Người Nhật phàn nàn khẩu trang chính phủ cấp dính bẩn, kém chất lượng
Nhiều người Nhật phàn nàn rằng khẩu trang được chính phủ cấp phát không đạt tiêu chuẩn, có nhiều vết bẩn và thậm chí còn cả xác côn trùng.
Theo Reuters, chỉ vài tuần sau khi thực hiện chủ trương cấp phát 2 khẩu trang có thể tái sử dụng cho mỗi gia đình, chính phủ Nhật Bản đã phải thay thế nhiều trong số đó sau khi nhận được phản hồi tiêu cực từ người dùng.
“Tôi rất biết ơn chính phủ khi nhận những chiếc khẩu trang này. Nhưng đây có phải là lỗi không? Mảnh vụn? Bụi bẩn?”, người dùng Twitter Aiai viết, đăng kèm bức ảnh chụp 2 chiếc khẩu trang trắng còn nguyên trong bao bì nhưng có một thứ giống như côn trùng bị mắc kẹt trong đường may ở viền.
Bộ Y tế Nhật Bản cuối tuần trước xác nhận đã chuyển gần 30 triệu khẩu trang cho sản phụ, các cơ sở y tế, viện điều dưỡng và các trường học. Tuy nhiên, hàng loạt các địa phương báo cáo về tình trạng khẩu trang được cấp phát dính chất bẩn hoặc không đạt tiêu chuẩn. Phàn nàn tới từ các sản phụ.
Nhiều người Nhật phàn nàn về chất lượng khẩu trang do chính quyền cấp phát. (Ảnh: CNN)
Một phát ngôn viên của Bộ Y tế Nhật Bản cho biết Bộ này đang yêu cầu nhà sản xuất giải trình về các lỗi trên khẩu trang và yêu cầu họ hợp tác trong việc thay thế các sản phẩm bị lỗi.
Video đang HOT
Nhật Bản hiện là ổ dịch lớn ở châu Á với gần 12.000 ca nhiễm bệnh. Khi các ca bệnh tiếp tục gia tăng, chính quyền Thủ tướng Abe đối mặt với làn sóng chỉ trích ngày càng tăng từ công chúng về cách ứng phó với dịch.
Hôm 2/4, ông Abe công bố chính sách cấp phát khẩu trang cho 50 triệu hộ gia đình Nhật Bản. Tuần trước, ông mở rộng phạm vi tình trạng khẩn cấp về y tế ra toàn quốc thay vì 7 thành phố như thông báo hôm 7/4.
“Chúng tôi muốn đảm bảo rằng người dân sẽ tin tưởng vào sự an toàn của những chiếc khẩu trang này“, Chánh Văn phòng Nội các Nhật Bản Yoshihide Suga nói hôm 22/4.
Đại dịch COVID-19 gây ra tình trạng khan hiếm khẩu trang nghiêm trọng ở Nhật Bản.
Hồi tháng 2, Tập đoàn sản xuất điện tử Sharp chuyển sang sản xuất khẩu trang theo yêu cầu từ chính phủ. Tới ngày 21/4, Sharp mở bán khẩu trang trên web. Tuy nhiên, do lượng truy cập quá lớn, trang web của công ty này bị sập.
Ngoài Sharp, một số công ty công nghệ lớn của Nhật Bản đanh đánh tiếng về việc tham gia sản xuất khẩu trang chống dịch. Panasonic cho biết sẽ sớm bắt đầu sản xuất khẩu trang cho công nhân trong khi SoftBank tiết lộ kế hoạch cung cấp 300 triệu khẩu trang mỗi tháng tại Nhật Bản.
SONG HY
Giữa thảm họa, người Nhật vẫn quy củ, tiết kiệm và sẻ chia
Chỉ mua tối đa 3 gói khẩu trang giữa mùa dịch corona, xếp hàng cả cây số nhưng chỉ đổ nửa bình xăng khi thảm họa xảy ra... là minh chứng cụ thể của "tinh thần Nhật Bản".
