Người Nhật dạy con: Cách chiều và phạt ngược với “Tây”
Một người Mỹ tỏ ra kinh ngạc khi thấy một đứa trẻ Nhật khoảng 5 tuổi đấm vào người mẹ đang mang bầu để đòi chỗ ngồi của mẹ trên tàu điện ngầm và được bà chấp thuận.
Cách dạy con của người Nhật thường gây ngạc nhiên cho các ông bố bà mẹ ở nước khác. Loạt bài này sẽ cùng bạn đọc tìm hiểu, lý giải những nguyên tắc dạy con đôi khi “trái khoáy” của bố mẹ người Nhật.
Tình da thịt
Các bà mẹ Nhật thường dẫn con đi mọi nơi, bằng cách bế hoặc đẩy xe, đi quanh nhà, tới cửa hàng, thậm chí đạp xe quanh thị trấn. Không hiếm cảnh những ông bố vừa trượt tuyết vừa địu con sau lưng.
Ở hầu hết các gia đình Nhật, trẻ con ngủ chung với bố mẹ, thường là con nằm giữa, giống như chữ (sông) trong tiếng Nhật. Điều này sẽ kéo dài tới khi trẻ đi học, thậm chí đến 14-15 tuổi. Và bạn có thể thấy rất nhiều người mẹ dẫn con mình tới tắm ở các bể bơi công cộng. Người Nhật gọi đó là “tình da thịt” – tất cả mọi người đều khỏa thân trong bể tắm nước nóng. Nhưng bố mẹ Nhật không ôm hôn con họ, vì đó không phải cách họ thể hiện tình cảm.
Một ông bố địu con trên lưng khi đang trượt tuyết (Ảnh: Time)
Ngược lại, văn hóa phương Tây chú trọng cho con cái ngủ riêng, thường là trong nôi hoặc cũi, ở phòng riêng. Một trong những nguyên nhân quan trọng nhất của việc để trẻ ngủ riêng là nhằm khuyến khích tính tự lập ở trẻ. Nhưng thật kì lạ, hầu hết nghiên cứu cho rằng ngủ chung khiến trẻ tự lập và tự giác hơn khi chúng lớn lên. Sự thỏa mãn về nhu cầu tình cảm, sự gắn bó và quan tâm đối với trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ khiến chúng có lòng tự tin và tự tôn cao hơn.
Ở Nhật Bản, nhiệm vụ tối quan trọng của người mẹ là tạo ra mối gắn kết như một với con và gìn giữ mối liên hệ đó suốt thời thơ ấu của trẻ. Phát triển sự gần gũi này còn được chú trọng hơn những kĩ thuật làm gương, thương lượng và kỉ luật trẻ trong quá trình giúp chúng hòa nhập với những giá trị về đạp đức và xã hội Nhật. Theo truyền thống, người mẹ sẽ dựa vào sự gắn kết tối cao đó để dạy con cư xử phải phép hơn là các phương pháp trừng phạt hay ép buộc.
Cách phạt con
Dù rèn giũa con rất nghiêm khắc, cha mẹ Nhật cũng rất chiều con họ, theo cách mà người phương Tây không thể tưởng tượng ra.
Các bà mẹ Nhật luôn tạo tình cảm gần gũi với con, nhưng không ôm hôn
Tim Sullivan, một người Mỹ có vợ Nhật, kể lại trên trang web cá nhân về việc anh cảm thấy ngạc nhiên vô cùng khi chứng kiến cảnh một đứa trẻ khoảng 5 tuổi đấm vào người mẹ đang mang bầu của mình ở trên tàu điện ngầm trong giờ cao điểm vì mẹ mình được ngồi trong khi cậu bé đứng. Thật đáng kinh ngạc, người mẹ đứng dậy nhường chỗ cho cậu bé. Sullivan cho rằng, trong văn hóa Mỹ, người mẹ sẽ dùng tình huống này để dạy con cách tôn trọng và thể hiện hành vi tốt.
Mặc dù vậy, người Nhật Bản còn có cách hiệu quả hơn nhiều để phạt trẻ nhỏ: sự tẩy chay, đẩy người mắc lỗi ra khỏi tập thể.
