Người Nhện rời MCU – điềm lành hay điềm gở cho Hollywood?
Số đông người hâm mộ thất vọng khi thấy Spider-Man rời khỏi Vũ trụ Điện ảnh Marvel, nhưng thực tế không bi đát đến thế.
Mối lương duyên giữa Spider-Man ( Tom Holland) với Vũ trụ Điện ảnh Marvel (MCU) đã đứt gánh. Nguyên nhân chính bởi giữa Sony – hãng sở hữu bản quyền màn ảnh thương hiệu Người Nhện với Disney – công ty chủ quản của Marvel Studios, không thể đạt thỏa thuận về chia chác doanh thu.
Disney muốn đầu tư cho các phim Spider-Man và chuỗi tác phẩm ngoại truyện liên quan tới nhân vật như Venom (2018) ở mức 50/50, kèm theo khoản doanh thu tương ứng.
Sony không đồng ý với chuyện đó. Trong ba năm qua, họ bỏ ra toàn bộ tiền đầu tư, quảng bá, còn Marvel Studios thuộc Disney bỏ ra chất xám. Với doanh thu, Disney hưởng 5% tổng số tiền bộ phim thu được ngoài rạp từ ngày đầu tiên bất chấp lãi lỗ, cùng toàn bộ tiền từ các vật phẩm ăn theo (merchandise).
Mối nguy độc quyền từ Disney
Trên mạng xã hội, nhiều người dùng Internet cùng các ngôi sao của MCU đứng về phía Disney. Họ bày tỏ sự thất vọng trước viễn cảnh Spider-Man xa rời vũ trụ điện ảnh hấp dẫn bậc nhất hành tinh, nhất là sau khi nhân vật được nhắm cho vị trí thay thế trụ cột Iron Man của Robert Downey Jr. mới ra đi kể từ Spider-Man: Far from Home.
Trong năm 2019, Disney đã có tổng cộng 5 phim thu hơn một tỷ USD toàn cầu, bao gồm Captain Marvel, Avengers: Endgame, Aladdin, Toy Story 4 và The Lion King. Xuyên suốt chiều dài lịch sử điện ảnh, chưa một nhà phát hành nào tạo ra được kỳ tích lớn đến như vậy. Chưa kể, họ còn hai dự án gần như chắc chắn thu hơn một tỷ USD là Frozen II và Star Wars: The Rise of Skywalker trong dịp cuối năm.
Disney đã có tổng cộng 5 phim thu hơn một tỷ USD toàn cầu trong năm 2019. Ảnh: Disney.
Cũng trong năm nay, Disney còn thâu tóm Fox. Kết quả là họ nay sở hữu hàng loạt thương hiệu điện ảnh đình đám như Avatar, Alien, Predator… Ngoài ra, Marvel Studios từ đây có thể thoải mái đưa các nhóm X-Men hay Fantastic Four vào Vũ trụ Điện ảnh Marvel trong thời gian tới.
Nỗi lo về sự độc quyền của Disney là có thật. Nếu nhìn quanh, Universal chỉ có Fast & Furious, Jurassic World hay Despicable Me là đủ sức cạnh tranh sòng phẳng với “nhà chuột”, dù cho cả ba thương hiệu đã cho thấy dấu hiệu đuối sức về mặt sáng tạo.
Warner Bros. vẫn đang loay hoay với Vũ trụ siêu anh hùng DC, dù cho một chút tự tin đã trở lại nhờ Aquaman (2018) và Shazam! (2019). Nhưng trong khoảng 8 tháng đầu năm, “xưởng phim của những giấc mơ” liên tiếp hụt hẫng khi lần lượt The LEGO Movie 2, Detective Pikachu hay Godzilla: King of the Monsters không đạt doanh thu cao như mong đợi.
Với Paramount, họ nay chỉ biết trông chờ vào Terminator và Mission: Impossible. Song, tương lai của loạt Kẻ hủy diệt hiện vẫn bị đặt dấu hỏi lớn, còn Tom Cruise cũng đã dần chạm tới ngưỡng tuổi lục tuần.
Với bộ phim còn lại thu hơn một tỷ USD trong năm nay – Spider-Man: Far from Home, Disney cũng có phần trong đó. Ảnh: Sony.