"Chúng tôi xin lỗi vì sự bất tiện này nhưng mỗi khách hàng cá nhân chỉ có thể mua tối đa 3 gói khẩu trang". Đó là nội dung của tấm biển được treo tại nhà thuốc Shimokawa ở Kumamoto (Nhật Bản) trong bối cảnh dịch viêm phổi cấp do virus corona bùng phát khiến nhu cầu khẩu trang tăng mạnh. Ảnh: Mainichi.
Không chỉ nhà thuốc Shimokawa, nhiều cửa hàng khác tại Nhật cũng treo biển với nội dung giới hạn số lượng khẩu trang mà khách hàng có thể mua. Ngoài việc tránh nguy cơ đầu cơ, trục lợi bất chính, điều này còn cho thấy cách hành xử đúng mực và bình tĩnh trước thảm họa và dịch bệnh của người Nhật. Ảnh: Kyodo.
Tại đất nước mặt trời mọc, nơi mỗi năm phải gánh chịu hơn 7.000 trận động đất, câu nói "giúp đỡ người khác chính là giúp đỡ chính mình" đã trở thành châm ngôn sống. Vì vậy, trong những thời điểm khó khăn, thay vì nhanh chân chạy đến siêu thị để mua thật nhiều nhu yếu phẩm dự trữ cho bản thân hoặc đầu cơ trục lợi, người Nhật chọn cách đổ xăng nửa bình, mua gạo vừa đủ ăn. Không chỉ vì lòng tốt, đó còn là hành động lý trí và tỉnh táo để tránh hậu họa về sau. Vì nếu xảy ra hỗn loạn, tất cả đều trở thành nạn nhân. Ảnh: AFP.
Tiết kiệm và sẻ chia là những đức tính đáng quý đã góp phần tạo nên "tinh thần Nhật Bản". Giữa mùa dịch corona, hàng triệu chiếc khẩu trang y tế đã được người dân trên khắp nước Nhật gửi sang Trung Quốc với thông điệp: "Vũ Hán cố lên!". Ảnh: Kyodo.
Không chỉ trong mùa dịch corona, tâm thế bình tĩnh và quy củ của người Nhật đã luôn được duy trì trước nhiều thảm họa, thiên tai khác trước đó. Dù sóng thần, động đất hay phóng xạ khiến sản xuất đình trệ, nông sản mất mùa, các siêu thị cam kết không tăng giá hầu hết mặt hàng. Ảnh: Asahi.
Không có hiện tượng chen lấn, xô đẩy, tất cả khách hàng vẫn kiên nhẫn xếp hàng tại các tiệm bách hóa, siêu thị. Sự cố rò rỉ phóng xạ tại nhà máy điện hạt nhân Fukushima Daiichi năm 2011 đã tạo ra cảnh tượng hàng trăm chiếc xe ôtô và hàng nghìn người dân xếp hàng ở các trạm xăng. Trong tình trạng thiếu hụt xăng dầu, không ai bảo ai nhưng nhiều người chỉ đổ nửa bình xăng, dành phần cho người đến sau. Ảnh: WSJ.
Xếp hàng đã trở thành nét văn hóa tại xứ Phù tang. Hình ảnh những dòng người đứng nối đuôi nhau dài cả cây số để nhận hàng viện trợ sau thảm họa từng không ít lần khiến thế giới thán phục. Ảnh: Kyodo.
Theo Zing
Cắt tóc miễn phí cho cảnh sát giữa vòng phong tỏa Du Zeyu cùng đồng nghiệp mang đồ nghề đến cắt tóc miễn phí cho cảnh sát huyện Diêm Đình, Tứ Xuyên khi các salon đóng cửa vì virus corona. Khắp Trung Quốc, cuộc sống vẫn chưa thể trở lại bình thường khi nhiều cửa hàng, doanh nghiệp vẫn đóng cửa nhiều tuần sau kỳ nghỉ Tết, do lệnh phong tỏa nhằm ngăn dịch...