Video đang HOT
Sullivan đưa ra hai ví dụ để so sánh cách anh và vợ anh khi còn nhỏ bị phạt vì không ngoan.
Khi còn nhỏ, Sullivan thường bị mẹ nhốt trong phòng nếu mắc lỗi. Còn vợ anh, chị Kurumi cho biết mẹ chị thường đẩy chị ra khỏi nhà và khóa cửa lại, khiến chị khóc lóc và cào cửa xin mẹ cho vào.
Hai phương pháp trừng phạt trẻ áp dụng trong những nền văn hóa khác nhau có vẻ đối nghịch, nhưng nếu nhìn kĩ hơn, bạn sẽ thấy điều cốt lõi: cả hai đều từ chối đứa trẻ thứ mà nó coi trọng.
Trong trường hợp của Sullivan, bố mẹ từ chối thứ mà anh coi trọng nhất: tự do và độc lập, niềm vui của việc ra khỏi nhà và tụ tập bạn bè ở bên ngoài.
Trong trường hợp của Kurumi, bố mẹ cô ấy từ chối thứ quan trọng nhất trong hệ giá trị của cô ấy nói riêng và xã hội Nhật nói chung: sự gắn bó. Hình phạt này hữu dụng trong văn hóa tập thể của Nhật, khi cá nhân luôn hòa trong tập thể. Trong xã hội Nhật, cá nhân không được đề cao trong vai trò một chủ thể đứng tách biệt.
Thực tế ở Nhật, một người phải là một phần của tập thể, và sẽ không trọn vẹn khi thiếu sự gắn bó với tập thể. Vì thế, sự tẩy chay là một phương pháp hiệu quả để phạt những người ao ước được gắn bó, và điều này cũng được sử dụng rộng rãi ở nơi làm việc của người Nhật.
______________
Đón đọc kỳ sau vào sáng 30.1.2016: Dạy con biết quan tâm đến người khác
Theo Danviet
Truyền thuyết về 46 con quỷ đáng sợ nhất trong văn hóa Nhật Bản (Phần 4)
Mời các bạn tiếp tục theo dõi danh sách 8 con quỷ tiếp theo trong văn hóa Nhật bản, từ lâu đã gây ra những ám ảnh không chỉ trong tâm trí những đứa trẻ mà cả những người trưởng thành tại đất nước này. Và càng ngày càng trở thành những nỗi sợ chung.
25. Kirin
Đây là loài vật thiêng nổi tiếng của Trung Quốc, nhưng nó cũng được thấy khá nhiều trong các quyển sách cỗ và các câu chuyên xa xưa của nhật. Hình dáng của nó được mô tả khá khác nhau, tuy nhiên nó thường được mô tả khuôn mặt của một con rồng với thân thể của một động vật có móng, một con ngựa hay một con nai. Nó thường di chuyển trên trời với thân thể bao trùm ngọn lửa, và nó có thể thở ra lửa. Đôi khi nó cũng được miêu tả với một sừng, nên một số người lằm tưởng nó với kì lân của Phương Tây, dù vậy nó vẫn thường được tả với hai chiếc sừng hơn.
Tên của nó được viết từ hai từ "ki" và "rin" có ý chỉ giống cái và giống đực, và hai từ "ki" và "rin là biến thể. Loài vật thiên này chỉ sống trong hai ngàn năm và chỉ có thể nhìn thấy nó một lần một thiên niên kỷ, dẫn tới sự bắt đầu của một thiên niên kỉ mới hoặc chỉ có thể nhìn thấy nó khi có sự ra đời của một vị lãnh đạo vĩ đạo vĩ đại và nhân từ. Mẹ của Khổng Tử cũng gặp được một kirin trước khi sinh ra ông.
Bản thân nó là một con vật hiền lành nhưng khi bị dồn vào đường cùng bởi các loài quỷ khác hoặc bản thân con người. Nó sẽ tự biến đổi trở thành 1 con mãnh thú, 1 con quỷ thực sự nuốt chửng tất cả.
