Người Nhật nghĩ gì về thời khắc chuyển giao niên hiệu mới?
Người Nhật háo hức chờ đợi thời khắc chuyển giao lịch sử hy vọng sự phát triển mới đến với Nhật Bản, cũng như đánh giá cao sự cống hiến của Nhật Hoàng Akihito.
Đúng 17h hôm nay (15h giờ Hà Nội) Lễ thoái vị Nhật hoàng niên hiệu Heisei Bình Thành bắt đầu, thời kỳ Reiwa Lệnh hòa sẽ chính thức vào lúc 0h ngày 1/5.
Vào giờ phút này người dân Nhật Bản háo hức chờ đợi thời khắc chuyển giao lịch sử này và hy vọng sự phát triển mới đến với Nhật Bản, cũng như đánh giá cao sự cống hiến của thời đại Nhật Hoàng Akihito.
Đa số người dân Nhật Bản cho rằng ở thời kỳ Heisei Bình Thành, Nhật hoàng đã mang lại cho người dân Nhật Bản một tình cảm vô cùng ấm áp và yêu thương. Trong suốt thời gian qua Nhà Vua và Hoàng hậu với tư cách không chỉ là hình ảnh của một quốc gia Nhật Bản mà là biểu tượng quốc tế. Và biểu tượng này sẽ giúp cho thời kỳ mới Reiwa kế thừa và phát triển.
Video đang HOT
Một du khách Phần Lan đến Nhật Bản rất vui vì có cơ hội chứng kiến thời khắc lịch sử này. Anh cho rằng đây là thời khắc quan trọng trong lịch sử Nhật Bản bởi vì, theo anh được biết đây là lần đầu tiên trong vòng 200 năm qua Nhật hoàng chủ động thoái vị. Đây được coi là cuộc chuyển giao quyền lực mang tính biểu tượng.
Thế hệ trẻ Nhật Bản cũng hết sức trông đợi thời kỳ mới. Takahashi Yue học sinh lớp 8 sống tại Tokyo cho rằng em rất vui vì một thời kỳ mới của Nhật Bản sẽ được bắt đầu từ ngày mai 1/5. Em nói:
“Niên hiệu cũ của Nhật Hoàng Akihito sắp kết thúc, em cảm thấy hơi luyến tiếc. Nhưng em hy vọng một tương lai mới cho thời kỳ mới”.
Nhiều người dân Nhật Bản hy vọng tương lai của thời kỳ Lệnh Hòa sẽ duy trì được hòa bình như ở thời kỳ Bình Thành.
NGUỒN: VOV
Theo VTC
Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Nguyễn Phú Trọng gửi thư tới Thái Thượng Hoàng Nhật Bản Akihito
Ngày 30/4, nhân dịp Nhà Vua Nhật Bản Akihito thoái vị, trở thành Thái Thượng hoàng, Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Nguyễn Phú Trọng gửi thư tới ông.
Theo thông cáo của Bộ Ngoại giao, trong thư, Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Nguyễn Phú Trọng đã cảm ơn những tình cảm tốt đẹp của Thượng Hoàng Akihito đối với đất nước, con người Việt Nam, đồng thời đánh giá cao ý nghĩa lịch sử chuyến thăm Việt Nam đầu tiên của Nhà Vua Nhật Bản năm 2017, khi Thượng Hoàng Akihito còn tại vị.
Tổng bí thư, Chủ tịch nước Nguyễn Phú Trọng đón tiếp Nhật hoàng Akihito trong chuyến thăm của Nhật hoàng đến Việt Nam tháng 3/2017. (Ảnh: Reuters).
Ông Akihito, 85 tuổi, là Quốc vương đầu tiên của Nhật Bản lên ngôi theo hiến pháp sau chiến tranh, xác định Nhà Vua là biểu tượng của nhân dân mà không có quyền lực chính trị.
Nhật hoàng Akihito, cùng với Hoàng hậu Michiko đã thể hiện vai trò tích cực như một biểu tượng của hòa giải, hòa bình và dân chủ, theo Reuters,.
Thái tử Naruhito, 59 tuổi, kế vị, trở thành Nhật hoàng kể từ 0h ngày 1/5, bắt đầu kỷ nguyên Reiwa (Lệnh Hòa) mới, có nghĩa là sự hòa hợp tuyệt đẹp bắt đầu.
(Nguồn: Bộ Ngoại giao)
PHƯƠNG ANH
Theo VTC
Tại sao Thiên hoàng Nhật Bản là biểu tượng của lòng dân? Với tư cách là biểu tượng của Nhật Bản, Thiên hoàng luôn tham gia vào những hoạt động nhằm khơi dậy lòng tự hào dân tộc và khích lệ người dân phấn đấu. Sau ngày đăng quang vào năm 1989, mở ra thời đại Heisei (Bình Thành), Thiên hoàng Akihitovà Hoàng hậu luôn đóng vai trò quan trọng là Biểu tượng của Nhật...