường sức đề kháng trong việc phòng bệnh lẫn trong giai đoạn chữa bệnh. Theo bác sĩ (BS) chuyên khoa (CK) II Nguyễn Minh Tiến, Phó Giám đốc Bệnh viện (BV) Nhi Đồng Thành Phố, đó là vì vitamin C quan trọng cho hệ miễn dịch nhưng không có nghĩa không cần bổ sung các vitamin khác.
"Thực ra mỗi loại vitamin có giá trị nhất định đối với hệ miễn dịch - sức đề kháng của con người" - BS Tiến nhấn mạnh. Vitamin C đứng đầu bảng vì nó là chất cần thiết cho nhiều hoạt động của hệ miễn dịch, ví dụ như tăng cường sản xuất interferon giúp chống lại một số virus, như virus gây cúm mùa, giúp thành mạch và các niêm mạc khỏe mạnh.
Vitamin A lại giúp hệ thống niêm mạc đường hô hấp khỏe mạnh, vì vậy nếu được bổ sung đầy đủ, bạn sẽ giảm nguy cơ đối với các bệnh đường hô hấp. Vitamin A cũng giúp tăng cường miễn dịch. Vitamin nhóm B cần thiết cho hệ tiêu hóa và các hoạt động thần kinh. Hệ thần kinh là cơ quan điều phối các hoạt động của cơ thể, bao gồm hệ nội tiết, hệ miễn dịch...
Vitamin D cần thiết để bạn có hệ xương chắc khỏe, điều kiện cần thiết để dễ dàng tập thể dục và vận động linh hoạt, qua đó giúp tăng cường hệ miễn dịch. Vitamin E nổi tiếng với khả năng chống ôxy hóa, giúp các tế bào được khỏe mạnh, từ đó cũng tăng cường hệ miễn dịch.
"Đừng quá chăm chú vào chỉ một loại vitamin vì quá thừa cũng không tốt. Cách tốt nhất để không thiếu, không thừa là bổ sung bằng cách ăn những thực phẩm giàu vitamin. Nếu bạn không biết cái nào giàu vitamin gì thì chỉ cần nhớ một nguyên tắc duy nhất: ăn nhiều và đa dạng các loại rau củ, trái cây và chịu khó phơi nắng sớm!" - BS Nguyễn Minh Tiến khuyên.
Người lớn tuổi cần thường xuyên tập thể dục vừa sức trong công viên lúc sáng sớm, khi nắng còn nhẹ sẽ giúp cơ thể gia tăng sức đề kháng trong mùa dịch bệnh. (Ảnh chỉ có tính minh họa) - Ảnh: HOÀNG TRIỀU
Đừng nghĩ mình yếu!
BSCK II Trương Quang Anh Vũ, Trưởng Phòng Kế hoạch Tổng hợp BV Thống Nhất (TP HCM), cho biết ngay cả người lớn tuổi, người có bệnh nền làm hệ miễn dịch suy yếu, vẫn có cách để cơ thể khỏe mạnh hơn.
"Đó là một chế độ dinh dưỡng cân bằng, nhiều rau và trái cây, uống đủ nước, tập thể dục vừa sức và thường xuyên, kèm với việc quản lý bệnh nền thật tốt" - BS Anh Vũ tư vấn. Bệnh nền đường hô hấp như viêm phổi tắc nghẽn mạn tính khiến bạn dễ nặng hơn khi bị viêm hô hấp cấp, đái tháo đường làm suy giảm miễn dịch... Càng có bệnh càng phải cố gắng cẩn trọng. Trong mùa dịch bệnh phải tránh đám đông thì hãy chuyển sang tập thể dục trong nhà, trong vườn, trong công viên vắng, sáng sớm khi nắng còn nhẹ.
Ngoài ra, người lớn tuổi hay mất ngủ ban đêm nhưng lại cảm thấy dễ ngủ ban ngày, ví dụ buổi trưa. Hãy cứ ngủ theo nhu cầu cho đủ 8 tiếng/ngày.
BS Trương Quang Anh Vũ nhấn mạnh: "Không nên suy nghĩ người lớn tuổi là yếu, người trẻ thì khỏe nên cứ chủ quan. Một người trẻ mà sống thiếu lành mạnh, ăn uống không điều độ, lười vận động thì khả năng miễn dịch vẫn có thể kém hơn người cao tuổi khỏe mạnh, chơi thể thao đều đặn, dinh dưỡng tốt".
Tương tự với 2 đối tượng được cho là khả năng đề kháng yếu là thai phụ và trẻ sơ sinh. Theo BSCK II Nguyễn Bá Mỹ Nhi, Phó Giám đốc BV Từ Dũ (TP HCM), cần cẩn thận chứ không nên sợ hãi, thai phụ chú ý tránh đám đông, rửa tay thường xuyên, đừng ru rú trong phòng. Thai phụ, sản phụ và trẻ sơ sinh cần phơi nắng một chút vào mỗi sáng và giữ chỗ ở được thông thoáng, sạch sẽ.
BS Trương Hữu Khanh, Trưởng Khoa Nhiễm BV Nhi Đồng 1 (TP HCM), lưu ý các bà mẹ nên cho con tiêm ngừa. Hiện nay, có nghiên cứu cho rằng khi tiêm những vắc-xin sống như vắc-xin sởi sẽ tạo ra miễn dịch chéo, giúp trẻ em (nhất là trẻ dưới 9 tuổi) tránh bị nhiễm virus corona mới. Trẻ em mới tiêm tác dụng mạnh, người lớn đã tiêm quá lâu nên miễn dịch chéo nếu có đã giảm nhiều. Tuy nhận định trên vẫn còn chờ nghiên cứu hoàn thiện thêm nhưng việc cho trẻ đi tiêm ngừa là điều nên làm ngay, vì bệnh sởi hiện vẫn là mối nguy lớn cho trẻ.
Cần tiêm vắc-xin đầy đủ
Theo BSCK II Nguyễn Minh Tiến, nhiều người không dám đi tiêm vắc-xin vì sợ sẽ bị sốt (nhất là với trẻ nhỏ) khi đó cơ thể sẽ yếu, nguy hiểm hơn trong mùa dịch Covid-19. Đây là suy nghĩ không đúng, ngược lại tiêm đủ thì hệ thống miễn dịch cơ thể mới khỏe. Ví dụ, tiêm cúm, thủy đậu... tuy không ngừa được virus corona mới nhưng sẽ giúp bạn hoặc trẻ không bị cúm, thủy đậu trong mùa dịch. Nên nhớ người đang có bệnh là đối tượng dễ bị các bệnh dịch tấn công nhất.
ANH THƯ
Theo Người lao động
Chuyên gia Việt Nam nhận định gì về khả năng người bệnh tái nhiễm Covid-19? Nhiều thông tin từ giới y khoa quốc tế cảnh báo về khả năng người bệnh tái nhiễm Covid-19. Các chuyên gia ở Việt Nam nhận định vấn đề này ra sao? Như thông tin đã đăng tải trên Báo Thanh Niên, giữa lúc dịch Covid-19 chưa được khống chế, ông Triệu Kiến Bình, Trưởng khoa Hô hấp và Bệnh truyền nhiễm, Bệnh...