26. Kodama
Đúng với ý nghĩa của tên gọi của nó, ko-dama là tinh thần của cây. Không phải tất cả các cây đều có ko-dama, các ko-dama chỉ thường xuất hiện trong các cây to cổ thụ hoặc các cây có tuổi. Người ta nói rằng những ai vô tình đốn các cây có các ko-dama sống trong các cây đó thì thiên tai sẽ giáng xuống ngôi làng của họ. Sợi dây thừng thiêng buộc quanh thân các cây được gọi là shimenawa. Ko-dama ko thể nhìn thấy bởi đôi mất của con người, vì thế nên những trò đùa của họ làm hại đến con người, họ thường giả giọng nói của con người và tạo ra những tiếng van trong rừng. vì thế từ "Echo"(tiếng vang) cũng có nghĩa như là kodama.
Nhật Bản ghi nhận vào thời kì Minh Trị, Kodama xuất hiện rất nhiều. Chưa rõ đây có phải là một tin đồn được chính triều đình này phao ra nhằm ngăn chặn việc đốn ngã các cây cổ thụ lâu năm hay không nhưng có nhiều trường hợp ghi nhận những người chuyên chặt phá các cây cổ thụ hoặc bị hãm hại chết, hoặc bị chính cây đó đè chết.
27. Bake-Zori
Bake-zri là một dạng của Tsukumogami, nó là một đôi dép zri đã bị quăng đi và khi đến năm thứ 100 nó sẽ thành một Tsukumogami, và nó sẽ quay về ngôi nhà nơi nó từng bị đối xử tệ, vào ban đêm và chạy quang nhà cùng với hát bài "kararin, kororin, kankororin" ("ba mắt, ba mắt và hai răng"). Có lẽ bài hát này có ý chỉ về các đôi dép zri, ba mắt ở đây là ba là ba lỗ nơi gắn quai và hai răng là các hình khắc trên nền gỗ của nó.
Bản thân nó chỉ chủ động dọa người chứ không hại người. Tuy nhiên, lại thường khiến cho những người nhìn thấy bất ngờ bị động kinh, bị ốm rồi chết.
28. Amefuri Kozou
Đôi khi vào những buổi tối có mưa, tinh linh của thời tiết không hề gây hại này có thể được thấy chạy lanh quanh đùa giỡn với các vũng nước. Nó xuất hiện như một đứa trẻ lạ thường, mang theo một chiếc lồng đèn giấy và đội một chiếc mũ khá đặc biệt được làm từ phần vỏ của một chiếc ô cũ. Ame-furi-koz có nhiệm vụ như một ushi, một vị thần mưa của Trung Quốc và vì thế mà Ame-furi-koz có khả năng làm cho trời đổ mưa. Việc mô tả như vậy khá giống với loài Cóc ở Việt Nam nên nó có một cái tên khác là ma cóc. Tuy nhiên, bộ dạng đáng sợ của nó khiến bất cứ ai gặp cũng phải đổi ý định về nhà ngay thay vì lang thang trong lúc trời mưa tầm tã dù có việc gì và vội đến đâu.
29. Betobeto San
Nếu bạn đã từng đi bộ ban đêm và nghe tiếng bước chân lạ sau bạn, và quay đầu lại, bạn ko tìm thấy gì phía sau nhưng tiếng bước chân vẫn vòng quanh bạn, khiến bạn sợ hãi, bạn đã gặp một yokai ở quận Nara như Betobeto-san. Người ta nói rằng nếu bạn đứng vào bên đường và nói "betobeto-san, xin hãy đi trước" bước chân sẽ dừng lại và bạn có thể tiếp tục đi trong bình yên. Tuy nhiên, con quỷ này đặc biệt rất tuyển chọn người. Nếu ai hợp vía với nó, nó sẽ theo mãi không thôi. Trừ khi phải tìm được một thầy trừ tà giỏi để xua nó đi. Nhiều người nói rằng, nó là một oan hồn chết ngoài đường nhưng không có người thân thích gì, dẫn tới việc phải lang thang trong đêm tôi như vậy để bầu bạn.
