Người Nhật không biết chạy đi đâu khi Triều Tiên phóng tên lửa
Mặc dù chính phủ Nhật Bản đã khuyến cáo người dân nên tìm tới các tòa nhà kiên cố hoặc chui xuống hầm để đảm bảo an toàn khi Triều Tiên phóng tên lửa nhưng thực tế cho thấy người Nhật vẫn không biết chạy đi đâu trong các tình huống nguy cấp.
Người dân Nhật Bản theo dõi bản tin về vụ phóng tên lửa của Triều Tiên vào sáng 15/9 tại Tokyo (Ảnh: Reuters)
“Ẩn nấp trong các tòa nhà kiên cố hoặc chui xuống hầm dưới lòng đất” là một trong số những lời khuyên mà chính phủ Nhật Bản đưa ra cho người dân nước này khi gặp một vụ phóng tên lửa từ Triều Tiên.
Tuy nhiên, có hai vấn đề chính đang đặt ra hiện nay khi thực hiện theo các khuyến cáo trên, đó là: hầu hết các ngôi nhà tại Nhật Bản được làm từ gỗ và không có tầng hầm, ngoài ra, khu vực nông thôn Nhật Bản gần như không có các tòa nhà làm từ bê tông kiên cố.
Chỉ trong vòng chưa đầy 1 tháng, Triều Tiên đã phóng 2 tên lửa bay qua lãnh thổ Nhật Bản, trong đó tên lửa được thử nghiệm vào sáng 15/9 cũng là tên lửa bay xa nhất trong các vụ phóng từ trước đến nay của Bình Nhưỡng. Trong trường hợp Triều Tiên phóng tên lửa, người dân Nhật Bản sẽ chỉ có vài phút để đối phó với tình huống khẩn cấp này và họ gần như không thể tìm ra nơi trú ẩn an toàn.
“Chính phủ khuyên chúng tôi tìm nơi trú ẩn trong các tòa nhà vững chãi hoặc dưới lòng đất, nhưng không có bất kỳ tòa nhà nào như vậy ở đây”, đầu bếp sushi Isamu Oya, 67 tuổi, quản lý một nhà hàng tại thị trấn Erimo – khu vực nằm ngay dưới đường bay của tên lửa Triều Tiên trong vụ phóng mới nhất, cho biết.
“Chúng tôi không còn lựa chọn nào khác ngoài việc không làm gì cả. Sợ ư? Đúng thế, chúng tôi rất sợ. Nhưng chúng tôi không thể làm gì hơn”, đầu bếp Oya cho biết thêm.
Bà Machiko Watanabe, 66 tuổi, nói rằng nỗi lo sợ về mối đe dọa từ Triều Tiên luôn thường trực trong bà “hàng ngày”.
“Tôi không nghĩ là có bất kỳ cách nào để bảo vệ chính mình. Chính phủ và các chuyên gia vẫn nói rằng chúng tôi nên tìm một nơi để ẩn nấp hay làm những việc tương tự như vậy. Nhưng làm gì có nơi nào để chúng tôi thoát nạn đâu”, bà Machiko cho biết.
Phương án đối phó
Video đang HOT
Người dân sống tại thị trấn Kotoura, Nhật Bản diễn tập ứng phó với một cuộc tấn công từ Triều Tiên (Ảnh: Reuters)
So với người dân Hàn Quốc, những người đã quen với các lời đe dọa tấn công của Triều Tiên từ vài chục năm nay, người dân Nhật Bản rất lo sợ tên lửa của Bình Nhưỡng. Các cuộc thăm dò dư luận đều cho thấy thực trạng này.
Kết quả cuộc khảo sát do kênh truyền hình NHK của Nhật Bản công bố tuần trước cho thấy, hơn 52% số người Nhật Bản được hỏi nói rằng họ “rất lo lắng” về mối đe dọa từ tên lửa Triều Tiên. Trong khi đó, 1/3 người dân Nhật Bản cho biết họ “hơi lo lắng” và chỉ 2% khẳng định họ không hề lo lắng chút nào.
Trong bối cảnh Triều Tiên liên tiếp phóng tên lửa đạn đạo và thử hạt nhân thời gian qua, nhu cầu xây hầm trú ẩn tại Nhật Bản cũng bắt đầu tăng vọt. Công ty Oribe Seiki Seisakusho chuyên cung cấp hầm trú ẩn tại thành phố Kobe đã ghi nhận sự gia tăng về nhu cầu của mặt hàng này tại Nhật Bản gần đây.