Oái oăm thay, Sony là hãng duy nhất ngoài Disney có phim thu hơn một tỷ USD trong năm 2019. Đó chính là Spider-Man: Far from Home với thành tích 1,1 tỷ USD – mức cao nhất lịch sử hãng phát hành. Sự thắng lợi của bộ phim cho thấy dòng phim siêu anh hùng đang thống trị phòng vé ra sao.
Cũng phải nói thêm rằng Spider-Man chính là lá bài lớn nhất mà Sony đang sở hữu, sau khi họ để mất 007 vào tay Annapurna và Universal. Nếu như hãng đồng ý với yêu sách mà Disney đưa ra, “nhà chuột” sẽ gần như thống trị hoàn toàn thị trường.
Kể từ năm 2008 với Iron Man cho tới Joker chuẩn bị ra mắt vào tháng 10, có 66 tác phẩm siêu anh hùng ra rạp. Trong đó, MCU của Disney chiếm 36% với 23 tác phẩm.
Cho đến giờ, Disney đã chiếm luôn Fox – hãng phim tung ra 12 tác phẩm siêu anh hùng trong hơn 10 năm qua. Giả sử cộng thêm các phim của Sony, con số lại tiếp tục tăng thêm 4 phim nữa. Như thế, “nhà chuột” sẽ thâu tóm gần như toàn bộ những gì tinh túy nhất của thể loại siêu anh hùng, ngoại trừ nguyên tác truyện tranh DC đang thuộc về Warner Bros.
Mọi chuyện không tồi tệ đến thế?
Luồng dư luận phản đối Sony không đồng ý với thỏa thuận mà Disney đưa ra cho rằng thương hiệu Spider-Man sẽ bị sứt mẻ nghiêm trọng nếu như Người Nhện không còn gắn bó với MCU.
Trở lại năm 2015, Sony cho phép Marvel Studios khai thác Spider-Man sau khi loạt The Amazing Spider-Man với Andrew Garfield của họ không gặt hái doanh thu như mong muốn và vấp phải sự phản đối từ số đông giới phê bình.
Tuy nhiên, tình hình nay xem ra đã khác. Spider-Man: Homecoming (2017) và Spider-Man: Far from Home thu bộn tại phòng vé, chắc chắn nhờ công không nhỏ của Marvel Studios.
Chính Venom đã giúp Sony trở nên tự tin trở lại với thương hiệu Người Nhện trong tay. Ảnh: Sony.
Song, Sony còn kịp tung ra Venom - bộ phim về kẻ thù truyền kiếp của Người Nhện do Tom Hardy thể hiện. Cuối năm 2018, tác phẩm gây ngạc nhiên lớn khi thu 856 triệu USD toàn cầu bất chấp sự chê bai của báo chí. Chưa hết, Spider-Man: Into the Spider-Verse của họ sau đó thắng giải Oscar cho Phim hoạt hình xuất sắc và thu khoảng 375 triệu USD.
Trong quãng thời gian thị trường Trung Quốc tăng trưởng, người dân nơi đây đổ xô đi xem phim siêu anh hùng. Cụ thể, Far from Home tăng doanh thu tại quốc gia tỷ dân tới 75% nếu so với Homecoming. Hay chính Venom hưởng lợi lớn nhờ 269 triệu USD từ phía bên kia bờ Thái Bình Dương.
Nhưng cần phải nhìn lại quá khứ. Ba tập Spider-Man của đạo diễn Sam Raimi từng mang về cho Sony tới 2,5 tỷ USD trong quãng thời gian 2002-2007, so với tổng kinh phí sản xuất là 610 triệu USD, khi mà Trung Quốc còn chưa phải là một thị trường lớn.
Với The Amazing Spider-Man vào năm 2012, Sony bỏ ra 90 triệu USD, và thu lại gần 758 triệu USD. Một số nguồn tin cho rằng The Amazing Spider-Man 2 có thể đã tiêu tốn tới 290 triệu USD. Kết quả doanh thu cuối cùng của bom tấn là 709 triệu USD.