30. Amanozako
Truyền thuyết kể rằng vị thần của bão tố Susano-o-No-Mikoto để cho sự tức giận của ông dồn nén mỗi ngày cho đến khi Ama-no-zako, con quỷ của sự tức giận, chui ra từ ngực của cha mình. Vị nữ thần này có 1 chiếc mũi và đôi tai dài như 1 con thú dữ cùng với răng nanh cứng đến nỗi bà ta có thể nhai nát cả sắt thép, không những thế bà ta còn có thể bay hàng ngàn mét một cách dễ dàng. Vị nữ thần hung tợn này được coi là tổ tiên của những loài obakemono như Ama-no-jaku và tengu.
Đây cũng là một trong số những con quỷ có âm khí mạnh nhất của Nhật Bản vì chủ yếu sinh ra tự sự giận dữ, trả thù và những điều xấu xa nhất trong một con người. Bất cứ kẻ nào gặp phải con quỷ này đều nắm chắc cái chết, nếu dương khí của người bị hại quá mạnh, họ sẽ trở thành những kẻ vất vưởng không phân biệt được ngày đêm rồi chết vì bệnh tật.
31. Ao Andon
Vào thời Edo, có một trò tiêu khiển được khá nhiều người yêu chuộng có tên là "hàng trăm câu chuyện" (hyaku monogatari). Một nhóm người sẽ tập hợp trong một căn phòng có một trăm cây nến được thắp cháy bên trong một cây đèn andon đã được bọc giấy xanh để tạo nên một không khí rùng rợn. Sau đó thì mọi người sẽ lần lượt kể một câu chuyện kinh dị, mỗi khi một câu chuyện kết thúc thì một chiếc nến sẽ được thổi tắt. Khi câu chuyện cuối cùng kết thúc và khi căn phòng trở nên tối thì con quỷ được gọi là ao-andon sẽ xuất hiện.
Những kẻ dại dột chơi điều này thường không có một kết cục vui vẻ gì. Phần lớn sẽ bị dọa đến chết hoặc bị ám ảnh cả đời. Đây cũng là điều tối kị trong văn hóa Nhật Bản. Có thể bạn thích kể chuyện ma cho nhau nghe nhưng đừng bao giờ thổi tắt những cây nến hoặc có một đốm lửa nhỏ giữa nhà để sưởi ấm.
32. Konaki-Jiji
Được tìm thấy ở quận Tokushima, đây là loài yêu quái có hình dạng của một ông già, nhưng hình dạng đầu tiên khi ta nhìn thấy nó chỉ là một đứa bé. Nó thường phát ra tiếng khóc của những đứa trẻ ở những vùng núi nơi mà lẽ ra không có đứa trẻ nào có thể được nhìn thấy ở đây. Và khi có một người qua đường hảo tâm nào đó nhặt đứa trẻ này lên và dổ dành nó, lúc đó konaki-jij sẽ hiện nguyên hình của mình và theo đó ngày càng tăng trong lượng của nó lên đến 50 kan và sau đó là 100 kan (tức là 188 kg và 376 kg) và nghiền nát cuộc đời của người hảo tâm không may đó.
Cho nên, bạn có thể thấy một đứa bé trên đường tại Nhật, bạn có thể đưa bé về nhưng luôn tới một đền thờ hoặc một ngôi chùa gần đó để xin ban phước và che chở. Bất cứ con konaki-jij sau khi được đưa vào đây cũng sẽ hiện nguyên hình, hoặc bị đuổi khỏi thể xác của đứa trẻ đó.
(Còn tiếp...)
Mời các bạn tiếp tục truy cập chuyên mục PC-Console của Game4V để cập nhật các thông tin game mới nhất.
Theo Game4V
Truyền thuyết về 46 con quỷ đáng sợ nhất trong văn hóa Nhật Bản (Phần 6) Mời các bạn tiếp tục theo dõi danh sách 8 con quỷ tiếp theo trong văn hóa Nhật bản, từ lâu đã gây ra những ám ảnh không chỉ trong tâm trí những đứa trẻ mà cả những người trưởng thành tại đất nước này. Và càng ngày càng trở thành những nỗi sợ chung. 40. Abura Akago Hình ảnh một đứa bé...