Người Nhật sắp được thưởng thức rượu từ gỗ
Trong những năm tới, những người yêu thích uống rượu sẽ sớm được thưởng thức loại đồ uống có cồn làm từ gỗ. Đây là phát minh của các nhà khoa học Nhật Bản.
Các nhà nghiên cứu Viện Nghiên cứu sản phẩm lâm nghiệp Nhật Bản cho biết đồ uống có nguồn gốc từ vỏ cây này có chất lượng tương tự như rượu được ủ trong thùng gỗ.
Phương pháp sản xuất bao gồm nghiền gỗ thành bột mịn, rồi cho thêm men và enzyme để thúc đẩy quá trình lên men. Thông qua việc tránh dùng nhiệt, các nhà nghiên cứu cho biết họ có thể bảo quản hương vị của từng loại gỗ.
Cho đến thời điểm này, họ đã sản xuất được rượu từ gỗ cây tuyết tùng, bạch dương và anh đào. Bốn kg bột gỗ tuyết tùng có thể cho ra 3,8 lít chất lỏng, với nồng độ rượu là 15%, tương đương với rượu sake rất được ưa chuộng tại Nhật Bản. Các nhà nghiên cứu đã thử nghiệm phương pháp ủ rượu và nấu với loại rượu mới này và đánh giá rượu nấu từ nguyên liệu gỗ dường như có hương vị ngon hơn.
Gỗ anh đào được cho là sẽ có màu giống rượu vang nho của Pháp.
Video đang HOT
Gỗ lên men vốn được dùng sản xuất nhiên liệu sinh học, song sản phẩm này chứa chất độc và không có mùi vị, khiến nó không phù hợp để làm đồ uống. Tuy nhiên, các nhà nghiên cứu Nhật Bản lại có thể biến gỗ lên men thành đồ uống có mùi vị, bởi phương pháp của họ không cần đến nhiệt hay axit sulphuric để phân hủy gỗ.
Viện Nghiên cứu sản phẩm lâm nghiệp Nhật Bản đang đặt mục tiêu thương mại hóa sản xuất thông qua hợp tác với tư nhân và đưa sản phẩm rượu gỗ lên kệ trong 3 năm tới. Nhật Bản có rất nhiều cây trên khắp cả nước và các nhà nghiên cứu hy vọng người dân có thể thưởng thức rượu đặc trưng của từng vùng cây.
VNA
Vì sao bệnh nhân Covid-19 là nam tử vong nhiều hơn bệnh nhân nữ?
Các nhà nghiên cứu đã tìm hiểu về virus corona mới từ những ca bệnh đầu tiên và kết luận hầu hết những người mắc Covid-19 sẽ bình phục, thậm chí một số người còn không có triệu chứng.
Nhưng virus này cũng đe dọa tính mạng của nhiều nhóm bệnh nhân, trong đó có người già và người có bệnh nền. Ngay từ những ngày đầu, các nhà dịch tễ học đã nói rằng bệnh nhân Covid-19 là nam chết nhiều hơn bệnh nhân nữ, nhưng không có câu trả lời rõ ràng lý do vì sao.
Điều đáng tiếc là các nước đang có số bệnh nhân ngày một tăng lên thì lại không theo dõi số liệu chia theo giới tính. Nếu có dữ liệu chính xác về giới tính bệnh nhân thì các bác sĩ có thể hiểu rõ hơn các nhóm bệnh nhân nào có nguy cơ cao và đưa ra các phương pháp tầm soát, xét nghiệm và điều trị phù hợp hơn.
Hãng thông tấn CNN đã phối hợp với tổ chức "Global Health 50/50" của Anh phân tích dữ liệu thu thập từ một số quốc gia để tìm hiểu vì sao nam giới lại dễ chết vì Covid-19 hơn nữ giới.
Cho đến nay, chỉ có 6 trong 10 nước có nhiều ca Covid-19 nhất là Trung Quốc, Pháp, Đức, Iran, Ý và Hàn Quốc là cung cấp dữ liệu người mắc và người chết theo giới tính. Dữ liệu của Mỹ và Tây Ban Nha hiện nay không phân biệt giới tính người bệnh.
Ở cả sáu nước nói trên, bệnh nhân nam chết nhiều hơn bệnh nhân nữ, và ở một số nước, số người bệnh là nam cũng nhiều hơn số người bệnh là nữ. Mặc dù vậy, vẫn không có dữ liệu về tỷ lệ xét nghiệm nam giới và nữ giới, mà đây cũng là một yếu tố quan trọng để phục vụ cho nghiên cứu, và các số liệu ở Trung Quốc chỉ bao quát giai đoạn cho đến cuối tháng 2.
Nhưng những gì đã có đều cho thấy nam giới có nguy cơ tử vong vì Covid-19 nhiều hơn nữ giới, và dữ liệu về SARS và MERS cũng giống như vậy. Các nhà nghiên cứu nhận thấy trong đại dịch SARS, nam giới ở Hongkong có tình trạng xấu hơn nữ giới. Một nghiên cứu ở Hàn Quốc và Ả Rập Xê-út cũng cho thấy nam giới chết nhiều hơn nữ giới trong đại dịch MERS.
Báo cáo của CNN nhấn mạnh rằng một lý do khiến nam giới có nguy cơ cao hơn là do nam giới có nhiều thói quen có hại cho sức khỏe hơn, ví dụ như hút thuốc và uống rượu. Một số nhà nghiên cứu cho rằng nữ giới có phản ứng miễn dịch khỏe hơn khi gặp phải virus bởi vì đa số phụ nữ có một quãng thời gian trong đời quen với tình trạng có một cơ thể khác sống trong người mình, tức là thời gian mang thai, nhờ đó phụ nữ có ưu thế tốt hơn để có thể sống sót.
Báo cáo cho biết những thay đổi về hóc môn cũng có thể là một lý do. Các bệnh liên quan đến huyết áp, tim mạch, bệnh phổi mãn tính cũng làm Covid-19 nặng thêm, và những bệnh này thường xuất hiện ở nam giới ở sáu nước nói trên, và trên thế giới cũng vậy.
Lấy ví dụ như nam giới thường hút thuốc và uống rượu nhiều hơn nữ giới, và những hành vi hại sức khỏe này có thể là yếu tố nguy cơ dẫn đến người đó mắc phải các bệnh do các chủng virus corona gây ra. Cộng thêm với độ tuổi khi nhiễm bệnh thì chúng ta có thể thấy rõ các ca bệnh nặng và rủi ro tử vong do Covid-19 thuộc về nam giới nhiều hơn nữ giới.
Cần có thêm dữ liệu để khẳng định những kết quả nghiên cứu về ảnh hưởng của Covid-19 đối với nam và nữ. Các nhà khoa học đang đề nghị các cơ quan chức năng sử dụng công nghệ sẵn có để thu thập số liệu và báo cáo cả về mặt giới tính của các ca bệnh. Nghiên cứu nói trên đã sử dụng dữ liệu thu thập đến ngày 20/3 với số liệu hơn 436.000 người được xác định mắc bệnh và gần 20.000 chết.
Phạm Hường
Các nhà du hành vũ trụ đang gặp nguy hiểm trong không gian Theo nghiên cứu mới, các nhà thám hiểm không gian đang phải đối mặt với nhiều nguy hiểm tiềm tàng khi du hành một quãng đường dài. Nhiều nhà khoa học cho rằng, bộ não của họ có thể bị phình to trong môi trường chân không. Trong những thập kỷ tới, nếu người Trung Quốc hay NASA tìm cách đưa con người...