Tại riêng Bắc Mỹ, bộ phim thứ hai của Andrew Garfield quả là gây thất vọng khi chỉ đạt hơn 202 triệu USD. Song, doanh thu quốc tế của dự án như thế là 507 triệu USD – tức chỉ kém Homecoming sau đó khoảng 40 triệu USD. Sai lầm của Sony nằm ở chỗ họ đã đẩy kinh phí sản xuất của hai phim The Amazing Spider-Man lên quá cao.
Sony từng thắng lợi rồi vấp ngã. Giờ là lúc để họ khẳng định khả năng của mình với Spider-Man. Ảnh: Sony.
Phía lấn cấn trong cuộc chia tay lúc này là Marvel Studios. Họ đã bỏ ra ba năm xây dựng và củng cố vị trí của Spider-Man trong MCU, để rồi giờ đứng trước nguy cơ lớn không còn được sử dụng nhân vật.
Ngược lại, Sony nay có thể dễ dàng cho Tom Holland đối đầu Tom Hardy trong Venom 2, hay thậm chí là Jared Leto trong Morbius the Living Vampire. Chưa kể, ý tưởng biến Spider-Man: Into the Spider-Verse thành phiên bản live-action với cả Holland, Garfield và Tobey Maguire cũng không hề tệ chút nào.
Đứng trước bài toán kinh tế, Sony không đời nào chịu nhượng bộ trước tỷ lệ chia doanh thu 50/50 với Disney. Họ đã lấy lại sự tự tin với Người Nhện sau 15 năm kể từ Spider-Man 2. Với cái kết mở của Far from Home, hãng hoàn toàn có thể thực hiện một tác phẩm độc lập, không nhắc gì tới các sự kiện hay nhân vật của MCU.
Nhưng ngược lại, Marvel Studios thuộc Disney thì lại gặp khó trong việc giải thích với khán giả về sự vắng mặt của siêu anh hùng nhả tơ khi thực hiện Avengers 5. Dẫu sao, Kevin Feige cùng cộng sự nay hết sức bận rộn với X-Men và Fantastic Four – như một phần thông cáo báo chí của Sony đã đề cập.
Marvel Studios rất giỏi trong chuyển biến các nhân vật hạng B ở nguyên tác thành siêu sao điện ảnh. Hãy cứ để họ tiếp tục công việc đó. Ảnh: Disney.
Xét cho cùng, Spider-Man luôn thuộc nhóm siêu anh hùng nổi tiếng bậc nhất trong văn hóa đại chúng, bên cạnh Batman hay Superman. Sony từng thành công trong đầu thế kỷ XXI rồi vấp ngã. Họ đã đứng lên nhờ Marvel Studios, và nay có thể tự tin bước tiếp con đường ấy.
Còn Marvel Studios thì trở thành thế lực số một tại Hollywood nhờ việc biến các siêu anh hùng hạng B trong truyện tranh thành hạng A trên màn bạc, như Iron Man, Captain America, Thor, Doctor Strange, Black Panther, Captain Marvel hay Vệ binh dải ngân hà đã chứng minh. Kevin Feige chắc chắn cũng không cần Spider-Man để tiếp tục duy trì vị thế thống trị.
Và dòng phim siêu anh hùng theo đó như trở về thế “kiềng ba chân”, với Disney, Warner Bros. cùng Sony. Điều đó có lẽ sẽ tốt hơn cho Hollywood và nhà rạp, nhất là trong bối cảnh nhiều dịch vụ xem phim trực tuyến đang ngày một vươn lên và trở thành thói quen mới đối với các tín đồ điện ảnh.
Theo zing.vn
'The Lion King' đứng đầu phòng vé Hàn Quốc tuần thứ 2 liên tiếp - Phim điện ảnh cuối cùng của nữ diễn viên quá cố Jeon Mi Sun ở vị trí 2
The Lion King tiếp tục cho thấy sức hấp dẫn của mình khi là bộ phim ăn khách nhất tại phòng vé Hàn Quốc tuần qua.
Sau gần 2 tuần ra mắt sức hấp dẫn của bộ phim The Lion King dường như vẫn chưa dừng lại tại các phòng vé Hàn Quốc, điều đó được chính minh khi bộ phim tiếp tục dẫn đầu phòng vé tuần thứ 2 liên tiếp. Theo dữ liệu của Hội đồng phim Hàn Quốc (KOFIC), trong 3 ngày cuối tuần (26/07-28/07), The Lion King đã thu hút được 834,877 lượt khán giả tới rạp, thu về 6,438,951 USD, tại 1,432 phòng chiếu và chiếm 36.11% tổng doanh thu.