“Với tình hình Triều Tiên như hiện nay, mọi người vẫn không biết phải chạy đi đâu”, Nobuko Oribe, một lãnh đạo tại công ty Oribe Seiki Seisakusho, nhận định.
Thực tế cho thấy nhu cầu hầm trú ẩn tại Nhật Bản hiện nay chủ yếu đến từ các gia đình đang xây nhà mới hoặc từ các chủ doanh nghiệp nhỏ – những người muốn xây hầm cho nhân viên ở khu vực gần các nhà máy hoặc văn phòng nơi họ làm việc.
Mặc dù vậy, việc xây hầm trú ẩn vẫn tồn tại một số bất cập và đây chưa được xem là giải pháp áp dụng cho số đông. Để xây một căn hầm có sức chứa đủ cho 13 người, đơn vị thi công phải mất tới 4 tháng, trong khi chi phí xây dựng có thể lên tới 25 triệu yen (khoảng 226.000 USD).
Thành Đạt
Theo AFP
Triều Tiên công bố ảnh vụ phóng tên lửa xa nhất qua Nhật Bản
Trực tiếp giám sát vụ phóng tên lửa lần hai qua Nhật Bản, lãnh đạo Triều Tiên Kim Jong-un tuyên bố sắp hoàn thiện lực lượng hạt nhân và mục tiêu cuối cùng của Triều Tiên là sánh ngang với Mỹ về sức mạnh quân sự.
Hãng thông tấn trung ương Triều Tiên KCNA đã đăng loạt ảnh về vụ phóng thử tên lửa qua Nhật Bản sáng 15/9. (Ảnh: Reuters)
Vụ phóng diễn ra ở sân bay quốc tế Sunan ở thủ đô Bình Nhưỡng. (Ảnh: Reuters)
Theo KCNA, tên lửa được phóng đi là tên lửa tầm trung Hwasong-12. (Ảnh: Reuters)
Tên lửa bay xa 3.700km, cao 770km, qua vùng đảo Hokkaido của Nhật Bản trước khi rơi xuống Thái Bình Dương. (Ảnh: Reuters)
Trong các bức ảnh do KCNA công bố, ông Kim Jong-un được nhìn thấy thị sát vụ phóng tên lửa cùng với các nhà khoa học và quan chức quân đội. (Ảnh: Reuters)
"Mục tiêu cuối cùng của chúng ta là thiết lập một lực lượng lượng ngang ngửa với Mỹ, để những kẻ thống trị ở Mỹ không còn dám bàn đến phương án quân sự", KCNA dẫn lời ông Kim Jong-un trong buổi thị sát. Trong ảnh: Ông Kim Jong-un vẫy chào các binh sĩ. (Ảnh: Reuters)
Ông Kim Jong-un chỉ vào một tấm bản đồ trên màn hình được cho là mô phỏng đường bay của tên lửa. (Ảnh: Reuters)
Ông Kim Jong-un và các quan chức vui mừng sau vụ phóng thử thành công. (Ảnh: Reuters)
Đây là lần thứ hai tên lửa Triều Tiên bay qua Nhật Bản. Lần này, tên lửa bay xa 3.700km, cao 770km. (Ảnh: Reuters)
Đây được đánh giá là vụ phóng tên lửa xa nhất từ trước đến nay của Triều Tiên. (Ảnh: Dailymail)
Ngay sau vụ phóng tên lửa của Triều Tiên, quân đội Hàn Quốc cũng tiến hành tập trận tên lửa ngay sát biên giới liên Triều. (Ảnh: EPA)
Ngoài ra, Hàn Quốc cũng diễn tập bắn đạn thật với pháo tự hành K-55. (Ảnh: AFP)
Minh Phương
Ảnh: Reuters
Theo Dantri
Triều Tiên tuyên bố vẫn phóng tên lửa dù bị trừng phạt 1.000 năm Phó Vụ trưởng Vụ Bắc Mỹ thuộc Bộ Ngoại giao Triều Tiên Choe Kang-il tuyên bố Bình Nhưỡng sẽ vẫn duy trì nỗ lực trong chương trình vũ khí và tiếp tục tiến hành các vụ phóng thử tên lửa dù cho các lệnh trừng phạt của cộng đồng quốc tế có thể kéo dài tới 1.000 năm. Ông Choe Kang-il trả lời...