‘Người nhện’ treo cờ hòa giải trên nóc nhà cao tầng Hong Kong
Nhà leo núi người Pháp Alain Robert, biệt danh là “Người nhện”, đã treo một lá cờ trên một trong những tòa nhà chọc trời của Hong Kong để kêu gọi chính phủ Trung Quốc và người dân “ Hương cảng” hòa giải, trong bối cảnh bạo lực và chia rẽ dân tộc leo thang.
Tòa nhà cao tầng, nơi “người nhện” Alain Robert treo lá cờ đặc biệt, thuộc về ông trùm tài phiệt Li Ka-Shing, người cũng đã nhiều lần kêu gọi chấm dứt các cuộc biểu tình tại Hong Kong.
“Có lẽ những gì tôi làm có thể làm giảm nhiệt và có thể tạo ra một nụ cười. Dù sao đó cũng là hy vọng của tôi”, ông Robert nói trong một tuyên bố.
Một đoạn video ghi lại cảnh một người đàn ông trong thiết bị leo núi đang chinh phục tòa nhà cao tầng và treo một tấm vải dài in hình cờ của Trung Quốc và Hong Kong, bên dưới là hình ảnh một cái bắt tay mang tính biểu tượng, như một lời kêu gọi hòa bình sau nhiều tháng biểu tình nhằm phản đối dự luật dẫn độ và chính quyền đặc khu.
Video đang HOT
Người dân ở Hong Kong ban đầu đã xuống đường vào đầu tháng 6 để phản đối việc thông qua dự luật cho phép dẫn độ công dân đến các khu vực tài phán mà không có thỏa thuận dẫn độ trước với Hong Kong, bao gồm cả Trung Quốc đại lục. Mặc dù chính quyền tuyên bố dự luật đã “chết”, nhưng làn sóng biểu tình vẫn lan rộng.
Giữa những chỉ trích từ Mỹ và Anh, chính phủ Trung Quốc đã kêu gọi các cường quốc phương Tây ngừng can thiệp vào công việc nội bộ của nước này.
Huy Vũ
Theo ngaynay/Sputnik
Trung Quốc chính thức cáo buộc Mỹ 'giật dây kích động tại Hồng Kông'
Tình hình khủng hoảng tại Hồng Kông đã được đẩy lên một nấc mới khi người biểu tình đã phong tỏa sân bay vào hôm qua, 12.8. Người của Bộ ngoại giao Trung Quốc đã lên tiếng đổ lỗi cho Washington.
Biểu tình lớn tại Hồng Kông
Trong buổi hợp báo của Bộ ngoại giao Trung Quốc hôm qua, phóng viên đã đặt câu hỏi: "CIA trong quá khứ đã tham gia vào các cuộc cách mạng màu ở các quốc gia như Iran. Khi Bắc Kinh nói Hồng Kông có dấu hiệu của một cuộc cách mạng màu, điều đó có nghĩa là ám chỉ CIA có liên quan? Liệu nó có bằng chứng CIA có liên quan?"
Bà Hoa Xuân Oánh thay vì nêu bằng chứng như yêu cầu của phóng viên thì đã khẳng định: "Hoa Kỳ đã đưa ra nhiều cáo buộc liên quan đến Hồng Kông là hành động bừa bãi, xuyên tạc và làm nóng tình hình. Một số chính trị gia và quan chức ngoại giao cao cấp của Hoa Kỳ đã gặp gỡ và dính dáng đến các thủ lĩnh phong trào chống Trung Quốc ở Hồng Kông, chỉ trích Trung Quốc một cách vô lý, cổ súy các hoạt động bạo lực và bất hợp pháp và làm suy yếu sự thịnh vượng và ổn định của Hồng Kông. Những sự thật này quá rõ ràng. Tôi muốn hỏi Hoa Kỳ câu hỏi này một lần nữa: ý định thực sự đằng sau các hành vi của các người liên quan đến Hồng Kông là gì?
Tôi cần phải nhấn mạnh lại một sự thật đơn giản. Hồng Kông là một phần của Trung Quốc, và các vấn đề của nó hoàn toàn là vấn đề nội bộ của Trung Quốc. Chúng tôi kêu gọi Hoa Kỳ tuân thủ luật pháp quốc tế và các quy tắc cơ bản trong quan hệ giữa các chính phủ trên trường quốc tế và ngừng can thiệp vào các vấn đề nội bộ của Trung Quốc ngay lập tức".
Sở dĩ cụm từ "cách mạng màu" được nhắc đến là do cách đây một tuần, Tại một hội thảo với 500 nhà lãnh đạo doanh nghiệp và chính khách thân Bắc Kinh hôm 7.8 tại Thâm Quyến (sát Hồng Kông), Trưởng Văn phòng liên lạc ở Hồng Kông và Macao Vương Chí Dân nói những cuộc biểu tình ồ ạt tại đặc khu hành chính Hồng Kông (Trung Quốc) "mang những đặc trưng rõ ràng của một cuộc cách mạng màu" từng xảy ra ở Đông Âu hồi đầu những năm 2000, đồng thời cảnh cáo đây là cuộc khủng hoảng nghiêm trọng nhất kể từ khi Anh trao trả nhượng địa Hồng Kông cho Trung Quốc hồi năm 1997.
Ông Vương cảnh cáo nếu cuộc khủng hoảng leo thang, vượt quá tầm kiểm soát của chính quyền đặc khu, Bắc Kinh sẽ không ngồi yên. PLA có thể được triển khai để khôi phục trật tự trị an, đồng thời luật pháp quốc gia cũng có thể được áp dụng nếu xảy ra tình trạng khẩn cấp. Ông nói: "Theo Luật Cơ bản, Bắc Kinh có đủ các giải pháp và sức mạnh cần thiết để lập tức xử lý bất kỳ sự bất ổn nào".
Tuy nhiên, những lời cảnh báo của ông Vương có vẻ không làm tình hình dịu đi mà chỉ thấy mọi chuyện ở Hồng Kông căng thẳng hơn. Ngày hôm qua, Cơ quan quản lý sân bay của Hồng Kông đã hủy các chuyến bay khởi hành tại sân bay này, khi hàng ngàn người biểu tình tràn vào chiếm giữ sân bay. Theo CNN thì vào 6h sáng nay, sân bay bắt đầu hoạt động trở lại.
Thủ lĩnh phong trào biểu tình tại Hồng Kông Hoàng Chi Phong cũng kêu gọi Mỹ cần đóng vai trò tích cực hơn trong việc ủng hộ dân chủ tại đặc khu này. Tuy nhiên, CNN rạng sáng nay dẫn lời một quan chức Nhà Trắng khẳng định: "Như Tổng thống đã nói, đây là vấn đề giữa Trung Quốc và Hồng Kông với sự thấu hiểu rằng "họ đang tìm kiếm dân chủ và mọi người luôn muốn dân chủ". Đồng thời, kêu gọi tất cả các bên phải kiềm chế, tránh xung đột.
Anh Tú
Theo motthegioi
Trung Quốc tuyên bố 'không ngồi xem' biểu tình Hong Kong "Nếu Chủ tịch Tập trực tiếp và đích thân gặp những người biểu tình thì đó sẽ là cái kết có hậu và sáng tỏ cho vấn đề Hong Kong", Tổng thống Trump viết trên Twitter ngày 15-8. Tổng thống Mỹ Donald Trump ngày 15-8 đề nghị Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình gặp những người biểu tình ở Hong Kong, theo...