Bô phim The Lion King đươc đao diên bơi Jon Favreau se đưa khan gia đên vơi xavan Châu Phi rông lơn nơi vi vua tương lai Simba đươc sinh ra. Tuy la ngươi kê vi ngai vang chinh thưc nhưng Simba phai đương đâu vơi nhưng âm mưu cua Scar, ngươi chu ruôt luôn toan tinh chiêm lây ngôi bau. Cuôc chiên ơ Pride Rock trơ nên khôc liêt hơn bao giơ hêt va đinh điêm la viêc chu sư tư Simba bi lưu đay khoi quê hương. Vơi sư giup đơ cua 2 ngươi ban mơi Timon va Pumbaa, Simba dân hoc cach trương thanh va quay trơ vê đê gianh lai nhưng gi vôn di thuôc vê câu. Băng ki xao đô hoa ân tương và âm nhạc sống động, The Lion King se tai hiên lai nhưng nhân vât ma khan gia yêu mên theo môt cach hoan toan mơi.
Ra mắt từ ngày 24/07, bộ phim The King's Letters nhanh chóng có mặt ở vị trí thứ 2 tuần này khi có 469,098 khán giả và 3,449,588 USD, tại 1,083 phòng chiếu và chiếm 19.35% tổng doanh thu trong 3 ngày cuối tuần (26/07-28/07).
Thuộc thể loại cổ trang, phim The King's Letters kể về vua Sejong (Song Kang Ho), người mong muốn tạo ra một bảng chữ cái gốc cho thần dân của mình. Với sự giúp đỡ của những cận thần khác, họ đấu tranh để tạo ra bảng chữ cái Hangul của Hàn Quốc. Ngoài Song Kang Ho, bộ phim còn có sự tham gia của các diễn viên khác là Park Hae-Il, Choi Duk-Moon, Nam Moon-Chul, Jung Hae-Kyun. Bên cạnh đó, đây cũng là tác phẩm cuối cùng của nữ diễn viên gạo cội Jun Mi Sun trước khi cô đột ngột qua đời vào ngày 29/06 vừa qua.
"The King's Letters" Trailer
Vị trí thứ 3 tuần này thuộc về phim Aladdin với 433,847 lượt khán giả và 3,267,988 USD, tại 1,015 phòng chiếu và chiếm 18.33% tổng doanh thu trong 3 ngày cuối tuần vừa qua (26/07-28/07).
Ở vị trí thứ 4 tuần này là Spider-Man: Far From Home, với 197,042 lượt khán giả, thu về 1,468,000 USD, tại 676 phòng chiếu và chiếm 8.23% tổng doanh thu.
Phim Red Shoes ở vị trí thứ 5 khi có 171,618 lượt khán giả, thu về 1,189,722 USD.
Dưới đây là danh sách 10 bộ phim ăn khách nhất tại phòng vé Hàn Quốc ba ngày cuối tuần (26/07-28/07), theo dữ liệu của KOFIC:
The Lion King - 6,438,951 USD
The King's Letters - 3,449,588 USD
Aladdin - 3,267,988 USD
Spider-Man: Far From Home - 1,468,000 USD
Red Shoes - 1,189,722 USD
Detective Conan: The Fist of Blue Sapphire - 590,785 USD
Long Shot - 555,326 USD
Toy Story 4 - 249,157 USD
Parasite - 136,015 USD
The Pilgrim's Progress - 45,868 USD
Theo saostar
Thị trường phim Trung Quốc sụt giảm, Hollywood có nên lo lắng? Tình hình phòng vé Trung Quốc trong sáu tháng đầu năm 2019 không đem đến nhiều tin vui cho các studio lớn ở Hollywood. Theo tạp chí Variety, doanh thu phòng vé Trung Quốc sáu tháng đầu năm 2019 là 4,53 tỷ USD (31,1 tỷ nhân dân tệ), tức giảm 2,8% so với cùng kỳ 2018. Đây là lần đầu tiên thị trường...